Quản lý Nhà nước đối với sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tại địa bàn Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Quản lý Nhà nước đối với sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam tại địa bàn Hà Nội



 
Lời mở đầu 2
Chương I 3
Quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa 3
1/ Lịch sử hình thành và phát triển nhãn hiệu hàng hóa 3
1.1/ Trên thế giới 3
1.2/ Ở Việt Nam 8
2/ Quản lý Nhà nước sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa 13
2.1/ SHTT nhãn hiệu hàng hóa 13
2.2/ Quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam 15
Chương II 15
Thực trạng quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa trong giai đoạn 2005-2007 15
1/ Thực trạng về SHTT nhãn hiệu hàng hóa 15
1.1/ Thực trạng chung 15
1.2/ Tại địa bàn Hà Nội 17
1.3/ Đánh giá, kết luận 20
2/ Thực trạng quản lý nhà nước đối với SHTT nhãn hiệu trong Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam giai đoạn 2005-2007 tại địa bàn Hà Nội 21
2.1/ Hệ thống các văn bản Luật và dưới luật liên quan đến quản lý SHTT nhãn hiệu hàng hóa 21
2.1.1/ Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam ban hành năm 2005 21
2.1.2/ Một số nghị định, thông tư liên quan đến SHTT nhãn hiệu 25
2.1.3/ Một số hiệp ước quốc tế liên quan đến SHTT nhãn hiệu hàng hóa 29
2.1.3.1/ Hiệp ước marid 29
2.1.3.2/ Hiệp ước nhãn hiệu 30
2.1.3.3/ Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 31
2.2/ Quy trình xét duyệt và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 31
2.2.1/ Quy trinh xét duyệt truyền thống 31
2.2.2/ Hệ thống quản trị sở hữu công nghiệp-IPAS 37
2.2.3/ Hệ thống nộp đơn điện tử phi trực tuyến 39
2.3/ Hệ thống quản lý thông tin về nhãn hiệu hàng hóa 42
2.4/ Hoạt động thanh tra, kiểm tra của Cục 44
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h biểu diễn của các nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình
(3) Sáng chế và giải pháp hữu ích trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người
(4) Các phát minh khoa học
(5) Kiều dáng công nghiệp;
(6) Nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn thương mại và tên thương mại
(7) Bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh
Kể từ khi thông qua công ước này, quyền sở hữu trí tuệ còn được mở rộng thêm, bao gồm đối với giống cây trồng, mạch dẫn tích hợp bán dẫn, bí mật thương mại và thông tin bí mật và thể hiện nghệ thuật truyền thống dân gian. Một danh mục đầy đủ hơn về các quyền sở hữu trí tuệ được liệt kê trong phần II của hiệp định TRIPS với danh nghĩa là các đối tượng của hiệp định nay, cụ thể là quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và thông tin bí mật
Sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhánh: Sở hữu công nghiệp và quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả.
Tuy nhiên đứng trên góc độ người nghiên cứu xin mạnh dạn đưa ra một số ý hiểu về lĩnh vực SHTT:
Sở hữu: là thuật ngữ dùng để chỉ quyền của mỗi người đối với tài sản mà người đó hay còn gọi là quyền sở hữu. Quyền sở hữu bao gồm ba quyền năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản tương ứng.
Tài sản: là đối tượng của sở hữu, bao gồm: tài sản vật chất và tài sản trí tuệ.
Tài sản vật chất: bao gồm vật có thực, tiền, các giấy tờ trị giá bằng tiền và các quyền về tài sản; chúng được chia thành bất động sản (đất đai, nhà ở, công trình xây dựng...) và động sản (những tài sản không phải là bất động sản: đồ dùng cá nhân, các phương tiện đi lại, trang thiết bị gia đình....).
Tài sản trí tuệ: là sản phẩm do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo, bao gồm các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật (tiểu thuyết thơ ca, các tác phẩm điêu khắc, hội họa...) và các thành quả sáng tạo khoa học kỹ thuật (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp....).
Sở hữu trí tuệ: là khái niệm dùng để chỉ quyền của chủ thể  đối với tài sản trí tuệ tương ứng. Sở hữu trí tuệ được chia thành hai lĩnh vực chủ yếu bao gồm sở hữu công nghiệp và bản quyền.
b/ SHTT nhãn hiệu hàng hóa
Từ khái quát về SHTT ở phần trên ta có thể hiểu một cách khái quát về sở hữu trí tuệ nhãn hiệu hàng hóa : Nhãn hiệu hàng hóa một mặt là sản phẩm trí tuệ và sáng tạo của cá nhân , tập thể để phân biệt hàng hóa của mình với các doanh nghiệp khác vì vậy các cá nhân, tập thể đó có quyền sở hữu nó và được quyền yêu cầu bảo hộ nó vì nó là sản phẩm phải tốn chất xám, công sức và vật chất để tạo ra, mặt khác nó là cơ sở để các cơ quan chức năng dám sát hoạt động kinh doanh và tuân thủ theo pháp luật của các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy đứng trên cả hai khía cạnh kinh doanh và quản lý thì SHTT nhãn hiệu hàng hóa là bộ phận quan trọng không thể không hiểu và áp dụng một cách chính xác và thống nhất. Tuy nhiên ở Việt Nam, hiểu rõ và hiểu chính xác về nó không phải nhiều doanh nghiệp thậm chí cơ quan quản lý nhà nước làm được. SHTT nhãn hiệu hàng hóa trước đây chỉ áp dụng với các sản phẩm là hàng hóa nhưng ngày nay nó đã được mở rộng ra cả dịch vụ.
2.2/ Quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam
Quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa là một trong các hoạt động để quản lý kinh tế cũng như thực hiện các chính sách giám sát, thực thi pháp luật trong lĩnh vực này. Năm 2005, luật SHTT ra đời là một bước tiến lớn và là cơ sở để các cơ quan quản lý trong lĩnh vực SHTT thực hiện tốt hơn hoạt động quản lý nhãn hiệu trên thị trường. Thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa có một số cơ quan chủ yếu là :Cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp ( Cục SHTT Việt Nam); Các cơ quan quản lý thị trường; Cơ quan Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và du lịch; Ủy ban nhân dân các cấp; Cơ quan công an và các cơ quan hành pháp khác ( Cục hải quan )
Chương II
Thực trạng quản lý nhà nước về SHTT nhãn hiệu hàng hóa trong giai đoạn 2005-2007
1/ Thực trạng về SHTT nhãn hiệu hàng hóa
1.1/ Thực trạng chung
Việc sản xuất hàng giả, hàng nhái đã trở thành một ngành công nghiệp có qui mô lớn nằm rải rác khắp nơi. Có thể tìm thấy dễ dàng trên đường Nguyễn Trãi hay Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM) những áo thun từ xuất xứ trong nước đến Hong Kong, TQ, Thái Lan, Indonesia, Ý... với số lượng lớn, có giá thượng vàng hạ cám từ 60.000-300.000 đồng/chiếc, gồm các nhãn hiệu CK, Dolce & Gabbana hay Chanel, Versace... nổi tiếng. Ngay đồ chơi trẻ em, công nghiệp sản xuất hàng nhái, hàng giả tại TQ và Đông Nam Á đã chiếm tỉ lệ 80% trên thị trường thế giới, thu về hằng năm trên 4 tỉ đôla chứ không còn là hàng thủ công như xưa kia.
Trong lĩnh vực sản xuất xe máy: Honda bị vi phạm quyền SHCN nhiều nhất vì đây là thương hiệu mạnh. Không chỉ một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước mà một số liên doanh nước ngoài cũng làm nhái kiểu dáng, phụ tùng của Honda. Cứ mỗi khi có một dòng xe mới ra đời, không bao lâu sau trên thị trường đã xuất hiện những chiếc xe "hệt 100%", chỉ khác tên gọi. Dòng xe Best của Suzuki, Jupiter của Yamaha được làm nhái khá nhiều.Giá một chiếc Honda giả, nhái có từ 5,2-12 triệu không kể cả giá cao ngất trời của một chiếc Dylan hay SH chính gốc Nhật là 7.000-8.000 đôla (tương đương giá một chiếc ôtô mới cỡ nhỏ ở Mỹ), trong khi hàng giả của TQ chào bán 30 triệu đồng (tương đương 1.600-1.700 đôla. Từ sản phẩm công nghiệp nhẹ đến cơ khí như máy phay - bào - tiện, thổi nhựa, khuôn mẫu cho ngành bao bì, thực phẩm, in ấn, đúc... đều có tương tự các nhãn hiệu thế giới tại thị trường trung gian ở Hong Kong, Đài Loan hay các nước dung dưỡng và tiêu thụ hàng nhái ở khắp nơi.
Danh sách hàng hiệu bị làm giả, nhái nhiều nhất là giày thể thao, túi xách phụ nữ, quần áo, đồng hồ, công cụ gia đình bằng điện (tủ lạnh, TV, video...), phần mềm máy tính, phim ảnh, đĩa DVD, VCD, thuốc lá, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, nữ trang, thuốc chữa bệnh... (theo vietbao.vn :
Mỗi năm Cục Quản lý thị trường phát hiện và xử lý khoảng 5.000 vụ sản xuất và tiêu thụ hàng giả, trong đó hình thức "mượn" nhãn hiệu có tên tuổi chiếm phần lớn. Theo phản ánh của một số công ty sản xuất xe máy thì nhiều hộ kinh doanh đã bước đầu nhận thức được hành vi vi phạm quyền SHCN và hậu quả pháp lý của nó. Nhiều hộ đã yêu cầu các nhà sản xuất, lắp ráp xe máy trong nước phải cam kết sản phẩm của mình không vi phạm quyền SHCN
Trong lĩnh vực dược phẩm, theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), mỗi năm Việt Nam có khoảng 80 bằng độc quyền được cấp liên quan đến dược phẩm. Tuy nhiên, đó hầu hết là các loại dược phẩm nước ngoài, trong khi doanh nghiệp dược trong nước cũng như cơ quan quản lý chưa thích ứng kịp với các quy định liên quan đến vấn đề này. Điều này đồng nghĩa với việc các sản phẩm dược nội địa đã và đang đứng
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status