Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty May 10



 
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY 10 3
I. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MAY 10 3
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 3
2. Phương hướng, mục tiêu và những thành tựu đạt được của Công ty trong những năm gần đây 4
3. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của Công ty 5
3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty 5
3.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 6
4. Tổ chức công tác kế toán 7
4.1. Nội dung công tác kế toán 7
2. Chính sách kế toán áp dụng 10
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY 10 12
1. Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty May 10 12
1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty 12
1.2. Phân loại chi phí sản xuất 12
1.3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 13
1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 13
1.4.1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 14
Tháng 1 năm 2005 20
1. 4. 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 20
1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 29
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG 33
1.4.4. Báo cáo chi phí sản xuất toàn Công ty 37
Bảng kê chi tiết phát sinh và các TK đối ứng 38
Nợ đầu kỳ: 2.989.762.000 Có đầu kỳ: 38
1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang 38
2. Công tác tính giá thành sản xuất ở Công ty May 10 41
2.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 41
2. 2. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 42
2. 3. Khoản mục chi phí thuê ngoài gia công 43
2.4. Khoản mục chi phí sản xuất chung 43
Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho mã sản phẩm 44
SM Man 44
PHẦN II: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY MAY 10 46
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY MAY 10 46
1. Ưu điểm 48
2. Nhược điểm 50
II. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY 10 51
Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 51
Về trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất 51
Về việc hạch toán nguyên vật liệu gia công 52
Về mức Khấu hao TSCĐ hiện nay của Công ty. 53
Về việc hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 54
Về hệ thống sổ sách kế toán 55
Về công tác tính giá thành 55
KẾT LUẬN 57
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



62711
31279059
31279059
9990805
9990805
21288254
21288254
62712
41713382
41713382
20515781
20515781
21197601
21197601
62713
156917684
156917684
141599927
141599927
15317757
15317757







TK641

Tổng
1. 4. 2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Có thể nói, lao động là một trong 3 yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, vì vậy chi phí về lao động là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị của sản phẩm. Tại Công ty May 10, hoạt động sản xuất chủ yếu là gia công hàng xuất khẩu nên khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất
Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản có tính chất tiền lương, các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.
Tài khoản sử dụng.
Tài khoản 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp ”. Để tập hợp tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất.
-TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May 1.
-TK 62212: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May 2.
-TK 62213: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Veston II.
-TK 62215: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May 5.
-TK 622116: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Veston I.
-TK 62217: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Vị Hoàng.
-TK 62219: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Đông Hưng.
-TK 62220: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Hưng Hà.
-TK 62221: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Thái Hà.
-TK 62222: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp May Hà Quang.
-TK 62223: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng Dệt nhãn.
-TK 62224: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng Giặt.
-TK 62226: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng Bao Bì.
-TK 62227: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng Thêu in.
-TK 62228: Chi phí nhân công trực tiếp tổ thành phẩm đóng gói.
-TK 62229: Chi phí nhân công trực tiếp xuất May Bỉm Sơn.
-TK 62230: Chi phí nhân công trực tiếp xuất phân xưởng giặt Hưng Hà.
Chứng từ sử dụng.
Danh sách chi tiết lương từng xí nghiệp do phòng tổ chức chuyển sang.
Chứng từ thanh toán lương gồm: Phiếu chi, bảng tổng hợp thanh toán lương, giấy báo Nợ ngân hàng.
Bảng thanh toán tiền thưởng.
Các chứng từ xử lý thiệt hại, đền bù.
Sổ sách sử dụng.
Sổ chi tiết: Bảng kê phát sinh TK 622, bảng kê chi tiết phát sinh và các TK đối ứng.
Sổ tổng hợp: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Sổ cái TK 622.
Tại Công ty May 10 không chỉ tổ chức sản xuất mà còn thuê ngoài gia công. Vì vậy, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được cụ thể hoá thành 2 khoản mục sau:
- Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương và các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất tại Công ty và các xí nghiệp địa phương
- Chi phí thuê ngoài gia công: Là số tiền lương mà Công ty phải trả cho các đơn vị nhận gia công theo số sản phẩm hoàn thành nhập kho và đơn giá gia công đã được ký kết trên hợp đồng.
Cụ thể việc hạch toán hai khoản mục này được thể hiện như sau:
* Khoản chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay, Công ty May 10 đang thực hiện khoán quĩ lương trên toàn Công ty, định mức tiền lương được duyệt là 53% trên tổng doanh thu, trong đó 78% dành cho khối sản xuất và 22% dành cho khối quản lý phục vụ. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm đối với công nhân trực tiếp sản xuất và hình thức trả lương theo thời gian cho lao động gián tiếp.
Với mỗi mã hàng khi mới đưa vào sản xuất, Phòng Kỹ thuật sẽ tiến hành sản xuất thử và ấn định số giây chuẩn cho từng chi tiết sản phẩm, từng bước công việc. Hàng tháng, căn cứ vào khối lượng lao động của từng công nhân vào bảng chấm công và gửi lên bộ phận tiền lương của Phòng Tổ chức hành chính.
Tại phòng Tổ chức hành chính, bộ phận tiền lương sẽ tính toán và xác định số tiền thực tế phải trả cho công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán lương cho từng Xí nghiệp rồi gửi sang Phòng Tài chính kế toán.
Tiền lương sản phẩm
=
Đơn giá tiền lương
+
Số lượng sản phẩm, chi tiết sản xuất ra
Cụ thể: Tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất được nhận bao gồm 2 khoản. Đó là tiền lương sản phẩm và tiền lương bản thân (hay tiền lương cơ bản). Tiền lương sản phẩm được tính như sau:
Đơn giá tiền lương
=
Số giây chế tạo
x
Đơn giá tiền lương cho 1 giây
Trong đó:
Công ty May 10 hiện nay đang áp dụng đơn giá tiền công cho 1 giây chuẩn là 1 đồng.
Tiền lương cơ bản là các khoản như: phép, BHXH, chế độ lao động, ngày lễ Tết, thêm giờ,... Tiền lương này được xác định trên cơ sở tiền lương cơ bản do Nhà nước qui định (290.000đ) và hệ số bản thân được xác định cho từng cấp bậc trình độ chuyên môn khác nhau.
Ví dụ: Thợ may bậc 2 có hệ số bản thân là 1,58. Vậy, tiền lương cơ bản của người thợ may bậc 2 được tính như sau:
Tiền lương CB = Mức lương cơ bản theo qui định x hệ số bản thân
= 290.000(đ) x 1,58
= 458.200(đ)
Tại phòng kế toán, sau khi nhận được danh sách chi lương, bảng thanh toán tiền lương, kế toán sẽ tiến hành ghi vào bảng kê phát sinh tài khoản, bảng chi tiết phát sinh và các tài khoản đối ứng. Sau đó sẽ lập bảng phân bổ lương theo sản phẩm nhập kho và bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Tiền lương của cán bộ công nhân viên của Công ty được thanh toán làm hai kỳ. Đối với các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân sản xuất: theo chế độ hiện hành, đây là khoản trích trên tiền lương cơ bản và thực tế của công nhân sản xuất và phải được xác định là khoản mục chi phí cơ bản, được hạch toán riêng. Căn cứ vào số tiền lương của công nhân sản xuất đã tập hợp cho từng đối tượng, kế toán căn cứ vào tỉ lệ trích nộp theo qui định để xác định các khoản phải trích nộp. Cụ thể: Các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ bao gồm: BHXH là 15% và BHYT là 2% trích theo lương cơ bản và KPCĐ là 2% theo lương thực tế.
Trên cơ sở bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng báo cáo nhập kho của kế toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán tiền lương sẽ tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương theo sản phẩm nhập kho.
Số tiền lương của công nhân sản xuất và BHXH, BHYT, KPCĐ sẽ được phân bổ theo từng mã sản phẩm theo công thức sau:
Lương giá thành = Tổng tiền lương sản phẩm + BHYT, BHXH, KPCĐ
Trong đó:
Tổng số tiền lương sp = (số lượng sp x đơn giá x tỉ giá thực tế ) x 0,748x 0,53
BHXH, BHYT, KPCĐ phân bổ cho từng mã sản phẩm
=
Tổng số BHXH, BHYT, KPCĐ tại xí nghiệp i
Tổng tiền lương tại
xí nghiệp i
x
Lương sản
phẩm của từng mã hàng tại xí nghiệp i
Giải thích: Hệ số 0,53 là định mức tiền lương được duyệt (53%) trên tổng doanh thu, trong đó có 74,8% là dành cho công nhân trực tiếp sản xuất.
*Ví dụ1 : Với sản phẩm SM Sven của Xí nghiệp May 2 tại tháng 1 năm 2005:
- Tổng tiền lương sản phẩm là:
14.193 x 0,74(USD) x 15.706 x 0,748 x 0,53 = 65.395.668(đồng)
- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH ta có:
Tổng BHXH, BHYT, KPCĐ của Xí nghiệp 2 = 60.060.204
Tổng tiền lương tại Xí nghiệp May 2 = 429.164.800
BHXH, BHYT, KPCĐ phân bổ cho SM Sven
=
60.060.204
492.802.885
x
65.395.668
=
7.422.408(đ)
Vậy, lương tính vào giá thành của s...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status