Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2005 - 2010 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2005 - 2010



Trên thế giới có nhiều cách diễn giải về khái niệm FDI, tùy theo góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi hơn cả là do quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra. Theo IMF: “FDI là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường”. Khái niệm này nhấn mạnh vào hai yếu tố chính là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu tư là dành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp.
 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hay bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hay thành lập xí nghiệp liên doanh, hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo qui định của luật này”.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đều là doanh nghiệp thuộc vốn sở hữu của Nhà nước, trong đó bao gồm cả VNPT.
Năm 2003, SPT đạt doanh thu 700 tỷ đồng. SPT bắt đầu cung cấp điện thoại cố định vào năm 2000, đầu tiên là cho khu vực phía nam thành phố và đến năm 2002 là cho toàn thành phố. Tốc độ gia tăng thuê bao chậm. Đến hết năm 2003, SPT có khoảng 24.200 thuê bao cố định tại thành phố Hồ Chí Minh. Để tăng thêm hiệu quả kinh doanh, SPT mong muốn mở rộng dịch vụ của mình ra các tỉnh gần thành phố Hồ Chí Minh và ra tận Hà Nội nhưng chưa được sự đồng ý của Bộ Bưu chính – Viễn thông.
SPT ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với SLD (Hàn Quốc) phát triển mạng Viễn thông di động sử dụng công nghệ CDMA đầu tiên. Đến nay đã có khoảng 158000 thuê bao di động, phủ sóng 16 tỉnh thành.
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (ETC)
Bằng Quyết định số 966/GP-BBCVT ngày 26/11/2004 của Bộ Bưu chinh – Viễn thông, công ty Thông tin Viễn thông Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đã chính thức tham gia vào thị trường Viễn thông Việt Nam.
Năm 2003, doanh thu của ETC đạt 218 tỷ đồng. Một lợi thế của ETC là đã có cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp do sử dụng hệ thống các tuyến cáp quang trên đường dây điện 500kV, 220kV, 110kV trải khắp đất nước. Năm 2003, ETC đã hoàn thành dự án nâng cấp tuyến đường truyền dẫn cáp quang trục Bắc-Nam lên 2,5Gb/s. Tuy nhiên việc triển khai cung cấp dịch vụ của ETC khá chậm. Công ty đang chuẩn bị cho việc cung cấp dịch vụ VoIP, đang triển khai thử nghiệm dịch vụ vô tuyến nội thị CDMA 2000 tại Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng Nai.
Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội.
Viễn thông Hà Nội là công ty duy nhất được tư nhân đầu tư mua cổ phần dù số lượng còn rất khiêm tốn. Các cổ đông lớn nhất là: Hiệp hội Công nghệ cao và Viễn thông (với 56,25% cổ phần), Công ty Điện lực Hà nội (25%), Công ty cổ phần phát triển công nghệ cao (6,25%) và công ty Cổ phần chất dẻo Hanel (12,5%).
Công ty đã thiết lập và đưa vào hoạt động 2 Trung tâm cung cấp dịch vụ truy cập Internet tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/2003. Đang chuẩn bị các dự án triển khai cung cấp các dịch vụ Internet IXP, điện thoại Internet, VoIP trong nước, quốc tế và từng bước xây dựng mạng cố định nội hạt và thông tin di động. Ngày 18/2/2005, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã chính thức trao giấy phép cho dự án Viễn thông di động mặt đất CDMA 2000 thế hệ 3G cho Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội và đối tác Hutchison Việt Nam. Sự kiện này được ghi nhận là một hợp đồng hợp táckinh doanh (BCC) lớn nhất trong lĩnh vực Viễn thông tại Việt Nam. Tổng giá trị là 655,9 triệu USD, thời hạn 15 năm.
 Công ty Thông tin điện tử hàng hải (Vishipel)
Vishipel là công ty hoàn toàn trực thuộc Tổng công ty vận tải hàng hải. Công ty được phép cung cấp các dịch vụ là:
- Dịch vụ Inmarsat và dịch vụ liên lạc radio cho các tàu thuyền trên biển
- Dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế.
Công ty này có nhiệm vụ tổ chức triển khai công tác phát triển dịch vụ thông tin biển đảo, tàu- bờ. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho các phương tiện hoạt động trên biển. Phục vụ cho các mục đích chuyên ngành khác như thuỷ sản, dầu khí. Tìm kiếm cứu nạn an toàn hàng hải góp phần tăng cường kiểm soát an ninh trên biển, bảo vệ môi trường biển, an ninh quốc phòng. Dự án xây dựng hệ thống các Đài Thông tin Duyên hải phần phía Bắc đã được đưa vào sử dụng tháng 3/2003. Đang tiếp tục thực hiện Dự án Thông tin Duyên hải phần phía Nam. Có kế hoạch cung cấp dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế.
Bên cạnh sáu công ty kể trên, có 7 công ty khác cũng được cấp phép cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, đáng lưu ý là có cả các dịch vụ truy cập Internet Viễn thông (xem phụ lục 1). Tuy nhiên, đa số các công ty này có tốc độ triển khai công việc rất chậm và gần như chưa cung cấp dịch vụ nào ngoại trừ hai công ty là Công ty Công nghệ Truyền thông FPT và Công ty Netnam đã triển khai cung cấp dịch vụ Internet. Để làm được điều này, Công ty Công nghệ truyền thông FPT được giúp đỡ rất nhiều từ một nhóm các công ty lớn trực thuộc FPT. Năm 2003, Công ty Công nghệ Truyền thông FPT đạt doanh thu 120 tỷ đồng, có khoảng 60.000 thuê bao Internet. Sở dĩ Netnam có thể cung cấp dịch vụ Internet là nhờ vào vai trò tiên phong của công ty này trong việc giới thiệu thư điện tử và Internet vào Việt Nam. Netnam là một công ty chủ yếu làm công tác nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra Netnam có một số lượng lớn khách hàng trung thành từ khi mới hình thành Internet ở Việt Nam.
1.4. Vị trí độc tôn của VNPT trong thị trường Viễn thông Việt Nam.
Hiếm thấy ở quốc gia nào lại có một doanh nghiệp chiếm tới 93,51% thị phần Viễn thông như VNPT ở Việt Nam. Nguyên nhân của điều này là do VNPT thực sự có mọi thứ liên quan đến cơ sở hạ tầng mạng. Những doanh nghiệp khác trong ngành phải mượn hay thuê của họ. Vấn đề ở chỗ việc thuê hay mượn gặp rất nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian và chi phí cao. Đặc biệt, vì VNPT giữ toàn quyền quyết định việc cho phép kết nối vào mạng, nên ngay cả khi đã có trạm phát sóng rồi nhưng VNPT không cho kết nối, đường truyền dẫn bị tắc thì các doanh nghiệp cũng không thể cung cấp dịch vụ được.
Trong thị trường thông tin di động, VNPT có hai nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là VinaFone và MobiFone, riêng hai hãng này đã có số thuê bao chiếm 90% tổng số thuê bao, S-Fone chiếm 5%, Viettel chiếm 2%.
Số thuê bao di động của hai mạng MobiFone và VinaFone
Năm
MobiFone
VinaFone
1998
148000
60000
1999
179000
126000
2000
345000
406000
2001
434000
750000
2002
672000
1050000
(Nguồn: Paul Budde communication based on industry data)
Trong việc kinh doanh mạng Internet, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) chiếm 57% thị phần. Không những thế, VDC còn là nhà độc quyền về cổng Internet.
Vị trí thống trị của VNPT gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và cho cả những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, mà nổi cộm là:
Thứ nhất, không phân phối hợp lý việc sử dụng phương tiện của mạng
VNPT nắm quyền cho phép kết nối mạng. Tuy nhiên VNPT thường xuyên lấy lý do mạng chưa đủ khả năng để từ chối sự kết nối của các công ty khác, hay chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ yêu cầu của các công ty. Trường hợp của Viettel là ví dụ điển hình. Ngày 30/10/2002, Viettel gửi văn bản chính thức đề nghị VNPT xem xét kế hoạch mở mạng VoIP trên 21 tỉnh thành và yêu cầu tăng khả năng kết nối cho 17 tỉnh thành vào năm 2003. Tuy nhiên, kết quả là VNPT chỉ cho phép Viettel mở mạng của mình ở 9 tỉnh. Mâu thuẫn ở chỗ, trong khi mạng không đủ khả năng cho các công ty khác kết nối thì nó lại luôn sẵn sàng đối với bản thân VNPT. Năm 2003, VNPT lắp đặt thêm 1,7 triệu đường dây mới, còn các doanh nghiệp khác chỉ phát triển được 50.000 đường dây.
Thứ hai, doanh nghiệp khác phải sử dụng phương tiện mạng với giá cao
Các công ty phản ánh rằng, giá sử dụng các phương tiện mạng mà VNPT đưa ra là quá cao. Theo Bà Nguyễn Thị Cúc của SPT, SPT phải thuê kênh riêng từ Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), một bộ phận của VNPT, với giá cao gấp 4 lần so với giá VTI đi thuê các hãng nước ngoài.
Thứ ba, có sự trợ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status