Cơ sở lý thuyết ứng dụng phân tích công ty, định giá cổ phiếu vào hoạt động đầu tư - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Cơ sở lý thuyết ứng dụng phân tích công ty, định giá cổ phiếu vào hoạt động đầu tư



LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG CHÍNH 2
1 Đầu tư chứng khoán 2
1.1 Khái niệm đầu tư chứng khoán 2
1.2 Phân loại đầu tư chứng khoán 2
2 Ứng dụng phân tích công ty, định giá cổ phiếu cho đầu tư chứng khoán 4
2.1 Phân tích chứng khoán 4
2.2 Phân tích công ty, định giá cổ phiếu 4
2.1.1 Sự cần thiết của kết hợp phân tích công ty và định giá cổ phiếu 5
2.1.2 Phân tích công ty 5
2.1.3 Định giá cổ phiếu 13
KẾT LUẬN . .25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


toàn cầu hoá, nó có thể đầu tư để xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài. Hay một công ty không có tiềm lực về tài chính có thể hình thành sự liên kết với những công ty có tiềm lực mạnh về tài chính
Cơ hội, hay nhân tố môi trường kinh doanh có thể là yếu tố thuận lợi với công ty, nó bao gồm sự tăng trưởng của thị trường đối với sản phẩm của công ty (thị trường trong và ngoài nước), sự giảm áp lực cạnh tranh, những thuận lợi về tỷ giá.
Thách thức là nhân tố bên ngoài có thể cản trở công ty đạt được những mục tiêu của nó. Ví dụ, thách thức có thể gồm sự suy giảm kinh tế trong nước (sự suy thoái kinh tế nước ngoài đối với doanh nghiệp xuất khẩu), chính sách của chính phủ, sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh trong ngành, đe doạ từ phía người mua và người bán về khả năng tăng sức mạnh đàm phán giá, công nghệ mới Bằng việc phát hiện và hiểu được những cơ hội và thách thức, một nhà đầu tư có thể xem xét xem về cách mà công ty có thể tận dụng được các cơ hội và hạn chế được những thách thức.
Như vậy, việc phân tích định tính công ty có thể cho nhà đầu tư một cái nhìn khái quát về công ty, đặc biệt là về khả năng cạnh tranh, chiến lược tiếp cận thị trường và khả năng phát triển trong tương lai của công ty.
2.1.2.2 Phân tích định lượng – Phân tích tài chính công ty
2.1.2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Sau khi có được những nhận định khái quát về công ty, phân tích các chỉ tiêu tài chính công ty sẽ giúp các nhà phân tích có cái nhìn cụ thể hơn về công ty, về khả năng tài chính cũng như tiềm năng phát triển chung của công ty, từ đó có thể đánh giá toàn diện công ty.
Mỗi đối tượng khác nhau sẽ quan tâm đến nội dung tài chính khác nhau. Đối với nhà đầu tư khi xem xét đầu tư vào cổ phiếu của công ty sẽ xem xét đến tất cả các chỉ tiêu tài chính của công ty bởi khi trở thành cổ đông, nhà đầu tư sẽ vừa là chủ sở hữu vừa là người đầu tư vì thế họ quan tâm đến cả sự an toàn, khả năng sinh lợi và phát triển của công ty.
Trong phân tích tài chính, phương pháp phân tích thường được sử dụng là kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ và phương pháp so sánh, một số chỉ tiêu tài chính có sử dụng phương pháp tách Dupont để đánh giá sự tác động của từng yếu tố cấu thành chỉ tiêu.
Kết hợp phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh là việc hình thành các tỷ lệ tài chính trong quá trình phân tích và thực hiện so sánh các tỷ lệ này với một tỷ lệ tuyệt đối (có thể có), so sánh giữa thực hiện với kế hoạch, so sánh giữa hiện tại và quá khứ, so sánh giữa các công ty với nhau và so sánh với mức trung bình ngành.
Các tỷ lệ tài chính được chia thành 4 nhóm chính: Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, Nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động, Nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài sản và cơ cấu tài chính, Nhóm tỷ lệ về mức độ sử dụng chi phí, khả năng tạo lợi nhuận và phân phối lợi nhuận.
Thứ nhất, nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán
1 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
Là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải thanh toán trong 1 năm, do vậy, công ty phải dùng những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán.
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt, song khả năng sinh lời của tài sản càng kém do doanh nghiệp phải đánh đổi giữa khả năng thanh toán với khả năng sinh lời nhằm tránh rủi ro phá sản doanh nghiệp.
Khi tiến hành phân tích so sánh:
Nếu hệ số này >= 1 chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và không cần đi vay mượn thêm
Nếu hệ số này <1 thì công ty tạm thời rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán
Tuy nhiên trên thực tế, việc đánh giá hệ số thanh toán ngắn hạn là cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể cần xem xét như: loại hình kinh doanh, cơ cấu tài sản lưu động
Vì vậy, khi phân tích cần so sánh với tỷ lệ trung bình ngành cũng như toàn bộ thị trường để có kết luận chính xác.
2 Hệ số thanh toán nhanh:
Thể hiện khả năng huy động về tiền mặt và các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đáp ứng cho việc thanh toán ngắn hạn. So với hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thì trong công thức xác định hệ số khả năng thanh toán nhanh không tính đến các khoản tồn kho, vì đó không phải là loại tài sản có khả năng dùng để thanh toán cao (đặc biệt khi đó là hàng hóa khó bán)
Hệ số thanh toán nhanh = (tiền + đầu tư ngắn hạn + các khoản phải thu)/
Tổng Nợ ngắn hạn
Nếu hệ số này quá nhỏ thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ, nếu hệ số này quá lớn lại phản ánh lượng tiền tồn quỹ nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
3 Hệ số thanh toán tức thời:
Nếu xét về tính thời điểm thì đây là hệ số đo lường khả năng thanh toán của công ty một cách hữu hiệu, nó cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán dễ bán (đầu tư ngắn hạn) của doanh nghiệp
Hệ số thanh toán tức thời = (tiền + đầu tư ngắn hạn)/Tổng nợ ngắn hạn
Thứ hai, nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động
1 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân
Chỉ số này càng cao càng được đánh giá tốt vì số tiền đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt được hiệu quả cao, tránh được tình trạn ứ đọng vốn. Tuy nhiên nếu chỉ số này quá cao cũng có nghĩa là công ty đang bị thiếu các đơn đặt hàng, hay công ty đang thiếu nguyên liệu. Ngược lại, nếu chỉ số này thấp, phản ánh hàng tồn kho dự trữ nhiều, sản phẩm không tiêu thụ được do hàng hoá lỗi thời, chất lượng kém
Một điều quan trọng là phải đánh giá hàng tồn kho theo từng ngành. Đối với những công ty bán lẻ hàng nông sản, thực phẩm hay hoa quả thì vòng quay hàng tồn kho thường cao bởi họ phải đối mặt với những sản phẩm dễ hỏng, trong khi đó, các công ty kinh doanh thiết bị có thể có vòng quay tồn kho thấp hơn. Vì vậy, cần so sánh chỉ tiêu này với trung bình ngành để có những đánh giá phù hợp
Từ vòng quay hàng tồn kho có thể tính được số ngày trung bình thực hiện một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360/Số vòng quay hàng tồn kho
2 Vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần/ Các khoản phải thu bình quân
Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng và không phải đầu tư nhiều vào việc thu hồi các khoản phải thu. Nếu vòng quay nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn. Nhìn chung, vòng quay cao thường tốt hơn bởi vì đó là bằng chứng cho thấy hiệu quả của việc chuyển các khoản phải thu thành tiền; tuy nhiên hệ số này quá cao th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status