Ước lượng hệ số rủi ro bêta của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Ước lượng hệ số rủi ro bêta của danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 2
1. Khái niệm và bản chất thị trường chứng khoán 2
2. Chức năng của thị trường chứng khoán 3
2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế 3
2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng 3
2.3. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán 3
2.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp 3
2.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô 4
3. Các chủ thể trên thị trường chứng khoán 4
3.1. Nhà phát hành 4
3.2. Nhà đầu tư 4
3.3. Các tổ chức tài chính trung gian 6
3.4. Sở Giao dịch chứng khoán, thị trường phi tập trung (OTC) và Trung tâm lưu ký 6
3.5. Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán 7
4. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán 7
II. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 9
1. Lịch sử hình thành 9
2. Thị trường chứng khoán Việt Nam 10
3. Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán 12
CHƯƠNG II: HỆ SỐ BETA CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH 15
I. HỆ SỐ BETA CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ 15
1. Khái niệm về hệ số beta trong mô hình CAPhần mềm 17
2. Danh mục đầu tư và sự phòng hộ rủi ro của danh mục đầu tư 18
2.1. Lý thuyết danh mục đầu tư 18
2.2. Rủi ro của danh mục đầu tư 22
2.3. Phòng hộ rủi ro của danh mục đầu tư bằng các công cụ phái sinh 23
3. Ý nghĩa và vai trò của hệ số beta của danh mục 30
3.1. Danh mục hỗn hợp 30
3.2. Danh mục thuần nhất ( ngành kinh tế) 31
II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HỆ SỐ BÊTA CỦA DANH MỤC 31
1. Các giả thiết 31
2. Thiết lập danh mục thị trường 32
3. Đường thị trường vốn và đường thị trường chứng khoán 34
3.1. Đường thị trường vốn 34
3.2. Đường thị trường chứng khoán 35
4. Mô hình CAPhần mềm 36
4. Mô hình chỉ số đơn 37
4.1. Giả thiết 37
4.2. Mô hình 38
CHƯƠNG III: ÁP DỤNG TÍNH TOÁN HỆ SỐ BÊTA CHO MỘT DANH MỤC CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 39
I. LỰA CHỌN DANH MỤC THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 39
1. Lựa chọn chỉ tiêu tài chính 39
1.1. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 39
1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) 39
1.3. Cổ tức 40
1.4. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ( EPS ) 40
1.5. Giá trên thu nhập của cổ phiếu ( P/E ) 40
1.6. Giá trị sổ sách của cổ phiếu phổ thông 41
2. Xây dựng danh mục 41
II. XÁC ĐỊNH HỆ SỐ BÊTA CỦA DANH MỤC 42
1. Xác định tỉ trọng của danh mục bằng phương pháp EGP 42
1.1. Các giả thiết 42
1.2. Thuật toán EGP 44
III. ĐỀ XUẤT VIỆC SỬ DỤNG HỆ SỐ BÊTA CỦA DANH MỤC 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thể bị phạt tù hay cả hai hình thức trên. Nói chung ở một số nước có thị trường phát triển, các biện phát thanh tra xử lý vi phạm, cưỡng chế thực thi luôn được thực hiện chặt chẽ nhằm ngăn chặn các hành vi giao dịch không công bằng, tăng cường hiệu quả của công việc quản lý nhà nước đối với thị trường, giúp thị trường phát triển ổn định và hiệu quả.
CHƯƠNG II: HỆ SỐ BETA CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ
VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH
I. HỆ SỐ BETA CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ
Khi nhà đầu tư thiết lập một danh mục đa dạng hoá đầu tư, rủi ro phi hệ thống là loại đầu tư không được thị trường trả giá. Nói cách khác, thị trường chỉ chấp nhận mang lại thu nhập cao hơn cho tài sản có mức rủi ro thị trường lớn hơn chứ không phải mức tổng rủi ro lớn hơn. Do đó, vấn đề đặt ra là để xác định mức thu nhập mong đợi của đầu tư vào một tài sản người ta cần đo lường “ mức rủi ro thị trường” của tài sản đó ( mức mà thị trường trả giá cho nó). Hệ số bêta là hệ số đo lường mức rủi ro thị trường này của từng tài sản cũng như của từng danh mục.
Các chuyên gia tài chính cho rằng các tài sản khác nhau mang theo mình những rủi ro không đa dạng hoá được khác nhau phụ thuộc vào sự biến động của chúng so với sự biến động của toàn thể thị trường. Hệ số bêta là hệ số đo lường sự biến động trong lợi suất của lợi suất toàn thể thị trường trong từng thời kỳ.
Theo định nghĩa trong từ điển tài chính Collins thì : hệ số bêta là một đại lượng đo lường sự phản ứng của lợi suất kỳ vọng của một chứng khoán tài chính riêng biệt, có liên quan tới những biến động trong lợi suất kỳ vọng trung bình của các chứng khoán còn lại trong thị trường. Hệ số bêta được coi như một thước đo rủi ro thị trường của một cổ phiếu. Hệ số bêta liên kết lợi suất của cổ phiếu với lợi suất của cổ phiếu với lợi suất trung bình của thị trường. Rủi ro thị trường bình quân của tất cả các cổ phiếu trên thị trường bằng 1, đó là, việc tăng 10% trong lợi nhuận thị trường được phản ánh như 10% tăng thêm trong lợi nhuận một chứng khoán A. Nếu lợi suất của một chứng khoán B, là 20%, nhưng chỉ có 10% tăng thêm trong lợi suất thị trường, thì chứng khoán này có β =2 chỉ ra một rủi ro lớn hơn của thị trường. Nếu một chứng khoán C có β =0.5, điều đó nói lên chứng khoán này ít rủi ro hơn thị trường chung”.
Hệ số beta cũng được xem như là một yếu tố “ đòn bẩy” đối với lợi nhuận của tài sản tài chính. Khi phần bù rủi ro thị trường (Rm-Rf) thay đổi 1% thì lợi nhuận kỳ vọng của tài sản tài chính thay đổi β %.
Trên thị trường đầu tư, hệ số bêta được tính toán và sử dụng rất rộng rãi trong việc tạo ra các quyết định đầu tư và đánh giá hoạt động của các nhà quản lý đầu tư, trong phân tích cũng như hoạch định chiến lược đầu tư.
Do hệ số bêta là hệ số đo lường mức độ rủi ro, khi xác định được hệ số đo lường mức độ rủi ro, khi xác định được hệ số bêta của công ty mình, các nhà quản lý đồng thời ước lượng được rủi ro mà công ty mình đang gánh chịu, trên cơ sở đó họ có thể đưa ra những đối sách hợp lý trong chiến lược phát triển của công ty.
Trên một thị trường tài chính chuyên nghiệp, nơi mà việc đầu tư vào các tài sản tài chính được thực hiện theo các danh mục và được quản lý bởi các nhà quản lý đầu tư, hệ số bêta sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để các nhà quản lý lựa chọn tài sản vào danh mục của mình. Hơn thế dựa vào thước đo này các nhà quản lý sẽ cho người đầu tư của mình biết mức rủi ro thị trường (rủi ro hệ thống) mà họ gánh chịu theo mục tiêu họ đặt ra. Với hệ số bêta, thước đo về mức độ thành công trong hoạt động đầu tưu và quản lý được đo lường và thể hiện rõ ràng hơn.
Như vậy, chúng ta có thể thấy hệ số bêta có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá cổ phiếu, tài sản tài chính của các công ty trên thị trường cũng như trong các hoạt động đầu tư. Một thị trường phát triển cần có những danh mục công bố bêta của các tài sản trên thị trường.
Có rất nhiều phưong pháp để ước lượng hệ số rủi ro bêta cho các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Việc sử dụng phương pháp nào tuỳ từng trường hợp vào sự phù hợp của phương pháp đó với thị trường đang xét, tuỳ từng trường hợp vào ý muốn chủ quan của người đánh giá, cũng như phụ thuộc vào hiệu quả mà phương pháp đó mang lại. Các phương pháp thường được sử dụng là:
+ Ước lượng bêta thông qua các phương pháp đơn giản bằng đồ thị.
+ Ước lượng bêta bằng mô hình chỉ số đơn.
+ Ước lượng bêta bằng mô hình CAPhần mềm dựa trên số liệu lịch sử
Trong đó ước lượng beta qua mô hình CAPhần mềm là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất.
1. Khái niệm về hệ số beta trong mô hình CAPhần mềm
- Hệ số beta của một chứng khoán theo mô hình CAPhần mềm :
E(ri) = rf + * (13)
Trong đó:
E(ri) : Là lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu i.
Rf : Là lợi suất phi rủi ro trên thị trường.
E(rm): Là lợi suất kỳ vọng của thị trường.
: Là thước đo về mức độ rủi ro của tài sản.
=
Hệ số bêta của một chứng khoán xác định theo mô hình CAPhần mềm là thước đo rủi ro của chứng khoán, nó xác định số phần trăm thay đổi lợi suất kì vọng của một chứng khoán khi có 1 % thay đổi trong lợi suất của danh mục thị trường. Hay nói cách khác nó là thước đo mức độ biến động của lợi suất chứng khoán so với danh mục thị trường.
- Danh mục đầu tư là việc một nhà đầu tư thực hiện đầu tư bằng cách lựa chọn các vị thế của các tài sản và tập hợp chúng gọi là danh mục đầu tư.
- Hệ số bêta của một danh mục đầu tư : Là thước đo mức độ biến động của một danh mục đầu tư so với danh mục thị trường. Nó được xác đinh dựa trên tỉ trọng của các tài sản trong danh mục cùng với các hệ số bêta tương ứng. Hệ số bêta của danh mục được xác định như sau :
Trong đó : - βP là hệ số beta của danh mục
- βi là hệ số beta của một chứng khoán
- ωi là tỉ trọng của chứng khoán i trong danh mục
2. Danh mục đầu tư và sự phòng hộ rủi ro của danh mục đầu tư
2.1. Lý thuyết danh mục đầu tư
2.1.1. Khái niệm về danh mục đầu tư
Danh mục đầu tư là một nhóm các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, hay một số tài sản khác như bất động sản, quyền chọn,.. do một nhà đầu tư hay một tổ chức nắm giữ. Trên thị trường chứng khoán thì danh mục đầu tư ở đây nghĩa là việc nắm giữ các tài sản là các chứng khoán.
Hay có thể nói danh mục đầu tư là việc một nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư bằng cách chọn lựa vị thế đối với các tài sản, và tập hợp các vị thế này gọi là một danh mục đầu tư.
Có nhiều cách để thể hiện một danh mục đầu tư nhưng cách thuận lợi nhất là thể hiện dưới dạng tỉ trọng các tài sản đầu tư trong danh mục. Ví dụ có danh mục P: với, là tỉ trọng của tài sản thứ i.
Phân tích và quản lý danh mục đầu tư là dựa vào thái độ đối với rủi ro của nhà đầu tư, phân tích biến động chứng khoán từ đó điều chỉnh vị thế các tài sản trong danh mục. Hai yếu tố quan trọng phải xem xét đó là lợi suất, và...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status