Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân



LỜI NÓI ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Nội dung chuyên đề 2
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 3
1.1. Khái quát về hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 3
1.1.1.1. Bảo lãnh ngân hàng ra đời là tất yếu khách quan 3
1.1.1.2 Sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng 4
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 5
1.1.2.1 Khái niệm 5
1.1.2.2. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng 6
1.1.3 Các loại bảo lãnh ngân hàng 8
1.1.3.1. Theo cách phát hành 8
1.1.3.2. Theo cách đòi tiền 11
1.1.3.3. Theo mục tiêu bảo lãnh 12
1.1.3.4. Theo tính chất 14
1.1.3.5. Theo tài sản đảm bảo 15
1.1.4. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh 15
1.1.4.1. Khách hàng được bảo lãnh 15
1.1.4.2. Phạm vi bảo lãnh 16
1.1.4.3. Điều kiện bảo lãnh 17
1.1.4.4. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh 18
1.1.4.5. Hợp đồng bảo lãnh 19
1.1.4.6. Phí bảo lãnh 20
1.1.4.7. Hình thức phát hành bảo lãnh 21
1.1.4.8. Trình tự và thủ tục cấp bảo lãnh tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương. 21
1.2. Chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng 23
1.2.1. Khái niệm chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng 23
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng 25
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng 29
1.3.1. Nhân tố chủ quan 29
1.3.2. Nhân tố khách quan 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN 34
2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân (NHCTTX) 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 34
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 35
2.1.2.1. Công tác huy động vốn 37
2.1.2.2. Công tác đầu tư và cho vay 40
2.1.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại- tài trợ thương mại 42
2.1.2.4. Công tác kế toán tài chính- điện toán. 44
2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHCTTX 44
2.2.1. Quy trình bảo lãnh 44
2.2.2. Phân tích tình hình chất lượng hoạt động bảo lãnh 48
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh 51
2.3.1 Kết quả đạt được 51
2.3.2. Hạn chế 53
2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế 55
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN 58
3.1. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Thanh Xuân. 58
3.1.1. Định hướng phát triển chung của chi nhánh Công Thương Thanh Xuân. 58
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh 61
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh Thanh Xuân 62
3.2.1. Với công tác chỉ đạo điều hành và hoạt định chiến lược kinh doanh 62
3.2.2. Nâng cao tính cạnh tranh, hấp dẫn cho hoạt động bảo lãnh 63
3.2.2. Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định 65
3.2.3. Hoàn thiện quy trình bảo lãnh 68
3.2.4. Giải pháp về tài sản đảm bảo 68
3.2.5. Thắt chặt công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động bảo lãnh 69
3.2.7. Giải pháp về nhân lực 70
3.3. Một số kiến nghị 72
3.3.1. Đối với ngân hàng nhà nước 72
3.3.1.1. Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh 72
3.3.1.2. Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo lãnh. 73
3.3.2. Đối với quốc hội, chính phủ và các cơ quan chức năng 73
3.3.2.1. Thiết lập môi trường kinh tế ổn định, công bằng, phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước. 73
3.3.2.3. Ban hành hệ thống pháp lý đồng bộ và chặt chẽ 74
3.3.2.4. Hoàn thiện hệ thống hạch toán kế toán nhất quán 75
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tin nhanh chóng, chính xác, cập nhật mọi tư liệu có liên quan đến việc bảo lãnh cho khách hàng để phân tích xem khách hàng có đủ điều kiện được bảo lãnh hay không. Đồng thời phải có sự kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của khách hàng khi được ngân hàng đứng ra bảo lãnh để tránh được tình trạng đầu tư kém hiệu quả của khách hàng ảnh hưởng đến việc phải trả nợ thay cho bên nhận bảo lãnh khi khách hàng không có đủ điều kiện để trả nợ. Như vậy vừa nâng cao được chất lượng bảo lãnh vừa giảm được mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
- Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng: Con người là trung tâm của mọi hoạt động, bất cứ một hoạt động nào cũng cần có sự tham gia của con người. để các hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà cụ thể là hoạt động bảo lãnh được phát triển thì cần có các cán bộ ngân hàng có trình độ nghiệp vụ cao để đảm nhận các vai trò khác nhau trong hoạt động bảo lãnh. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng thể hiện ở khả năng thẩm định khách hàng,ở khả năng nghiên cứu điều tra các thông tin có liên quan... Để giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động bảo lãnh nói riêng và trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.
1.3.2. Nhân tố khách quan
a> Những nhân tố thuộc về khách hàng
- Năng lực tài chính: Là yếu tố rất quan trọng, là nhân tố cơ bản để Ngân hàng có thực hiện bảo lãnh cho khách hàng hay không. Thông qua năng lực tài chính ngân hàng sẽ biết được quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm, tình hình kinh doanh, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp...Sau khi xem xét ngân hàng sẽ xác định được năng lực tài chính của khách hàng có đủ điều kiện để tham gia thực hiện bảo lãnh hay không.
- Khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo: Hoạt động bảo lãnh không thể được thực hiện thông qua sự quen biết giữa ngân hàng với khách hàng.bởi vì các hoạt động kinh doanh trên thị trường luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Để đảm bảo tính an toàn cho khoản bảo lãnh ngân hàng cần yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo hợp pháp dưới các hình thức như ký quỹ, cầm cố, thế chấp... Theo yêu cầu của ngân hàng thì mới có thể tham gia vào hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
-Tính khả thi của dự án: Thể hiện ở việc thực hiện nó là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế của ngành, khu vực và nhà nước. Mặt khác dự án chỉ khả thi khi nó phù hợp với năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô năng suất, quy trình sản xuất, tổ chức bán hàng... Của doanh nghiệp. một dự án có tính khả thi cao sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện dự án góp phần nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh.
b> Nhân tố thuộc về môi trường kinh tế- xã hội
- Môi trường kinh tế: Nhân tố này bao gồm: tốc độ phát triển kinh tế, những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước như chính sách tỷ giá, chính sách thương mại quốc tế, quản lý tiền tệ, lãi suất... Tất cả đều có những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ với ngân hàng mà còn của các doanh nghiệp chính là khách hàng của ngân hàng. Kế đó sẽ có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với bên thứ ba của khách hàng làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán thay bảo lãnh của ngân hàng.
- Môi trường pháp lý: Đề cập đến hệ thống các văn bản pháp luật đối với các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ, ổn định và phù hợp với sự phát triển không những sẽ giúp ngân hàng xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt mà còn là cơ sở để giải quyết những vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ này cho khách hàng.
- Môi trường chính trị xã hội: Ổn định là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư, kích thích sự gia tăng của các hoạt động thương mại. Thể chế không ổn định luôn tồn tại những mâu thuẫn xung đột bên trong. Môi trường chính trị xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các nhà đầu tư Từ đó ảnh hưởng đến số lượng cũng như giá trị phát hành bảo lãnh.
Như vậy với phần trình bày trên về lý luận chất lượng hoạt động bảo lãnh ngân hàng đã khái quát một cách chung nhất về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng về công việc cụ thể khi muốn và đã tham gia vào dịch vụ bảo lãnh này. Nhưng câu hỏi đặt ra: với điều kiện khác nhau, các nhân tố ảnh hưởng khác nhau liệu các ngân hàng mà cụ thể là Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân có đi đúng các bước mà một loại hình dịch vụ bảo lãnh cần theo? Thực trạng hoạt động ra sao, kết quả đạt được thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ ở chương sau.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN
2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân (NHCTTX)
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế về sử dụng vốn và các dịch vụ ngân hàng và trong chiến lược phát triển của Ngân hàng Công Thương (NHCT), tháng 4/1997 chi nhánh NHCT Thanh Xuân (NHCTTX) được thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch Thượng Đình (trực thuộc Ngân hàng Công Thương Đống Đa), theo quyết định số 17/HĐQT-QĐ ngày 08/03/1997 của chủ tịch HĐQT-NHCT Việt Nam, ban đầu có 52 cán bộ nhân viên với 4 phòng: phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài chính, phòng tiện tệ kho quỹ, phòng kinh doanh. Đến năm 1998, thành lập thêm 2 tổ: kiểm tra và kinh doanh đối ngoại.
Sau 2 năm hoạt động và trưởng thành về mọi mặt, chi nhánh đã tách khỏi nhct đống đa có trụ sở tại 275 Nguyễn Trãi, hạch toán trực thuộc NHCT Việt Nam theo quyết định số 13/QĐ/HĐQT/NHCT1 ngày 20/2/1999 của chủ tịch HĐQT-NHCT Việt Nam. Năm 1999, chi nhánh NHCTTX có 127 cán bộ công nhân viên hoạt động trong tất cả 7 phòng ban và các quỹ tiết kiệm, đến năm 2003 chi nhánh đã có 169 cán bộ công nhân viên và đến năm 2005 tăng đến 197 cán bộ nhân viên (bao gồm: 3 thạc sỹ, 86 người trình độ đại học, còn lại là cao đẳng và trung học). Sự ra đời này là một tất yếu khách quan của nền kinh tế trong giai đoạn đổi mới. Với ý nghĩ huy động được tối đa nguồn vốn trong nền kinh tế và đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ ngân hàng tại các quận mới được thành lập như quận Thanh Xuân Hà Nội trong quá trình đô thị hoá. Mặt khác đây cũng là kết quả ghi nhận nỗ lực của cán bộ công nhân viên NHCTTX khi mà ra đời trong bối cảnh cả nứơc đang gặp khó khăn về kinh tế, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ trong khu vực Đông Nam Á.
NHCTTX có bộ máy tổ chức gọn nhẹ bao gồm: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc và 9 phòng ban nghiệp vụ.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHCTTX
Giám đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng TTrợ thương mại
Phòng KHCN
Phòng TTệ kho quỹ
phòng TTin điện toán
Phòng kế toán- TC
Phòng tổ chức HChính
Phòng KTra,Ksoát
Phòng tổng hợp TThị
phòng KHDN
2.1.2. Kết quả hoạt động...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status