Bàn về chế độ hạch toán kế toán bất động sản đầu tư - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Bàn về chế độ hạch toán kế toán bất động sản đầu tư



 Phần 1: Các lý thuyết chung về Bất động sản đầu tư.
1.1 Khái niệm, bản chất và phân loại
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Bản chất
1.1.3. Phân loại
1.2 Bất động sản đầu tư theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
1.3 Một số nhận xét.
 Phần 2: Thực trạng kế toán BĐS đầu tư hiện tại đang áp dụng.
2.1 Các tại khoản sử dụng.
2.2 Nguyên tắc hạch toán
2.3 Phương pháp và trình tự hạch toán.
2.3.1. Kế toán tăng BĐS đầu tư
2.3.2. Kế toán giảm BĐS đầu tư
2.3.3. Kế toán khấu hao BĐS đầu tư
2.3.4. Kế toán cho thuê BĐS đầu tư
 Phần 3: Nhận xét và kiến nghị
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c định và trình bày trên báo cáo tài chính). Nếu bất động sản đầu tư không được định giá một cách độc lập, doanh nghiệp phải trình bày thông tin này;
Các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh về:
Một là: Thu nhập từ việc cho thuê;
Hai là: Chi phí hoạt động trực tiếp (bao gồm chi phí sửa chữa và bão dưỡng) phát sinh từ bất động sản đầu tư liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ cho thuê trong kỳ báo cáo; và
Ba là: Chi phí hoạt động trực tiếp (bao gồm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng) phát sinh từ bất động sản đầu tư không liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ cho thuê trong kỳ báo cáo.
Sự tồn tại và mức độ các  hạn chế về tính có thể thực hiện được của bất
động sản đầu tư, giá trị thu nhập và giá trị thanh lý; và
Nghĩa vụ chủ yếu của hợp đồng mua, xây dựng hay phát triển, hay sửa
chữa, bảo dưỡng, nâng cấp bất động sản đầu tư.
Chuẩn mực yêu cầu trình bày cụ thể việc sử phương pháp giá trị hợp lý hay phương pháp giá gốc.
1.3 Một số nhận xét:
Với sự ra đời của Luật kế toán Việt Nam và việc nước ta chấp nhận từng bước triển khai hệ thống các hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) vào hệ thống các quy định kế toán Việt Nam (VN GAAP) đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập và hiện đại hóa nền kinh tế.
Theo đó, Bộ tài chính đã ban hành Chuẩn mực Kế toán đợt 3 trong đó bao gồm Chuẩn mực 05- Bất động sản đầu tư. Theo mẫu báo cáo tài chính được hướng dẫn trong thông tư 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính - hướng dẫn các chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 3, BĐS đầu tư được trình bày là một chỉ tiêu riêng rẽ (mã số 240) trên Bảng cân đối kế toán. Trước năm 2001, theo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), BĐS đầu tư được coi là một hoạt động đầu tư tài chính và nó được trình bày như là một công cụ tài chính trong mục các khoản đầu tư tài chính trên Bảng cân đối kế toán. Nhưng với sự biến động của tình hình sản xuất kinh doanh thực tế, hoạt động đầu tư BĐS hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, thậm chí là toàn bộ, Ban soạn thảo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) thuộc liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) đã ban hành Chuẩn mực riêng cho BĐS đầu tư, IAS 40 có hiệu lực từ ngày 01/01/2001. Chuẩn mực này yêu cầu BĐS đầu tư cần trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán để đáp ứng yêu cầu thông tin cho người đọc Báo cáo tài chính. Theo đó, Bộ Tài chính mà cụ thể là dự án ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành chuẩn mực số 05- BĐS đầu tư dựa theo IAS 40, mặc dù theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 14- Doanh thu và thu nhập khác vẫn thừa nhận BĐS đầu tư chỉ là một hoạt dộng đầu tư tài chính, cho đến nay VAS 14 vẫn chưa sửa đổi.
Tuy nhiên vẫn còn một số điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế cụ thể như sau:
Thứ nhất: Theo IAS, BĐS đầu tư là bất động sản gồm: đất, nhà hay một phần của nhà hay cả nhà và đất. Còn theo VAS cũng tương tự như trên nhưng sử dụng thuật ngữ “quyền sử dụng đất” thay vì đất. Theo luật đất đai 2003, đất đai thuộc sở hữu của nhà nước. Nhà nước chuyển quyền sử dụng đất cho dân theo 03 cách: giao, thuê và cho (sở hữu). Tuy nhiên, luật chưa cắt nghĩa rõ ràng “Quyền sử dụng đất” là gì? Còn theo IFRS, không có khái niệm “Quyền sử dụng đất”.
Thứ hai: Theo IAS 40 cho phép doanh nghiệp được phép lựa chọn một trong hai mô hình ghi nhận giá trị của BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu, đó là: Mô hình Giá gốc và mô hình Giá trị hợp lý. Và VAS 05 đã chỉ lựa chọn Mô hình Giá gốc để ghi nhận giá trị BĐS đầu tư sau khi ghi nhận ban đầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp được yêu cầu phải trình bày giá trị hợp lý của BĐS đầu tư tại ngày lập Bảng cân đối kế toán. Tuân theo Điều 7, Luật kế toán 2003, phần “nguyên tắc kế toán” quy định không được phép điều chỉnh giá trị tài sản trừ khi luật quy định khác.
Thứ ba: Khi trình bày trên Báo cáo tài chính, theo IFRS trong trường hợp đánh giá bất động sản đầu tư theo giá trị thực tế không thực hiện được thì doanh nghiệp phải trình bày:Bảng kê loại bất động sản đầu tư; và giải thích lý do không thể xác định giá trị bất động sản theo giá thực tế.Có thể thông tin khoảng ước lượng giá trị thực tế của bất động sản có khả năng nhất. Ban Vật giá Chính phủ là cơ quan giám sát và quy định các mức giá trần hay giá sàn cho một số mặt hàng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc trình bày bảng kê loại bất động sản đầu tư có thể giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính ước lượng được giá thị trường của bất động sản dựa trên khung giá trần và giá sàn do ban Vật giá Chinh phủ quy định.
Phần 2: Thực trạng BĐS đầu tư hiện tại đang áp dụng
2.1. Các tài khoản sử dụng:
TK 217- BĐS đầu tư:
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm BĐS đầu tư của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Kết cấu:
Bên Nợ: Nguyên giá bất động sản đầu tư tăng trong kỳ.
Bên Có: Nguyên giá bất động sản đầu tư giảm trong kỳ.
Số dư bên Nợ: Nguyên giá bất động sản đầu tư của doanh nghiệp cuối kỳ.
TK 2147- Khấu hao BĐS đầu tư:
Tài khoản này phản ánh giá trị hao mòn bất động sản đầu tư trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, cho thuê hoạt động của doanh nghiệp.
Kết cấu:
Bên Nợ: Giá trị hao mòn bất động sản đầu tư giảm.
Bên Có: Giá trị hao mòn bất động sản đầu tư tăng do trích khấu hao hay do chuyển số khấu hao lũy kế của bất động sản chủ sở hữu sử dụng thành bất động sản đầu tư.
Số dư bên Có: Giá trị hao mòn của bất động sản đầu tư hiện có của doanh nghiệp.
TK 1567- Hàng hóa BĐS:
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hóa BĐS của các doanh nghiệp không chuyên kinh doanh BĐS.
Kết cấu:
Bên Nợ:
Trị giá thực tế hàng hóa BĐS mua để bán.
Giá trị còn lại của BĐS đầu tư chuyển thành hàng tồn kho.
Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán ghi tăng giá gốc hàng hóa BĐS chờ bán.
Trị giá thực tế của hàng hóa BĐS thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có:
Trị giá thực tế hàng hóa BĐS đã bán, hay chuyển thành BĐS đầu tư.
Trị giá thực tế của hàng hóa BĐS thiếu phát hiện khi kiểm kê.
Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa BĐS còn lại cuối kỳ.
Một số tài khoản liên quan khác:
TK 632- Giá vốn hàng bán.
TK 5117- Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư.
TK241- XDCB.
TK111,112,131...
2.2. Nguyên tắc hạch toán:
Tài khoản 2147- BĐS đầu tư dùng để phản ánh giá trị bất động sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận là bất động sản đầu tư. Không phản ánh vào tài khoản này giá trị bất động sản mua về để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hay xây dựng để bán trong tương lai gần, bất động sản chủ sở hữu sử dụng, bất động sản trong quá trình xây dựng chưa hoàn thành với mục đích để sử dụng trong tương lai dưới dạng bất động sản đầu tư.
Bất động sản đầu tư được ghi nhận trên tài khoản này theo nguyên giá. Nguyên giá của bất động sản đầu tư: Là...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status