Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Châu Âu - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường Châu Âu



Lời mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang 3
 thị trường châu âu
1.1 Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản với nền kinh tế quốc dân 3
1.2 Đặc điểm thị trường châu âu 4
 1.2.1 Giới thiệu khái quát về kinh tế, xã hội các nước châu âu 4
 1.2.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ thủy sản châu âu 7
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tơi xuất khẩu thủy sản 12
 1.3.1 Các nhân tố bên trong 12
 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài 13
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường châu âu 15
2.1 Thực trạng về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 15
 2.1.1 Thực trạng về tăng trưởng của ngành thủy sản 18
 2.1.2 Tình hình về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 22
2.2 Thực trạng về xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường châu âu 23
2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu 28
 2.3.1 Thuận lợi 28
 2.3.2 Khó khăn 29
Chương 3: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường 31
 châu âu
3.1 Triển vọng phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 31
 3.1.1 Những cơ hội đối với ngành thủy sản 31
 3.1.2 Những thách thức đối với ngành thủy sản 33
 3.1.3 Những định hướng xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 34
3.2 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU 36
 3.2.1 Các giải pháp vĩ mô 36
 3.2.2 Các giải pháp vi mô 39
3.3 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường SNG 42
 3.3.1 Các giải pháp vĩ mô 42
 3.3.2 Các giải pháp vi mô 43
Kết luận 45
Danh mục tài liệu tham khảo 46
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


trong số ít các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vượt qua được con số 1 tỷ USD và có tốc độ phát triển vượt bậc so với năm trước ( tới 52,5%). Đến năm 2002, kim ngạch của ngành đã đạt tới cột mốc hơn 2 tỷ USD bằng tổng giá trị kim ngạch của giai đoạn 1980-1995 . Tiếp theo những bước tăng trưởng khá cao đó năm 2006 thì kim ngạch ngành thủy sản đã vượt qua con số 3 tỷ USD (chính xác đạt 3,3579 tỷ USD) và trong năm 2007 con số này là 3.8 tỷ USD. Dự báo đến năm 2008 con số này sẽ vượt ngưỡng 4 tỷ USD. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì thủy sản luôn duy trì được vị trí của mình (thứ tư sau dầu thô, giày dép, quần áo) và đóng góp lớn vào sự phát triển của kinh tế nước nhà. Và cũng trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay vị trí của ngành thủy sản đã được cải thiện đáng kể trên trường quốc tế từ không đáng kể năm 1992 đã vươn lên đứng thứ 8 năm 2002. Cũng trong gian đoạn từ năm 2003 trở lại đây, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn gặp phải những rào cản và khó khăn lớn, điển hình là các vụ kiện hàng thủy sản Việt Nam bán phá giá ở thị trường Mỹ nhưng ngành thủy sản vẫn đạt được tốc độ phát triển ( như bảng 5) thì đó là một điều hết sức đáng khen ngợi.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Năm
Sản lượng xuất khẩu thủy sản
(1000 tấn)
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản (triệu USD)
Tỷ lệ tăng trưởng về kim ngạch so với năm trước (%)
1996
150,52
670.000
-
1997
206,39
776.000
15,82
1998
200,55
858.600
10,64
1999
229,96
971.120
13,1
2000
291,92
1.478.609
52,26
2001
358,83
1.777.485
20,21
2002
444,04
2.014.000
13,31
2003
458,5
2.199.577
9,21
2004
518,747
2.400.781
9,15
2005
634,499
2.738.726
14,08
2006
821,679
3.357.960
22,61
2007
3.800.000
13,2
Nguồn: Tổng hợp từ tình hình xuất khẩu thủy sản các năm của Việt Nam
*) Cơ cấu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam
Trong nhiều năm qua, bên cạnh kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trưởng khá cao thì cơ cấu về các mặt hàng xuất khẩu thủy sản cũng có những thay đổi đáng kể. Đến nay mặc dù xuất khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu thủy sản nhưng tỷ trọng đã giảm đi đáng kể nhường chỗ cho sự vươn lên của xuất khẩu cá, mực, bạch tuộc và các sản phẩm thủy sản khác.
Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là tôm. Trong nhiều năm liên tiếp tom luôn giữ vị trí đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nếu như năm 1986, xuất khẩu tôm chiếm tới 64% kim ngạch xuất khẩu thì đến giai đoạn hiện nay mặc dù xuất khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đã có những thay đổi đáng kể. Năm 2001, tỷ trọng tôm trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản là 43,8%, năm 2003 là 48,1% thì đến năm 2005 con số này là 49,7% và năm 2006 là 39,8%.
Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai là cá. Năm 1986, xuất khẩu cá đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu gần như là con số không. Nhưng những năm gần đây thì sản lượng cá xuất khẩu tăng khá mạnh và tỷ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu là khá lớn. Năm 1998 là 11,4%, năm 2002 là 21,7%, năm 2004 là 22,8%, năm 2005 là 20,27%. Riêng việc xuất khẩu cá tra, cá basa đang có xu hướng phát triển mạnh.
Tiếp theo là mực và bạch tuộc. Sản lượng khai thác ở mức thấp. Trong năm 2005 đạt kim ngạch xuất khẩu là 182253 triệu USD chiếm khoảng 7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
Tiếp theo là các mặt hàng khô ( như mực khô, tôm khô, cá khô) chiếm khoảng 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 và đến năm 2006 con số này là 5,2 %. Như vậy mặt hàng này có tốc độ phát triển chậm dần và có xu hướng giảm trong những năm sắp tới.
Bảng 6: Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản chính
Mặt hàng
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tôm
761,5
966,7
1058
1261
1371,556
1460,59

310,1
462,8
466,5
552,4
687,659
1145,09
Mực và bạch tuộc
118,4
142,8
113,9
162,5
182,253
222,19
Hàng khô
188,5
138,3
73,7
101,9
130,354
142,2
Thủy sản khác
379
312,2
504,4
323
367,178
378,23
Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản VASEP- Bộ thủy sản
*) Cơ cấu về thị trường xuất khẩu thủy sản
Nếu như trước đây thị trường xuất khẩu thủy sản của nước ta còn hết sức hạn hẹp thì giờ đây thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện ở hầu hết các vùng và lãnh thổ trên thế giới, trong đó riêng 3 thị trường chính là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chiếm tới khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 và đến năm 2006 con số này là 66,4%.
Trong đó đứng đầu là thị trường Nhật Bản. Trong những năm của thập kỷ 90 Nhật Bản luôn là nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới khoảng hơn 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nhưng đến những năm đầu của thiên niên kỷ mới, do kinh tế suy thoái cho nên Nhật Bản đã phải nhường lại vị trí đứng đầu cho Hoa Kỳ (từ năm 2001-2004). Bắt đầu từ năm 2005 Nhật Bản đã lấy lại vị thế của mình với kim ngạch hàng năm là 823,953603 triệu USD năm 2005 và đến năm 2006 co số này là 842,613677 triệu USD.
Thị trường tiếp theo đó là thị trường Hoa Kỳ. Hoa Kỳ được xem là một trong những thị trường mới của ngành thủy sản tuy nhiên thị trường này đã có những bước phát triển rất đáng kể. Đặc biệt giai đoạn 2001-2004, Hoa Kỳ trở thành thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của nước ta do đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn và không quá khắt khe về chất lượng như các thị trường lớn khác như Nhật và EU. Chính vì vậy các doanh nghiệp của Việt Nam coi đây là thị trường hàng đầu.Tuy nhiên đến năm trong những năm gần đây các sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị kiện do bán phá giá ở Mỹ do đó tốc độ tăng trưởng ở thị trường này bị suy giảm.
Thị trường lớn thứ ba là thị trường EU. Đâylà một thị trường có tiềm năng rất lớn về nhu cầu cũng như có mức sống của người dân vào loại cao nhất của thế giới. Tuy nhiên do những đòi hổi hết sức khắt khe về tiêu chuản cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm mà trước đây thủy sản của Việt Nam không thể xân nhập thị trường này. Mãi đến năm 1996, thủy sản Việt Nam mới có cơ hội vào thị trường này nhờ sợ giúp đỡ của Đan mạch và từ đó đã có những bước phát triển đáng kể. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào EU đạt 441,371591 triệu USD đứng chiếm 16,13% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2006 con số này đã đạt tới 723,504870 triệu USD chiếm 21,54% và vươn lên đứng thứ hai trong số các thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam (sauu Nhật Bản). Nhưng theo dự báo trong những năm tới EU sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam do EU vẫn tiếp tục được mở rộng, tiếp nạp nhiều thành viên mới do đó những con số như hiện nay chưa phản ánh hết nhu cầu của khu vực này.
Bảng 7: Các thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam
Thị trường
2005
2006
8 tháng đầu
2007
Số lượng (tấn)
Giá trị (USD)
Số lượng (tấn)
Giá trị (USD)
Số lượng (tấn)
Giá trị (USD)
Nhật Bản
129284,6
823953603
123889,1
842613677
64351,2
396233096
EU
132350,2
441371591
219967
723504870
162139,2
527872801
Hoa Kỳ
92859,1
644145629
98824,3
6...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status