Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam



LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Dự án đầu tư:
2. Thẩm định dự án đầu tư (TĐDADT).
II/ Thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại
1. Quy trình thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng thương mại.
1.2. Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng.
1.3. Thẩm định dự án đề nghị vay vốn lưu động.
1.4. Thẩm định tài sản làm đảm bảo nợ vay
2. Nội dung thẩm định dự án của Ngân hàng thương mại.
2.1. Tài liệu dùng để xét duyệt
2.2. Nội dung thẩm định.
3. Phương pháp thẩm định dự án của Ngân hàng thương mại.
3.1. Những phân tích cơ bản.
3.4.Xem xét ảnh hưởng của Lạm phát tới công tác thẩm định dự án.
III. Chất lượng Thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại.
1. Khái niệm chất lượng Thẩm định tài chính dự án đầu tư.
2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng Thẩm định tài chính dự án đầu tư.
2.1 Đánh giá theo chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch của dự án:
2.2. Đánh giá theo chỉ tiêu lợi nhuận thực tế của dự án.
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
3.1. Các nhân tố chủ quan:
3.2. Các nhân tố khách quan:
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CHO VAY TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.
I-Khái quát về hoạt động của Sở giao dịch I.
1.Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của Sở Giao Dịch I.
1.1 Chức năng.
1.2. Tổ chức bộ máy và điều hành
2. Một số kết quả đạt được
2.1. Đầu mối thanh toán quốc tế.
2.2. Quản lý kinh doanh vốn:
2.3. Đầu mối kinh doanh ngoại tệ:
2.4. Hạch toán loại vốn, quỹ của NHNNo&PTNT Việt Nam:
2.5. Huy động vốn:
2.6 Hoạt động cho vay vốn:
II.Hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I.
1. Một số kết quả kinh doanh của Công tác cho vay tại sở giao dịch I Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm gần đây.
1.1 Số dự án được thẩm định tại Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam
1.2 Số dự án được Sở giao dịch I NHNo&PTNT Việt Nam cho vay.
1.3 Tổng doanh số cho vay dư nợ.
1.4 Doanh số cho vay theo dự án so với Tổng cho vay dư nợ.
1.5 Cơ cấu dư nợ cho vay theo dự án:
1.6 Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi cho vay theo dự án.
2. Quy trình tín dụng và việc tổ chức hoạt động thẩm định dự án cho vay trong hoạt động của NHN 0 & PTNT Việt Nam .
III- ví dụ minh hoạ về quy trình thẩm định tài chính dự án.
1.Giới thiệu khách hàng:
2. Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự:
3. Khả năng tài chính:
3.1. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh:
3.2. Tình hình dư nợ tại các ngân hàng.
4. Xếp loại khách hàng.
5. Thẩm định dự án:
5.1. Căn cứ pháp lý của dự án.
5.2. Sự cần thiết phải đầu tư.
5.3. Xác định phương án đầu tư.
5.4. Tổng mức đầu tư và phương án tài chính:
5.5. Thẩm định phương án.
5.6. Đánh giá khả năng tài trợ của dự án:
6. Kết luận.
7. Đánh giá và kiến nghị.
IV. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân Hàng NNo&PTNT Việt Nam
PHẦN III: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
I/ Thẩm định tài chính dự án trong chiến lược hoạt động của Sở giao dịch I NHNN&PTNT Việt Nam.
II/ một số giảI pháp.
1. Khai thác sử dụng thông tin trong quá trình thẩm định tránh tình trạng thông tin một chiều
1.1. Điều tra trực tiếp doanh nghiệp vay vốn
1.2. Thu thập thông tin từ bên ngoài
2. Thẩm định quyền sở hữu của những tài sản thế chấp
3. Nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định dự án đầu tư
4. Giải pháp về những nội dung thẩm định cần hoàn thiện:
5. Thiết lập hệ thống thu thập thông tin cần thiết liên quan đến thẩm định dự án đầu tư
6. Giải pháp về công tác tổ chức điều hành.
KẾT LUẬN
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ậy (thực ra là phân tích lại) các con số chi phí, thu nhập được chủ đầu tư (hay người lập dự án) đưa ra bằng việc gắn chặt với các nghiên cứu về thị trường, công nghệ thiết bị... Quan trọng hơn phương pháp này ngày càng coi trọng giá trị thời gian của tiền, coi trọng việc lượng hoá các thông tin bằng các chỉ tiêu tỉ lệ, coi trọng hơn việc quản lý rủi ro. Thậm chí có cả việc áp dụng kinh tế lượng để xây dựng các mô hình dự báo, tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án.
Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất là phương pháp phù hợp nhất chứ chưa chắc là phương pháp hiện đại nhất. Có thể có những phương pháp rất hiện đại, phức tạp nhưng không mang lại hiệu quả bởi môi trường kinh doanh nguồn thông tin, năng lực cán bộ... hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu hay bởi chính sự hiện đại phức tạp của phương pháp đó.
*.Thông tin, trang thiết bị:
Thông tin là cơ sở cho phân tích đánh giá, là “nguyên liệu” cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định.
Nguồn thông tin quan trọng nhất trước hết là từ hồ sơ dự án do chủ đầu tư gửi đến. Nếu thông tin trong hồ sơ dự án thiếu hay không rõ ràng, cán bộ thẩm định có quyền yêu cầu chủ dự án cung cấp thêm hay giải trình những thông tin đó.
Tuy nhiên, việc thẩm định một DAĐT chính là việc kiểm tra độ tin cậy và bổ sung những thông tin cần thiết vào hồ sơ dự án để đưa ra một bức tranh đầy đủ nhất có thể về tính khả thi, khả năng trả nợ của dự án. Vì thế ngân hàng không thể trông chờ vào những thông tin từ phía chủ dự án cái mà thường bao giờ cũng khá sáng sủa. Các cán bộ thẩm định phải biết khai thác tốt nhất nguồn thông tin có liên quan đến dự án được lưu trữ tại ngân hàng cũng như các nguồn khác đáng tin cậy (các cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu, báo chí...). Để có thể phục vụ tốt công tác thẩm định, thông tin thu thập được phải đảm bảo tính chính xác đầy đủ kịp thời. Trước hết, tính chính xác của thông tin là điều kiện cần cho những nhận xét đánh giá đúng. Những thông tin có độ chính xác cao là những số liệu đánh giá thống kê về thực trạng, những chỉ tiêu định mức cũng như các nhgiên cứu dự báo của các cơ quan quản lý thống kê, các cơ quan chuyên môn cũng như các viện nghiên cứu.
Thứ hai, thông tin cũng cần đầy đủ bởi vì nếu thiếu có thể dẫn tới các đánh giá sai lệch không khác gì việc thông tin không chính xác. Tuy nhiên, sự “đầy đủ” ở đây chỉ là tương đối, là người cán bộ thẩm định phải thường xuyên làm việc trong môi trường thiếu thông tin. Cán bộ thẩm định không thể chờ đến lúc thông tin đầy đủ một cách tuyệt đối bởi điều đó sẽ hay không bao giờ xảy ra, hay quá muộn, điều quan trọng là có được những thông tin mang tính quyết định đến dự án.
Thứ ba, môi trường kinh doanh năng động và cạnh tranh cao đòi hỏi các thông tin phải kịp thời. Nếu muộn, tiến độ và chất lượng thẩm định sẽ bị ảnh hưởng, có thể tạo ra một hình ảnh xấu về NH, có thể tác động tiêu cực tới việc tiến hành dự án của chủ đầu tư, cũng có thể một dự án thực sự là béo bở đã được một NH khác tài trợ.
Bên cạnh thông tin, các trang thiết bị cũng rất quan trọng với vai trò là cơ sở vật chất trực tiếp cho quá trình tác nghiệp của các nhân viên. Thẩm định dự án là xử lý thông tin cho nên trang thiết bị chủ yếu là các phương tiện máy móc thu thập lưu trữ xử lý thông tin. Đó chính là hệ thống máy tính cùng các phần mềm ứng dụng, các phương tiện giao thông liên lạc cần thiết.
*Tổ chức điều hành.
Là cách sắp xếp bố trí, quy định trình tự trách nhiệm quyền hạn của các nhân viên liên quan, các bộ phận tham gia thẩm định DAĐT và mối quan hệ giữa các nhân viên, bộ phận ấy. Khác với các nhân tố khác, nhân tố tổ chức điều hành tác động một cách gián tiếp tới chất lượng hoạt động thẩm định. Việc tổ chức điều hành hoạt động thẩm định tại mỗi NH phải đảm bảo xây dựng được một hệ thống mạnh (chứ không phải đơn thuần là tập hợp của những cá nhân bộ phận riêng lẻ):
Hệ thống đó phải tận dụng, phát huy tối đa năng lực sức sáng tạo của từng cá nhân cũng như hạn chế được các nhược điểm của họ.
Hệ thống đó phải hoạt động một cách nhịp nhàng, nhanh chóng nhưng an toàn.
Để thực hiện được vai trò như trên, công tác tổ chức điều hành phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phải có sự hợp tác hỗ trợ của các cá nhân bộ phận
Phải có sự kiểm tra chéo, giám sát lẫn nhau (mà không gây cản trở trì trệ quá đáng cho cả hệ thống)
Đồng thời việc tổ chức điều hành cũng phải dựa trên tình hình thực tế (về quy mô, tính chất cũng như những điểm mạnh điểm yếu) của môi trường kinh doanh và bản thân NH.
3.2. Các nhân tố khách quan:
Đây là những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, pháp lý, xã hội... mà NH chỉ có thể khắc phục một phần.
* Sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Mức độ và trạng thái phát triển của nền KT-XH của một quốc gia quy định kinh nghiệm năng lực phổ biến của các chủ thể trong nền kinh tế, qui định độ tin cậy của các thông tin, vì vậy mà tác động tới chất lượng thẩm định.
Trong điều kiện VN hiện nay, mặc dù việc xây dựng một nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường đã gặt hái không ít thành tựu song chúng ta vẫn đang trong tình trạng kém phát triển. Cơ chế thị trường còn nhiều thiếu sót, các thị trường thiếu đồng bộ, các điều kiện kinh tế vĩ mô còn bất ổn... đã hạn chế khả năng cung cấp cho cán bộ thẩm định những thông tin về thống kê, dự báo một cách đáng tin cậy, chứa đựng rất nhiều rủi ro đối với hoạt động của mỗi dự án gây khó khăn không chỉ cho công tác thẩm định. Nhìn từ góc độ khác, năng lực quản lý và tiềm lực tài chính (vốn) của các doanh nghiệp VN hiện nay rất hạn chế. Khả năng lập, thẩm định, thực hiện dự án đầu tư các chủ đầu tư yếu kém có ảnh hưởng không tốt tới kết quả hoạt động thẩm định tại các NHTM..
* Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách quản lý của nhà nước.
Nhân tố này có vai trò làm khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các ngân hàng và các DN khác, phục vụ mục tiêu chung của xã hội.
Những khiếm khuyết trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính hiệu lực của những văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước đều có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động của dự án cũng như hoạt động thẩm định của ngân hàng. Một số khó khăn của công tác thẩm định dự án gây ra bởi môi trường luật pháp và quản lý chưa hoàn thiện của nhà nước có thể được kể ra như sau:
Đối với nhiều dự án tính khả thi phụ thuộc vào các chính sách, đặc biệt là chính sách thuế, điều hành xuất nhập khẩu... trong khi các chính sách này lại thay đổi quá thường xuyên.
Các chính sách luật pháp chưa đầy đủ còn tạo kẽ hở (chẳng hạn như việc ban hành thực hiện pháp lệnh kế toán, thống kê) làm phát sinh những rủi ro và hạn chế nguồn thông tin chính xác đến các ngân hàng.
Ngoài ra, các áp lực về chính trị không phải là không có, đôi khi còn “quyết định” tính khả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status