Bàn về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Bàn về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất



LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2 I:Nội dung kinh tế cơ bản của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2
1: Nội dung kinh tế cơ bản của chi phí sản xuất 2
1.1: Khái niệm về chi phí sản xuất 2
1.2: Phân loại chi phí sản xuất 2
1.2.1: Phân loại để đánh giá hàng tồn kho và đo lường lợi nhuận 2
1.2.2: Phân loại chi phí để ra các quyết định kinh doanh 3
1.2.3. Phân loại chi phí nhằm mục đích kiểm tra đánh giá chi phí 6
2. Nội dung kinh tế cơ bản của giá thành sản phẩm 6
2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6
2.2. Phân loại giá thành 7
2.2.1. Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành 7
2.2.2.Phân theo phạm vi phát sinh chi phí 7
II. ý nghĩa và quy trình hach toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8
1. ý nghĩa của việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8
2. Các phương pháp xác định chi phí chủ yếu 8
2.1. Phương pháp xác định chi phí theo công việc 8
2.1.4 Trình tự hạch toán chi phí theo công việc 12
2.2. Phương pháp xác định chí phí theo quá trình sản xuất 14
2.2.1. Đặc điểm của phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất 14
2.2.2.Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất kinh doanh 15
2.2.3. Lập báo cáo sản xuất 17
2.2.4. Phân biệt phương pháp xác định chi phí theo công việc và theo quá trình sản xuất 18
PHẦN II:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 19
1. Thực trạng về công tác tập hợp chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kế toán quản trị 19
2. Những ưu điểm 19
3. Những tồn tại 19
4. So sánh kế toán chi phí sản và tính giá thành sản phẩm với một số nước trên thế giới 20
4.1. Hệ thống kế toán pháp 20
4.2. Hệ thống kế toán Mỹ 22
PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 23
1.1 Xây dựng hệ thống kế toán chi phí sản xuất linh hoạt 23
1.2. Biện pháp lập sổ chi tiết dành riêng cho kế toán quản trị 24
KẾT LUẬN 25
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ên vật liệu và chi phí lao động trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm ba loại chi phí: Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí lao động gián tiếp và chi phí khác
-Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp là những yếu tố vật chất không tạo nên thành phần chính của sản phẩm
-Chi phí lao động gián tiếp là các chi phí tiền lương của tất cả các lao động gián tiếp bao gồm : đốc công, nhân viên kỹ thuật phân xưởng,
-Chi phí khác: nhóm này gồm các chi phí cần thiết để vận hành phân xưởng
b. Chi phí ngoài sản xuất
Các chi phí này có liên quan đến tổ chức và thực hiện tiêu thụ sản phẩm, bao gồm -Chi phí bán hàng và tiếp thị
-Chi phí quản lý
* Chi phí bán hàng và tiếp thị: bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hoá và để đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng
Chi phí bán hàng và tiếp thị gồm các khoản chi phí như chi phí tiếp thị , chi phí khuyến mãi, chi phí quảng cáo,..
* Chi phí quản lý: bao gồm những khoản chi phí liên quan với việc tổ chức hành chính và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp
Chi phí quản lý gồm các khoản chi như lương cán bộ quản lý của nhân viên văn phòng, chi phí văn phòng phẩm,
1.2.2.2.Phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Theo cách phân loại này chi phí được phân thành: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp
a. Biến phí (chi phí biển đổi)
Biến phí là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức hoạt động. Biến phí khi tính cho một đơn vị thì nó ổn định, không thay đổi. Biến phí khi không có hoạt động bằng không
Biến phí có hai đặc điểm :
-Tổng các biến phí thay đổi khi sản lượng thay đổi
-Bién phí đơn vị giữ nguyên không đổi khi sản lượng thay đổi
Xét về tính chất tác động, biến phí chia làm 2 loại :
-Biến phí tỉ lệ
-Biến phí cấp bậc
b. Định phí (chi phí cố định)
Định phí là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Định phí chỉ giữ nguyên trong phạm vi phù hợp của doanh nghiệp. Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa khối lượng sản phẩm tối thiểu và khối lượng sản phẩm tối đa mà doanh nghiệp đặc điểm:
-Tổng định phí giữ nguyên khi sản lượng thay đổi trong phạm vi phù hợp
-Định phí trên môt đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi
c. Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí lẫn định phí. ở một mức độ hoạt động cơ bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí
1.2.3. Phân loại chi phí nhằm mục đích kiểm tra đánh giá chi phí
. Chi phí kiểm soát được: là những khoản chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của nhà quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp với các loại chi phí đó, các nhà quản trị cấp cao có quyền quyết định và kiểm soát nhiều hơn các nhà quản trị cấp thấp
.Chi phí không kiểm soát được: là những khoản chi phí mà ở cấp quản lý thấp không có khả năng kiểm soát được
.Chi phí chênh lệch: là khoản chi phí chênh lệch giữa các phương án với nhau khi đem so sánh
2. Nội dung kinh tế cơ bản của giá thành sản phẩm
2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan dến khối lượng công tác sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành
Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả của sản xuất. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
Tổng giá thành
Sản phẩm thực tế
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hay các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
2.2. Phân loại giá thành
Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Về lý luận cũng như trên thực tế, ngoài các khái niệm giá thành xã hội và giá thành cá biệt, còn có các khái niệm giá thành công xưởng, giá thành toàn bộ,..
2.2.1. Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
* Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trưóc và các định mức, các dự toán chi chi phí kế hoạch
* Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạnh, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kì kế hoạch nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành
* Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm
2.2.2.Phân theo phạm vi phát sinh chi phí
- Giá thành sản xuất là chỉ tiêu phản ánh những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất
- Giá thành tiêu thụ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức
Giá thành toàn bộ của sản phẩm
=
Giá thành sản xuất của sản phẩm
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+
Chi phí bán hàng
II. ý nghĩa và quy trình hach toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ý nghĩa của việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Xác định chi phí sản xuất kinh doanh và quá trình tổng hợp những chi phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ nhằm phản ánh những thông tin về chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Những thông tin cần thiết này có thể giúp cho các nhà quản trị định giá bán sản phẩm một cách chính xác và linh hoạt, định giá hàng tồn kho cuối kỳ để xác định tài sản, xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở những thông tin này còn giúp quản trị các cấp trong nội bộ doanh nghiệp ra các quyết định tác nghiệp hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng
Các phương pháp xác định chi phí chủ yếu
Phương pháp xác định chi phí theo công việc
2.1.1.Khái niệm
Phương pháp xác định chi phí theo công việc là việc ghi chép lại một cách chi tiết những thông tin về chi phí sản xuất của từng sản phẩm , từng nhóm sản phẩm tương tự nhau.
2.1.2.Nội dung của phương pháp xác
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status