Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (APECs) - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (APECs)



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 3
1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán. 3
1.1.2. Các mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán của CTCK 4
1.1.3. Phân loại công ty chứng khoán 6
1.1.3.1. Dựa vào loại hình tổ chức 6
1.1.3.2. Phân loại theo hình thức kinh doanh 7
1.1.4. Vai trò công ty chứng khoán 9
1.1.4.1. Đối với thị trường chứng khoán: 9
1.1.4.2. Đối với các tổ chức phát hành: 10
1.1.4.3. Đối với nhà đầu tư: 11
1.1.4.4. Đối với các cơ quan quản lý thị trường: 12
1.1.5. Khái quát những nghiệp vụ chính của một công ty chứng khoán 12
1.1.5.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán 12
1.1.5.2. Tự doanh chứng khoán 13
1.1.5.3. Đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành chứng khoán 14
1.1.5.4. Quản lý danh mục đầu tư 14
1.1.5.5. Tư vấn và đầu tư chứng khoán 15
1.1.5.6. Các hoạt động phụ trợ 16
1.2. Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán 17
1.2.1. Khái niệm 17
1.2.2. Đặc điểm hoạt động môi giới chứng khoán 18
1.2.3. Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán 19
1.2.3.1. Đối với nhà đầu tư 19
1.2.3.2. Đối với công ty chứng khoán 22
1.2.3.3. Đối với thị trường 22
1.2.4. Quy trình của hoạt động môi giới chứng khoán 24
1.2.5. Nguyên tắc hoạt động môi giới chứng khoán 28
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động môi giới chứng khoán 31
1.2.6.1. Nhân tố chủ quan 31
1.2.6.2 Nhân tố khách quan 34
 
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APECs 37
2.1. Khái quát về CTCK APECs 37
2.1.1. Giới thiệu chung về CTCK APECs 37
2.1.1.2. Chi nhánh và đại lý nhận lệnh 38
2.1.2. Các dịch vụ chủ yếu 42
2.1.3. Mô hình tổ chức của công ty 44
2.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban. 45
2.1.4. Cơ cấu nhân sự 48
2.2. Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCK APECs 51
2.2.1. Hoạt động môi giới tại CTCK APECs 51
2.2.2.Kết quả đạt được 53
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCK APECs 56
2.3.1. Những thành tựu đạt được 56
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 58
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN APECs 62
3.1. Cơ sở của việc phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán APECs 62
3.1.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam 62
3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty 63
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCK APECs 70
3.3. Một số kiến nghị 74
3.3.1. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán nhà nước 74
3.3.2. Kiến nghị đối với Công ty 76
KẾT LUẬN 77
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


những nguyên tắc chung sau:
Hoạt động môi giới phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, phải tuân thủ các quy định của công ty và tuân thủ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp.
Người lãnh đạo công ty chứng khoán phải chỉ đạo thực hiện họat động môi giới trong phạm vi, quy mô phù hợp với tình hình thị trường, tiềm lực tài chính và năng lực, trình độ của nhân viên môi giới, nhân viên giao dịch, đảm bảo an toàn, hiệu quả, kiểm soát được rủi ro.
Phải có sự quản lý tách bạch tiền và chứng khoán của từng khách hàng, sử dụng tiền và chứng khoán trên tài khoản của khách hàng theo đúng hợp đồng đã ký.
Người môi giới là thay mặt của khách hàng khi thực hiện giao dịch nên:
+ Hoạt động môi giới của công ty chứng khoán chỉ được thực hiện khi công ty ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng.
+ Chỉ được thực hiện lệnh của khách hàng, khi khách hàng có đủ các điều kiện về tiền hay chứng khoán ký quỹ theo quy định.
+ Phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty và của nhân viên môi giới.
Người môi giới là thay mặt của công ty khi tiếp xúc khách hàng nên phải luôn thận trọng khi tư vấn và nhắc nhở khách hàng.
+ Giá trị cuả chứng khoán luôn thay đổi theo các yếu tố kinh tế và tâm lý;
+ Những lời tư vấn có thể là hoàn toàn không chính xác;
+ Khách hàng cần được biết công ty chứng khoán không chịu trách nhiệm về những lời tư vấn;
+ Phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin thị trường cho khách hàng, bảo mật thông tin cho khách hàng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người môi giới cần tuân theo các quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động môi giới:
+ Phải cẩn trọng khi hành nghề: phải hiểu rõ khách hàng về thông tin cá nhân cơ bản, về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư; trên cơ sở đó phải tư vấn phù hợp cho khách hàng;
+ Phải trung thực, công bằng trong họat động môi giới: phải ưu tiên lợi ích của khách hàng; phải tôn trọng tài sản của khách hàng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng; phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho khách hàng, đặc biệt không gợi ý khách hàng mua bán vì lợi ích riêng, không thúc giục khách hàng mua bán quá nhiều một loại chứng khoán; không đưa ra những lời hứa hẹn đảm bảo lợi ích của khách hàng sẽ nhận được; không có hành vi và biểu hiện có thể gây ra sự hiểu lầm về sự trung thực, độ tin cậy cho khách hàng;
+ Hoạt động phải mang tính chuyên nghiệp: nhân viên thực hiện theo đúng yêu cầu của khách hàng, tuân theo quy định về nghiệp vụ, quy định khác của công ty. Đặc biệt người môi giới cần thường xuyên học tập nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ;
+ Phải bảo mật: bảo quản hồ sơ, tài liệu của khách hàng; không được thảo luận bất kỳ thông tin nào về khách hàng với người không có liên quan; không sử dụng thông tin của khách hàng dưới bất cứ hình thức nào để tác động tới các giao dịch vì lợi ích của nhân viên môi giới, của công ty hay của khách hàng khác.
Bên cạnh đó, hoạt động môi giới chứng khoán còn có quy định rõ về hành vi bị cấm không được thực hiện. Đó là:
Chỉ những người đã được cấp giấy phép hành nghề hay được công ty cho phép mới được thực hiện các giao dịch cho khách hàng.
Không được sử dụng những thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hay cho bên thứ ba;
Không được tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hay tư vấn cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ;
Không được giao dịch chứng khoán mà không thay đổi quyền sở hữu chứng khoán;
Không được thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo cung cấp giả tạo;
Không được tham gia lôi kéo người khác liên tục mua, bán thao túng giá chứng khoán;
Không được tạo dựng truyền bá thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các họat động giao dịch chứng khoán;
Không được làm trái lệnh của khách hàng hay không cung cấp xác nhận giao dịch theo quy định hay tự ý mua, bán chứng khoán trên tài khoản của khách hàng;
Không được có quan hệ tài chính cá nhân với khách hàng, nếu có phải công khai báo cáo với công ty;
Không được nhận ủy quyền của khách hàng để quyết định lựa chọn chủng loại, số lượng, giá cả chứng khoán và thực hiện các giao dịch mua bán trên tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng mở tại công ty chứng khoán đó;
Không được nhận bất cứ khoản thù lao nào ngoài việc thu phí môi giới của khách hàng theo quy định của công ty;
Không được có hành vi nào có thể gây hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào;
Không được mượn danh nghĩa của khách hàng để mua, bán chứng khoán hay có hành vi khác làm thiệt hại đến lợi ích của khách hàng;
Không được lợi dụng vị trí, công việc, quyền hạn và nhiệm vụ của mình để làm lợi cá nhân, gây thiệt hại về uy tín, tài sản của công ty chứng khoán, thực hiện các hành vi bị cấm khác theo quy định của công ty và của pháp luật có liên quan hiện hành
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động môi giới chứng khoán
1.2.6.1. Nhân tố chủ quan
Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động môi giới của công ty chứng khoán. Những nhân tố này xuất phát từ chính bản thân công ty; nó thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của hoạt động môi giới
Vốn
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn. Riêng kinh doanh chứng khoán thì ngoài các điều kiện về chuyên môn còn có điều kiện về tài chính. Ở Việt Nam quy định phải có vốn tối thiểu là bằng vốn pháp định. Đối với họat động môi giới của công ty chứng khoán vốn pháp định là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu công ty mà có nhiều vốn đầu tư cho hoạt động này thì hiệu quả chắc chắn sẽ cao hơn nhiều. Bởi hoạt động môi giới đòi hỏi khá nhiều chi phí khi hoạt động. Đó là:
Chi phí cho máy móc thiết bị về công nghệ thông tin vì hệ thống giao dịch của toàn thị trường diễn ra liên tục, thay đổi trên diện rộng. Hay máy móc phục vụ cho tìm kiếm, phân tích thông tin,
Chi phí để đào tạo và duy trì đội ngũ nhân viên môi giới lành nghề.
Chi phí nghiên cứu thị trường, khách hàng để xây dựng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho phù hợp.
Chi phí cho hoạt động Marketing, quảng cáo, tìm kiếm khách hàng,
Ngoài ra, vốn điều lệ cũng là một vấn đề bất cứ ai cũng quan tâm đến. Bởi vốn này lớn sẽ tạo niềm tin cho khách hàng là công ty hay họat động đó mới có thể thực hiện tốt được, mới có thể mở rộng mạng lưới chi nhánh thu hút khách hàng. Khi nhà đầu tư tìm đến với công ty có vốn lớn họ cũng kỳ vọng rằng nhu cầu của họ cũng được đáp ứng hiệu quả nhất.
Yếu tố con người
Một công ty có đội ngũ nhân viên với số lượng phù hợp, chuyên môn cao, tận tâm với công việc thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ thành công.
Còn đối với hoạt động môi giới chứng khoán mang nhiều nét đặc trưng như vậy thì đòi hỏi về yếu tố con người càng cao hơn. Người môi giới chứng khoán không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn, ki
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status