Mục tiêu và định hướng nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Mục tiêu và định hướng nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010



PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG
II. CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Mô hình cổ điển
2. Mô hình của Cac Mac
3. Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
4. Mô hình của Keynes về tăng trưởng kinh tế
5. Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại của P.A.Samuelson – hổn hợp
III.CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế
2. Vai trò của năng suất đến sự tăng trưởng kinh tế
3. Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế
 3.1. Vốn nhân lực
3.2. Tài nguyên thiên nhiên
3.3. Tư bản
3.4. Tri thức công nghệ
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
 2001 – 2005
I. BỐI CẢNH
1. Bối cảnh quốc tế
2. Bối cảnh trong nước 2
II.THỰC TRẠNG GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
1. Một số thành tựu đạt
1.1. Tăng trưởng về qui mô và tốc độ
1.2. Tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
1.3. Đóng góp của yếu tố đầu vào cho tăng trưởng kinh tế
1.4. Tăng trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội
2. Những vấn đề tồn tại
2.1. Tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập đầu người còn thấp
2.2. Kinh tế tăng trưởng chưa thực sự ổn định
2.3. Các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế chưa được khai thác tốt
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
1. Cơ hội
2. Thách thức
2.1. Sự tụt hậu về kinh tế
2.2. Thách thức về phát triển bền vững
2.3. Sự lạc hậu về trình độ khoa học – công nghệ
2.4. Hệ thống tài chính, tiền tệ còn nhiều thấp kém, bất cập
2.5. Vấn đề tham nhũng đã trở thành quốc nạn
2.6. Các yếu tố gây bất ổn định chính trị xã hội
II. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
 1. Mục tiêu tổng quát
 2. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu trong giai đoạn 2006 – 2010
 3. Một số định hướng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2006 – 2010
 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Huy động tối đa các nguồn vốn cho tăng trưởng
1.1. Tăng cường huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán 1.2. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các trung gian tài chính
1.3. Huy động nguồn vốn trong dân cư thông qua giải pháp phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.4. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài
1.5. Tạo các bước đột phá mới để thu hút kiều hối
2. Phát triển khoa học – công nghệ
2.1. Thúc đẩy nhu cầu đổi mới công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
2.2. Hình thành thị trường các sản phẩm khoa học công nghệ và hỗ trợ thị trường này phát triển
2.3. Một số giải pháp khác
3. Đào tạo nguồn nhân lực
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o tốc độ tăng GDP
Đơn vị: %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Bình quân
Tốc độ tăng GDP
6.89
7,08
7.34
7.79
8.43
7.50
Nông-lâm-thuỷ sản
0.69
0.93
0.79
0.92
0.82
0.82
CN-XD
3.68
3.47
3.92
3.93
4.19
3.84
Dịch vụ
2.52
2.68
2.63
2.94
3.42
2.84
Nguồn: Tổng cục thống kê và Viện NCQLKTTW
Trong tốc độ tăng trưởng bình quân 7.5%, khu vực nông-lâm-thuỷ sản do tỷ trọng giảm dần và tốc độ tăng trưởng thấp nên đóng góp vào tốc độ tăng trưởng bình quân là 0.82%, đóng góp của khu vực dịch vụ bình quân là 2.84% và khá cao vào năm 2005 là 3.42% trong tổng số 8.43%. Về công ngiệp-xây dựng, trong giai đoạn 2001-2005 vẫn là khu vực có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng: bình quân 3.84%.
Việt Nam đã đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã diễn ra trong cả ba khu vực:
Bảng 5: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế
Đơn vị: %
Năm
Ngành
2001
2002
2003
2004
2005
Nông-lâm-thủy sản
23.24
23.03
22.54
21.81
20.70
Công nghiệp- xây dựng
38.13
38.49
39.47
40.21
40.80
Riêng công nghiệp chế biến
19.78
20.58
20.45
20.34
20.70
Dịch vụ
38.63
38.48
37.99
37.98
38.50
+ Nông nghiệp: (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản): Giá trị sản xuất toàn ngành vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân trong 5 năm đạt 5.4%, cao hơn so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 4.8%, trong đó nông nghiệp tăng 4.0%; lâm nghiệp tăng 1.3%; ngư nghiệp tăng 10.7%. Đặc biệt sản xuất lương thực có thể gọi là kỳ tích của nước ta. Sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm 1.1 triệu tấn, từ 34.3 triệu tấn năm 2001 đã tăng lên đến 39.9 triệu tấn vào năm 2005. Năm 2005 Việt Nam đã xuất khẩu được 5.2 triệu tấn gạo. chiếm 30% sản lượng. Sản lượng ngành thủy sản năm 2005 đạt khoảng 3.3 triệu tấn, tăng gấp 1.4 lần so với năm 2001. Lâm nghiệp tăng trưởng chậm hơn nhưng cũng đã có những chuyển biến tích cực, từng bước chuyển hướng từ lâm nghiệp do nhà nước quản lý là chính sang thu hút sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế. Nhờ đó, tốc độ che phủ của rừng từ 33.7% năm 2000 lên đến khoảng 38% năm 2005.
+ Công nghiệp và xây dựng: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân trong 5 năm là 10.3%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, và được coi là đầu tàu tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Thời kỳ này, trừ năm 2002 GDP của công nghiệp chỉ đạt mức tăng trưởng 9.48%, tất cả các năm khác công nghiệp đều đạt mức tăng trưởng hai con số, rong đó năm 2005 đạt mức tăng trưởng lên đến trên 11%.Giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu trong 5 năm(2001-2005) đạt trên 79 tỷ USD chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15.7% cao hơn so với mức 13.9% của giai đoạn 1996-2000. Với quy mô ngày càng mở rộng và tốc độ tăng trưởng cao, công nghiệp hiện đang đóng góp tới trên 50% mức tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế.
+ Dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 là 7.0%, cao hơn mức 6.8% của giai đoạn 1996-2000. Các ngành thuộc khu vực này đều có bước tăng trưởng khá. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của ngành thương mại bình quân trong 5 năm tăng 14.8 %. Du lịch có bước phát triển mạnh, lượng khách du kịch quốc tế đến Việt Nam tăng từ 2.1 lượt triệu khách năm 2000 lên 3.2 triệu năm 2005. Các ngành bưu chính viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, y tế, giáo dục phát triển ngày càng mạnh mẽ.
- Về cơ cấu các ngành kinh tế, tuy nông nghiệp (gồm cả lâm ngư nghiệp) vẫn tăng nhưng tốc độ chậm hơn so với công nghiệp và dịch vụ, nên tỷ trọng của ngành này tiếp tục giảm xuống. Tỷ trọng của công nghiệp (gồm cả xây dựng) tăng lên rõ rệt, điều đó là phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước trong thời kỳ công nghiệp hóa. Tỷ trọng của các ngành dịch vụ sau khi giảm chút ít trong ba năm đầu, sau đó đã ổn định lại và bắt đầu tăng lên vào năm 2005.Tỷ lệ cơ cấu ngành của Việt Nam năm 2005 gần giống với của Thái Lan những năm 70 và của Malaixia những năm 60.
- Về cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, tới 38% GDP. Khu vực ngoài quốc doanh nói chung chiếm 39.4% GDP. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15% GDP năm 2004.
Ngoài ra, giai đoạn 2001-2005 còn đánh dấu bước chuyển biến tích cực của kinh tế đối ngoại Việt Nam. Nước ta đã đạt được thành tựu to lớn trong xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt hơn 32.2 tỷ USD (bình quân đầu người là 380USD), tăng gấp 2.2 lần so với mức 14.4 tỷ USD năm 2000.Kim ngạch xuất khẩu so với GDP năm 2005 đạt tỷ lệ 60.9%. Quy mô xuất khẩu của Việt Nam hiện đã đứng thứ 42 trong tổng số 131 nước và vùng lãnh thổ được xếp hạng trên thế giới.
1.2. Tăng trưởng của các yếu tố đầu vào
Vốn, lao động, khoa học công nghệ (KHCN) là 3 nhân tố chính tác động đến tăng trưởng.
- Thứ nhất, về vốn:
Trong giai đoạn 2001-2005, thị trường vốn cung cấp cho nền kinh tế là 93753 tỷ đồng, tương đương 7.8% tổng nhu cầu vốn đầu tư.Trong đó, nguồn vốn nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, bình quân thời kỳ 2001-2005 là 55%. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA chiếm 17.9% và 10.2% trong tổng nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Vốn vẫn là yếu tố chủ đạo đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này, cụ thể là 55-57% (Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT-Võ Hồng Phúc).
Kể từ năm 2000, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng trở lại, từ mức 2695 triệu USD năm 2000, đến năm 2005 đã đạt 5814 triệu USD. Tính chung trong 5 năm 2001-2005, Việt Nam đã thu hút được hơn 19 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp FDI theo đăng ký. Nguồn vốn này đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và giảm chi phí nguyên liệu đầu vào, làm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước.Tỷ trọng đóng góp của FDI vào GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 14.36%, trong khi giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 10.2%. Doanh thu của khu vực FDI giai đoạn 2001-2005 đạt hơn 77.9 tỷ USD, tăng gần 2.9 lần so với giai đoạn 1996-2000. Nộp ngân sách của khu vực FDI giai đoạn 2001-2005 là 3.55 tỷ USD, tăng gần 2.4 lần giai đoạn 1996-2000.
Không chỉ nguồn vốn trực tiếp, mà cả nguồn vốn đầu tư gián tiếp các loại vào Việt Nam cũng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Vốn ODA của các nhà tài trợ ký kết cho Việt Nam giai đoạn 2001-2005 đạt 11080 triệu USD, trong đó tổng số vốn đã giải ngân là 7840 triệu USD. Đây là nguồn vốn đã mang lại cho đất nước, người dân nhiều công trình kinh tế, phúc lợi quan trọng như: cầu Mỹ thuận, cầu sông Gianh, dự án nâng cấp quốc lộ 1A, dự án thủy lợi Cửa Đạt- Thanh Hóa
Ngoài ra, lượng kiều hối chuyển về nước cũng tăng lên qua các năm, từ 1757 triệu USD năm 2000, đến năm 2005 con số này đã lên đến 3800 triệu USD.
Tuy nguồn vốn đầu tư tăng và đạt được tỷ lệ đầu tư toàn xã hội khá cao 38.7% vào năm 2005 nhưng hiệu quả của vốn đầu tư còn nhiều bất cập, đặc biệt vốn đầu tư của khu vực nhà nước. Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, hệ số ICOR của khu vực nhà nước là 7.3, của khu vực ngoài quốc doanh là 3.9, trong khi, hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế là 5.
- Thứ 2, về lao động:
Lao động là thứ nư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status