Lạm phát và các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam thời gian vừa qua - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Lạm phát và các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam thời gian vừa qua



Vấn đề lạm phát của nền kinh tế nước ta đã được đưa ra nhiều từ giữa năm 2007. Có thể thấy, liên tục từ 1998 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP năm sau đều cao hơn năm trước và năm 2007 đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, cũng đã có sự thông báo về sự tăng trưởng nóng, về sự bền vững của tăng trưởng.
 Trước tình hình và diễn biến của nền kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên số hàng đầu.
Giá cả leo thang làm cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp điêu đứng. Không chỉ giá lương thực thực phẩm leo lên vùn vụt, mà giá than, giá vật liệu xây dựng và giá một số dịch vụ cũng tăng lên. Hiện tượng mức giá chung tăng đều đặn được gọi là lạm phát. Người ta dùng nhiều chỉ số để đo lạm phát và chỉ số quen thuộc nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ững của nền kinh tế. Xét trên giác độ này, ngân hàng trung ương đã không thực hiện được chức năng định hướng các ngân hàng chuyên doanh hoạt động hiệu quả. Thực tế là, ngân hàng trung ương có rất ít mối quan hệ với các ngân hàng chuyên doanh. Mối quan hệ tương tác xét trên bình diện quản lý kinh tế thực sự là chưa được xác lập. Bằng chứng là, các hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng chuyên doanh, về cơ bản không có mối liên hệ nào với ngân hàng trung ương. Rõ ràng là các hoạt động tín dụng của ngân hàng vì mục tiêu đầu cơ trong TTCK và thị trường bất động sản đã tồn tại trong một thời gian dài, trong khi ngân hàng trung uơng thực ra chỉ tồn tại bên cạnh nó như một cơ quan quản lý hành chính bất lực trước các hoạt động đầu cơ của các ngân hàng chuyên doanh. Với một hệ thống ngân hàng như vậy, lạm phát chỉ là vấn đề thời gian ngay cả trong trường hợp giá nguyên liệu thế giới cũng như giá lương thực thực phẩm không tăng. Nói khác đi, lạm phát nhất định sẽ xảy ra mà không phụ thuộc vào tăng giá lương thực, thực phẩm cũng như tăng giá nguyên liệu trên thị trường thế giới ở mức độ nào.
1.5. Thứ năm là Lạm phát do chính sách tiền tệ:
Lạm phát có được bước nhảy vọt ngoặt mục như thế phần lớn từ chính sách thiếu đồng bộ giữa ngân hàng và bộ tài chính.
Vấn đề nhảy vọt có nguyên nhân khá rõ ràng. Ngân hàng (NH) phải mua vào số lượng lớn ngoại tệ (đầu tư trực tiếp và đặc biệt là đầu tư vào TTCK.Thời báo Kinh tế Sàigòn (số 10/2008) đã đưa thông tin rất quan trọng cho biết, Ngân hàng Nhà  nước (NHNN) nửa đầu năm 2007 đã tung ra 105 ngàn tỉ đồng để mua vào 6,5 tỉ USD làm dự trữ ngoại tệ, sau đó lại tung thêm 40 ngàn tỉ đồng để mua thêm 2,5 tỉ USD . Như vậy tổng số tiền tung ra mua 9 tỉ USD ngoại tệ là 145 ngàn tỉ đồng.
Muốn tăng trưởng kinh tế liên tục và ở mức cao đòi hỏi phải thúc đẩy đầu tư mạnh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều, như vậy lượng tiền đưa vào lưu thông cũng phải tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, khi chênh lệch giữa mức tăng cung tiền và tăng tổng sản phẩm quốc gia (GDP) trở nên quá lớn thì áp lực lạm phát tiền tệ cũng sẽ nảy sinh.
Như đã được đề cập, cung tiền ở Việt Nam tăng mạnh trong năm 2007 là do vốn nước ngoài chảy vào tăng đột biến (gồm cả đầu tư và kiều hối), từ đó buộc Ngân hàng nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng. Việc mua đó đồng nghĩa với tung thêm tiền đồng Viêt Nam vào lưu thông, nhưng không thể không mua được vì một mặt để tăng thêm dự trữ ngoại tệ cho nhập khẩu, mặt khác là để thu hút luồng vốn từ bên ngoài vào phát triển kinh tế.  Nhưng theo các nhà kinh tế, không mua USD vào còn tồi tệ hơn, làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trong nước. Bởi vậy, hoạt động nghiệp vụ tiền tệ thu gom hơn 90 000 tỉ đồng trong năm 2007 là giải pháp đúng của Ngân hàng nhà nước.
Nhưng lạm phát bùng lên trong năm 2007 và hai tháng đầu năm 2008 là do nhiều nguyên nhân, thậm chí có cả nguyên nhân tích tụ từ lâu do đầu tư kém hiệu quả (hệ số ICOR tăng), cuối cùng thể hiện ở chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng cung tiền của Việt Nam đã ngày một dãn rộng trong vòng 3 năm qua. Trong khoảng thời gian 2 năm rưỡi, tính từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6-2007, GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%. Trong cùng giai đoạn này, GDP của Trung Quốc tăng 29%, nhưng mức cung tiền chỉ tăng 50%. Chênh lệch giữa tăng GDP và tăng cung tiền của Thái Lan là hầu như không đáng kể.
1.6. Thứ sáu là Lạm phát do tỉ giá hối đoái VND:
Neo tỷ giá cứng nhắc với USD dẫn đến cung tiền tăng mạnh
Kinh tế Việt Nam trẻ, được đánh giá có nhiều tiềm năng và triển vọng về cơ hội đầu tư do vậy sau khi gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đột biến (chỉ tính riêng năm 2007 đã tới 20 tỉ USD). Về nguyên tắc khi luồng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng, Việt Nam Đồng (VNĐ) sẽ lên giá để tạo ra điểm cân bằng.
Tuy nhiên, với chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu, NHNN Việt Nam phát hành VNĐ mua lại lượng ngoại tệ này với mục đích kìm tỉ giá của VNĐ với đồng Đô la Mỹ (USD) thấp hơn điểm cân bằng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu về giá cả. Giữ VNĐ yếu có thể coi là một hình thức trợ giá cho hàng xuất khẩu và phát huy ở trong những điều kiện kinh tế thế giới nhất định. Tuy nhiên, mặt trái thứ nhất của chính sách này là do phải tung VNĐ ra mua lại lượng ngoại tệ chảy vào, lượng cung tiền của Việt Nam từ năm 2005 đến nay tăng tổng cộng 135%. Đây là mức tăng rất lớn mặc dù NHNN đã có nỗ lực hút lại một phần cung tiền.
Neo tỷ giá với USD đang mất giá mạnh trên toàn cầu khiến chi phí cho sản xuất trong nước tăng
Tuy nhiên tỷ giá của VND trong thời gian này hầu như không biến đổi so với USD (tính đến cuối tháng 2/2008 chỉ tăng 0.24% so với 2006). Do đó qua việc neo tỉ giá, VNĐ cũng giảm trung bình 15% so với các ngoại tệ mạnh khác. Chính sách VNĐ yếu mặc dù có thể thúc đẩy xuất khẩu nhưng đồng thời lại góp phần “nhập khẩu lạm phát “vào Viet Nam. Lí do là sản xuất tại Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào các nguyên vật liệu nhập khẩu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, máy mócSự mất giá của USD hay nói cách khác là sự tăng giá thành của các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu cho sản xuất tính bằng VNĐ dưới chế độ tỷ giá neo là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí sản xuất trong nước tăng, kéo theo giá cả hàng hóa tăng theo. Chi phí cho sản xuất tăng cao, lượng cung tiền lớn do vậy lạm phát phi mã là không tránh khỏi.
1.7. Thứ bảy Lạm phát do bội chi ngân sách:
Theo đánh giá của IMF thì bội chi ngân sách của Việt Nam là 6,6%GDP lớn hơn mức độ bội chi tối đa cho phép là 5%. Chính phủ có thể hồi phục sự ổn định tương đối nhanh chóng bằng kiểm soát chi tiêu công và tiền vay của doanh nghiệp nhà nước. Vào đầu những năm 90, e sợ vì hoạt động kém hiệu quả của các công ty nhà nước khiến chính phủ quyết định thành lập các tổng công ty và tập đoàn kinh tế, theo hình mẫu keiretsu của Nhật và chaebol của Hàn Quốc. Ý định ban đầu là quy mô lớn sẽ giúp các công ty cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Các NHTM đang phải huy động vốn trong dân với lãi suất từ 10-11%/năm. Trong khi bị bắt buộc mua tín phiếu của NHNN với lãi suất 7,8%. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất sẽ tăng cao, có nghĩa là giá thành sản phẩm sẽ không thể nào giảm được. Giá cả vì thế lại tiếp tục leo thang. Như vậy, nếu tình trạng này kéo dài, cuộc chiến chống lạm phát do NHNN khởi xướng với những công cụ tưởng như rất kịp thời và đúng tiêu chuẩn quốc tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô, giảm thiểu gánh nặng lạm phát cho doanh nghiệp và nâng cao đời sống người dân về bản chất đang trở thành cuộc đùn đẩy trách nhiệm và chi phí chống lạm phát sang cho chính họ (doanh nghiệp và người dân). Chống lạm phát như thế có thể được ngay hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài sẽ để lại hậu quả thật khó lường. Sản xuất đóng băng, tăng trưởng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status