Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Đức Việt - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Đức Việt



LỜI NÓI ĐẦU 5
Phần I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế và tổ chức kế toán của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt 7
I. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sxkd của công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức việt. 7
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt. 7
2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 8
3- Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty. 10
4.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt. 12
4.1. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 12
4.2. Ngành nghề, quy mô kinh doanh, đặc điểm về sản phẩm và thị trường 12
4.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất – kinh doanh đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt 13
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt. 15
1.Đăc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty. 15
2.Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt 17
2.1. Các chính sách kế toán chung 17
2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán 18
2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 19
2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán 19
2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán 20
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỨC VIỆT 22
1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần SX&KD Đức Việt 22
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. 22
1.2. Phân loại chi phí sản xuất. 22
1.3. Đặc điểm giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt. 23
2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 24
3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 33
4. Kế toán chi phí sản xuất chung. 39
5. Kế toán tổng hợp chi phí, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang của Công ty. 46
6. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 47
PHẦN III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SX&KD ĐỨC VIỆT 49
I. Đánh giá khái quát tình hình kế toán cpsx và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sxvà kd Đức Việt. 49
1. ƯU ĐIỂM 49
2. NHƯỢC ĐIỂM. 50
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP sản xuất và kinh doanh Đức Việt. 51
KÕt luËn 54
Tµi liÖu tham kh¶o 55
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thời thực hiện kế toán bán hàng theo dõi doanh thu của Công ty, thực hiện công việc viết hoá đơn bán hàng kiểm tra theo dõi khoản bán hàng thu tiền ngay tại xưởng sản xuất, hàng ngày chuyển hoá đơn về phòng kế toán vào sổ và đối chiếu với thủ quỹ và cung cấp thông tin cho kế toán tổng hợp.
2.Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt
2.1. Các chính sách kế toán chung
Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống TK kế toán, các mẫu biểu và sổ sách kế toán theo chế độ quy định hiện hành và áp dụng hình thức nhật ký – chứng từ ghi sổ với hệ thống các sổ kế toán, chi tiết tổng hợp, báo cáo kế toán thống nhất.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung và được áp dụng trên máy tính.
Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty theo Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ban hành ngày 14/9/2006. Và các văn bản hướng dẫn.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/02 theo Dương lịch.
- Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam
Ký lập báo cáo: Theo các quý trong năm
2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006.
* Về lao động tiền lương
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng nghỉ hưởng BHXH
- Bảng thanh toán tiền thưởng
* Hàng tồn kho
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm nghiệm
- Thẻ kho
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá
* Bán hàng
- Hoá đơn GTGT
* Tiền tệ
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Bảng kiểm kê quỹ
Tài sản cố định:
- Biên bản bàn giao tài sản cố định
- Thẻ tài sản cố định
- Biên bản thanh lý TSCĐ
Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do kế toán trưởng quy định, chứng từ gốc đơn vị lập ra hay từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác định đúng thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Để phục vụ cho việc hoạch toán, phần lớn các tài khoản được mở tài khoản cấp 2, cấp 3 và chi tiết cho từng đối tượng. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản TK 111, 112, 113, 131, 133, 141, 144, 151, 152, 153, 155, 157, 212, 213, 214, 311, ....
Việc tổ chức hệ thống tài khoản giúp kế toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế một cách khoa học, tạo thuận lợi cho quá trình kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp cũng như người sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp.
2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức sổ kế toán mà Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh Đức Việt đang áp dụng hiện nay là hình thức nhật ký chung và sổ cái tài khoản, các sổ và thẻ kế toán chi tiết
Theo hình thức kế toán này đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ trước hết được phản ánh theo thứ tự thời gian vào Sổ Nhật ký chung, tiếp theo kế toán vào sổ cái theo các tài khoản kế toán liên quan. Đồng thời với việc ghi Sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ cái tiến hành cộng và lập Bảng cân đối phát sinh.
* Sơ đồ 4 : Hình thức ghi sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Trong đó:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, định kỳ:
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:
2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm các báo cáo theo quy định của Bộ tài chính.
+ Bảng Cân đối kế toán – Mẫu số B01 – DN
+ Báo cáo kết quả kinh doanh – Mẫu số B02 – DN
+ Thuyết minh báo cáo tài chính – Mẫu B09 – DN
+ Bảng cân đối TK – Mẫu F01 – DN
Ngoài ra phòng tài chính kế toán lập báo cáo quản trị nộp cho ban quản trị như:
+ Báo cáo giá thành của từng đơn đặt hàng cuối năm nộp BCTC cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, phòng đăng ký kinh doanh.
+ Nhược điểm: Do tổ chức sản xuất ở xa nên việc thu thập đầy đủ chứng từ chậm nên công việc để lập BCTC thường bị dồn vào cuối năm tài chính.
PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ĐỨC VIỆT
1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần SX&KD Đức Việt
1.1. Khái niệm chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
Giống bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, để có thể tiến hành sản xuất sản phẩm thì Công ty phải hao phí về lao động sống và lao động vật hoá:
- Chi phí về lao động sống gồm: tiền lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) của công nhân sản xuất.
- Chi phí về lao động vật hoá bao gồm: chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất.
Công ty Cổ phần SX&KD Đức Việt tiến hành phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí (phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm). Theo cách phân loại này những chi phí có công dụng kinh tế giống nhau sẽ được sắp xếp vào cùng một khoản mục giá thành, gồm ba khoản mục chi phí:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là những khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ có liên quan trực tiếp đến việc chế tạo sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, KPCĐ được tính vào chi phí sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất chế biến của các xưởng trực tiếp sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Để tập hợp chi phí sản xuất trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm, Công ty CP SX&KD Đức Việt đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: là những phạm vi giới hạn mà kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí theo giới hạn, phạm vi đó. Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp. Công ty Đức Việt sản xuất sản phẩm dựa trên các hợp đồng ký kết với khách hàng, có đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất khép kín bao gồm nhiều giai đoạn. Do đó Công ty đã xác đinh đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
1.3. Đặc điểm giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status