Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở ngân hàng công thương Hoàn Kiếm - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng ở ngân hàng công thương Hoàn Kiếm



Kinh doanh tiền tệ tín dụng trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay các Ngân hàng thương mại gặp phải rất nhiều khó khăn, rủi ro. Thực trạng đó là kết quả tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói riêng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những vướng mắc tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất bằng các biện pháp khác nhau. Song dù các giải pháp có hữu hiệu tới đâu chúng ta cũng chỉ có thể hạn chế rủi ro, chứ đặt vấn đề thủ tiêu rủi ro là hoàn toàn thiếu thực tế. Do vậy trong quá trình kinh tế đòi hỏi mỗi ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở một mức nhâts địng mà đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng ổn định và phát triển vững chắc.
Trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam sẽ có rất nhiều chuyển kiến mạnh mẽ, khó khăn cũ có thể sẽ mất đi những tất yếu có những khó khăn mới nẩy sinh. Yêu cầu đặt ra là Ngân hàng nhà nước cũng như ngân hàng công thương Việt Nam cần có biện pháp chỉ đạo thích hợp và bản thân Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm cũng cần có những biện pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn đang tồn tại và những khó khăn mới nẩy sinh.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


anh vẫn là khu vực nhiều rủi ro hơn nên ngân hàng luôn tìm cách thu hút khách hàng là các doanh nghiệp lớn về phía mình. Năm 2000, 2001 Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã rất thành công, kéo được nhiều khách hàng quốc doanh lớn như: Tổng công ty xây dựng Sông Đà, Công ty dịch vụ khách sạn Hồ Tây, Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Tổng công ty rau quả Việt Nam... làm cho tỷ trọng cho vay khu vực quốc doanh tăng nhanh đến trên 70% tổng dư nợ.
2- Số lượng khách hàng có quan hệ vay vốn.
- Kinh tế quốc doanh
- Kinh tế ngoài quốc doanh.
Trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thì số doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH cũng chỉ chiếm một phần nhỏ, còn lại là tư nhân và hộ cá thể (chiếm 90 - 95% trong tổng số).
Với cơ cấu khách hàng mà đại đa số là kinh tế ngoài quốc doanh, còn khu vực kinh tế quốc doanh chỉ chiếm vị trí thứ yếu như vậy đã tác động lớn tới hoạt động của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. trong những năm qua Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã phải trăn trở vật lộn để tìm ra con đường thích hợp, mang lại chất lượng, hiệu quả, an toàn cho hoạt động tín dụng của họ; tìm kiếm, lôi kéo thêm những khách hàngthuộc khối kinh tế quốc doanh đồng thời sàng lọc, giám sát và có quy định chặt chẽ với khách hàng vay vốn là tư nhân, hộ cá thể, HTX... Bởi vì qua nghiên cứu từ thực tế những năm trước cho thấy:
- Số lượng khách hàng vay vốn có hệ thống sổ sách kế toán (doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh) vốn dĩ đã ít, lại có quy mô nhỏ, vốn tự có thấp để hoạt động sản xuất kinh doanh được các đơn vị này phải dựa vào phần lớn vốn vay của ngân hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp này đã số hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đây là lĩnh vực rất nhậy cảm với nhu cầu thị trường do đó chịu ảnh hưởng nhiều của biến động về môi trường kinh doanh. Với năng lực tài chính cùng kiệt nàn, thêm vào đó năng lực quản lý kinh doanh còn non lớt yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tế nên các doanh nghiệp rất khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao.
- Số lượng khách hàng vay vốn của Ngân hàng không phải là đơn vị hạch toán kế toán lại chiếm đa số (tư nhân và hộ các thể chiếm 82% năm 1999; 80% năm 2000 và 75% năm 2001). loại hình kinh doanh này rất phức tạp, khó có thể đoán được tình hình tài chính của họ nên việc cho vay với các khách hàng thuộc đối tượng này là phức tạp, mạo hiểm đòi hỏi cán bộ tín dụng phải linh hoạt nhạy bén, có phương pháp hữu hiệu đối với từng khách hàng cụ thể.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn phức tạp, còn có nhiều sai sót cũng như thất bại song không thể không công nhận răng trong những năm gần đây Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã có những chuyển biến tích cực nhanh nhạy với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành Ngân hàn nói riêng. thông qua việc mở rộng quan hệ tín dụng với khách hàng, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã đẩy mạnh công tác huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất lưu thông và kinh doanh dịch vụ trên địa bàn quận ngày một tốt hơn.
II- Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm.
1- Tình hình huy động vốn.
Xuất phát từ nguyên tắc của Ngân hàng là "đi vay để cho vay", công tác huy động vốn của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm luôn được quan tâm đúng mức, chỉ đạo kịp thời, chính xác, nhịp nhàng ăn khớp với sự biến động về cho vay.
Qua phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong 3 năm 1999, 2000, 2001 ta thấy rằng với hệ thống huy động vốn bao gồm 10 quỹ tiết kiệm, 3 phòng giao dịch và một trụ sở chính, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã rất năng động trong việc huy động vốn. Biểu hiện cụ thể là:
- Nguồn vốn huy động bình quân tăng nhanh trong 3 năm. năm 2000 nguồn vốn tăng so với 1999 là 29268 triệu, năm 2001 tăng so với 2000 là 15949 triệu. Trên thực tế nguồn vốn huy động của ngân hàng không những đáp ứng kịp thời tiến độ cho vay và thanh toán giao dịch của Ngân hàng đang trên đà phát triển mà còn có một khối lượng lớn vốn dư thừa nhằm bổ sung cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương Việt Nam dưới hình thức cho vay điều hoà vốn.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm năm sau so với năm trước tỏ ra hợp lý hơn, cho phép ngân hàng hạ lãi suất đầu vào xuống mức thấp nhất có thể được và chủ động trong việc sử dụng vốn. Ngân hàng huy động vốn chủ yếu bằng cách nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân và dân cư (thường phần này chiếm 80 - 90% vốn huy động), tiền gửi của khách hàng để giao dịch ngày một tăng lên, chứng tỏ dân cư ngày càng hiểu biết và tin tưởng vào ngân hàng hơn (tiền gửi của khách hàng đã tăng từ 13% năm 1999 lên đến 38% năm 2001 tức là tăng gần 3 lần).
Thông thường kỳ phiếu ngân hàng có mức lãi suất huy động cao hơn so với lãi suất tiền gửi ngân hàng lên huy động bằng kỳ phiếu chỉ áp dụng trong những trường hợp ngân hàng có nhu cầu cấp bách về vốn. Thực tế nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn huy động: Năm 1999 là 0,3% đến năm 2000 chỉ còn 0,18%. Nhưng năm 2001 nguồn tiền huy động bằng kỳ phiếu đã tăng lên nhiều đạt 0,78% (vì năm 2000 nợ quá hạn của ngân hàng rất lớn không đòi được làm cho quỹ tiền cho vay giảm nhiều trong khi đó ngân hàng lại cần có tiền để vực mình lên do đó phải phát hành kỳ phiếu với tổng số lượng tiền lớn ).
Sở dĩ có được nguồn vốn huy động lớn như trên một phần do vị trí địa bàn hoạt động của Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm mang laị. Quận Hoàn Kiếm là nơi đông đúc dân cư, phần nhiều làm nghề buôn bán do đó các hộ hầu hết thuộc loại kinh tế trung bình và giàu có, ít có hộ cùng kiệt tạo điều kiện dễ dàng trong việc huy động vốn cũng như cho vay. Tính đến thời điểm cuối năm 2001, dư có huy động của chi nhánh đạt khoảng gần 600 tỷ đồng, tính trung bình là 500 tỷ. Trong đó, nguồn huy động của dân cư lên đến gần 300 tỷ, còn lại là từ các nguồn khác. Rõ ràng nguồn đầu vào của chi nhánh là rất lớn so với các ngân hàng khác đến nỗi hầu như Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm không bao giờ sử dụng hết phải điều chuyển vốn về NHCT TW chứ không rơi vào tình trạng khó khăn như nhiều ngân hàng thiếu vốn cho vay.
2- Tình hình sử dụng vốn.
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì việc sử dụng vốn, đầu tư vốn đã huy động được vào đâu cho có hiệu quả là vấn đề mang tính sống còn đem lại lợi nhuận chủ yếu cho nhà ngân hàng. Thời gian qua Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếmđã áp dụng nhiều hình thức cho vay đa dạng và phong phú như cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay vốn đặc biệt, cho vay tài trợ uỷ thác các dự án (dự án RAP, EC, KFW ...) nhằm khai thác triệt để nhu cầu tín dụng của khách hàng của mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt trong chiến lược kinh doanh tín dụng của mình, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm đã rất chú trọng đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh - một hướng phát triển hoàn toàn đúng đắn, biểu hiện sự phù hợp giữa điều kiện thực tế của ngân hàng với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong g...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status