Thực trạng về quản lý Nhà nước trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng về quản lý Nhà nước trong công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây



Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở khoa học của việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 3
I. Khái niệm và vai trò của công tác đăng ký và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà 3
 1. Khái niệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền
 sở hữu nhà ở 4
1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất đai 4
1.2. Khái niệm quyền sở hữu nhà ở 6
1.3. Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền
 sở hữu nhà ở 7
2. Vai trò của công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở: 8
II. Những quy định pháp lý của việc cấp giấy chứng nhận
 quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 14
1. Thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở: 14
2. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và
quyền sở hữu nhà ở: 17
3. Đối tượng được kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở: 19
4. Các bước tiến hành kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận
 quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 20
4.1. Kê khai đăng ký đất ở, nhà ở: 20
4.2. Phân loại và xét duyệt hồ sơ cấp phường 21
4.3.Xét duyệt hồ sơ tại cấp quận 23
4.4. Trình Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt và ký
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở 25
4.5. cách giao giấy chứng nhận 25
Chương II: Thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
 đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ 27
I. Các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi
trường và điều kiện kinh tế xã hội của quận Tây Hồ 27
1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường,
 tài nguyên đất 27
1.1. Điều kiện tự nhiên 27
1.2. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch 29
1.3. Tài nguyên đất 31
2. Điều kiện kinh tế xã hội 32
2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 32
2.2. Dân số 34
2.3. Cơ sở hạ tầng 35
3. Kết luận, đánh giá chung các điều kiện tác động đến công tác
đăng ký và cấp giấy chứng nhận của quận 37
II. Tình hình quản lý sử dụng đất và nhà ở trên địa bàn quận
Tây Hồ 38
1. Hiện trạng quản lý và sử dụng quỹ đất 38
2. Tình hình quản lý và sử dụng nhà ở trên địa bàn quận: 44
III. Thực trạng công tác kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền
 sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn quận 46
1. Thực trạng công tác tổ chức kê khai, đăng ký hồ
sơ tại cấp phường: 46
2. Tình hình phân loại hồ sơ ở cấp phường 49
3. Tình hình xét duyệt hồ sơ ở cấp quận 56
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng lấn chiếm đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn còn tồn tại cần giải quyết; do quá trình đô thị hóa nên dân cư tập trung đông ở quận để làm ăn, sinh sống nên có nhiều hộ khi kê khai hồ sơ có hộ khẩu ngoại tỉnh nhưng đang sử dụng đất trên địa bàn, cản trở cho công tác xét duyệt hồ sơ…
Do quận Tây Hồ mới được thành lập do sự sát nhập của 3 phường thuộc quận Ba Đình và 5 xã thuộc huyện Từ Liêm nhưng đồng thời quận cũng phải hoàn thành công tác đẩy mạnh quá trình đô thị hoá nên nhu cầu về đất ở và nhà ở là cấp thiết trong điều kiện hiện nay của quận. Điều này đòi hỏi công tác quản lý của Nhà nước về đất đai và nhà ở của quận ngày càng sát sao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu đô thị hoá này. Tuy nhiên do đặc điểm về điều kiện khách quan và chủ quan của quận, tình trạng lấn chiếm đất ao hồ, đất công, đất sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn còn tồn tại trên địa bàn quận làm ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở của quận. Vì vậy, hiện tượng mua bán, chuyển nhượng đất và nhà trái phép vẫn ngang nhiên diễn ra mà Nhà nước không kiểm soát được.
II. Tình hình quản lý sử dụng đất và nhà ở trên địa bàn quận Tây Hồ:
Hiện trạng quản lý và sử dụng quỹ đất:
Tình hình sử dụng đất của quận:
Tổng diện tích đất tự nhiên của quận năm 2003 là 2400,8096 ha. Quận đã có quy hoạch, kế hoạch vào các mục đích khác nhau phục vụ nhu cầu sử dụng đất trên toàn quận. Ở từng phường, việc phân chia loại đất cũng rõ ràng. Việc quy định mục đích sử dụng đất rõ ràng là căn cứ góp phần vào việc đánh giá trong công tác xét duyệt hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở của quận.
Bảng thống kê tình hình các loại đất trên địa bàn quận năm 2003
Đơn vị: ha
Loại đất
Phường
Đất nông nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích
Bưởi
75,0873
28,1204
35,9923
0
139,2
Tứ Liên
54,2506
16,0464
27,3016
253,4514
351,050
Phú Thượng
291,2261
125,4673
61,0922
203,7615
609,5435
Nhật Tân
147,4912
37,6727
28,8243
127,2459
341,234
Thuỵ Khuê
148,0811
59,2480
20,6322
1,1847
229,1460
Quảng An
229,7715
69,1597
46,8607
0
345,7919
Yên Phụ
62,1324
39,1210
31,5770
16,9396
149,7700
Xuân La
138,2362
50,1899
45,9585
0,6894
235,0740
Tổng
1074,2764
425,0219
298,2388
603,2725
2400,8096
Tỷ lệ(%)
44,75%
17,70%
12,42%
25,13%
100%
Từ hiện trạng sử dụng qũy đất của quận được thống kê trên bảng trên ta thấy đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao so với toàn bộ diện tích quỹ đất của toàn quận, chiếm 44,75% tổng diện tích đất.Như vậy, lao động của quận vẫn thiên hướng về ngành nông nghiệp là chính.
Tiếp đến là diện tích đất chưa sử dụng của quận vẫn còn nhiều do đất, khoảng 603,2725ha, chiếm 25,13% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng này chủ yếu là đất bãi sông Hồng, do điều kiện tự nhiên hình thành của quận.
Diện tích đất chuyên dùng của quận là 425,0219 ha, chiếm 17,70% tổng diện tích đất tự nhiên được sử dụng vào mcụ đích xây dựng, đường giao thông, thuỷ lợi, an ninh quốc phòng, di tích lịch sử, nghĩa trang.Các loại đất này giao cho UBND xã và các tổ chức quản lý.
Diện tích đất ở đô thị 298,2388 ha, chiếm 12,42% so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn quận. Chứng tỏ tỷ lệ đất ở của quận vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với các loại đất sử dụng vào mục đích khác.
Do quá trình đô thị hoá, quận lại định hướng phát triển ngành du lịch, thương mại, dịch vụ nên nhu cầu sử dụng đất của quận có xu hướng chuyển sang đất chuyên dùng là chính.
Bảng so sánh biến động đất đai năm 2003 so với năm 2000 và năm 2002
(đơn vị: ha)
Loại đất
Diện tích năm 2003
So với năm 2000
So với năm 2002
Diện tích năm 2000
Tăng(+)
Giảm(-)
Diện tích năm 2002
Tăng(+)
Giảm(-)
Tổng diện tích
2400,8096
2400,8096
0
2400,8096
0
1.Đất nông nghiệp
1074,2764
1107,3637
-33,0873
1104,9700
-30,6936
2.Đất lâm nghiệp
0
0
0
0
0
3.Đất chuyên dùng
425,0219
390,8862
+34,1357
392,8375
+32,1844
4.Đất ở
298,2388
293,78
+4,4588
299,7297
-1,4909
5.Đất chưa sử dụng
603,2725
608,7797
-5,5072
603,2725
0
Theo bảng thống kê tình hình sử dụng đất năm 2000, năm 2002, năm 2003 ta thấy:
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn địa bàn quận từ năm 2000 đến năm 2003 là không thay đổi, với diện tích là 2400,8096 ha. Trên địa bàn quận không có đất lâm nghiệp.
Diện tích đất nông nghiệp của quận tính đến năm 2003 có diện tích là 1074,2764 ha, chiếm 44,75% tổng diện tích đất tự nhiên, so với năm 2000, diện tích đất này giảm 33,0873 ha, so với năm 2002 diện tích này giảm tiếp 30,6936 ha. Diện tích đất này có xu thế giảm qua các năm là do quá trình đô thị hóa, một số diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang làm đất chuyên dùng để mở rộng đường giao thông, xây dựng… và một số chuyển sang làm đất ở. Quá trình đô thị hoá nhanh, nhu cầu sử dụng đất để mở rộng hệ thống giao thông, xây dựng các công trình dịch vụ, nhu cầu nhà ở ngày càng tăng nên quận đã phải thay đổi trong kế hoạch sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu của người dân nói riêng và quá trình đô thị hoá nói chung.
Diện tích đất chuyên dùng năm 2003 có diện tích là 425,0219 ha, chiếm 17,70%, diện tích đất này có xu hướng tăng so với các năm 2000 là 34,1357 ha, năm 2002 là 32,1844 ha. Diện tích đất này còn tiếp tục có khả năng tăng qua các năm. Diện tích đất này tăng do chuyển từ đất nông nghiệp và đất ở sang để đáp ứng nhu cầu phục vụ quá trình đô thị hoá, và nhu cầu của người dân đô thị. Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp và đất chuyên dùng đáp ứng xây dựng, mở rộng đường giao thông đi lại, các công trình…Trên địa bàn quận đã áp dụng việc giải phóng mặt bằng đối với các khu nhà ở gắn với đất ở, đất nông nghiệp… để thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của quận, phục vụ đất vào mục đích đất chuyên dùng của quận.
Diện tích đất ở của quận tính đến năm 2003 là 298,2388 ha, chiếm 12,42% tổng diện tích đất trên địa bàn quận. Năm 2000, diện tích đất này có 293,78 ha, so với năm 2003 thì diện tích đất này tăng lên 4,4588 ha. Phần diện tích đất tăng này do một số diện tích đất chưa sử dụng và một phần đất nông nghiệp chuyển sang để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân từ năm 2000 đến năm 2003. Tính từ năm 2000 đến năm 2002, diện tích đất này tăng rất đáng kể. Nhưng so sánh diện tích đất ở của quận năm 2002 với năm 2003, diện tích đã giảm đi 1,4909 ha (diện tích đất ở năm 2002 là 299,7297 ha). Chỉ sau 1 năm diện tích loại đất này đã giảm về số lượng. Việc giảm loại đất này là do việc quy hoạch lại tình hình sử dụng đất của quận. Phần diện tích loại đất này giảm thay thế cho diện tích đất đường giao thông, mở rộng đường giao thông phục vụ nhu cầu đi lại trên địa bàn.
Diện tích đất chưa sử dụng của quận năm 2003 là 603,2725 ha, chiếm 25,13% tổng diện tích các loại đất trên địa bàn. Chủ yếu là đất bãi sông Hồng. Chứng tỏ diện tích loại này vẫn chiếm một số lượng lớn, chỉ sau loại đất nông nghiệp. Năm 2000, diện tích loạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status