Vốn lưu động và mộ tư số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Vốn lưu động và mộ tư số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống



Lời mở đầu
Chương I: Lý luận chung về vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng hiệu quả vốn lưu động 1
I - Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động 1
1. Khái niệm 1
2. Vai trò của vốn lưu động 2
II - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 3
1. Quản lý và bảo toàn vốn lưu động 3
2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn lưu động 4
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6
3.1. Chỉ tiêu phân tích chung 6
3.1.1. Hệ số hiệu quả của vốn lưu động 6
3.1.2. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động 7
3.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 7
3.2.1. Số vòng quay của vốn lưu động 7
3.2.2 Thời gian quay 1 vòng vốn lưu động 8
3.2.3 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động 8
3.3. Khả năng thanh toán, kỳ thu tiền trung bình 9
3.3.1. Hệ số thanh toán hiện thời 9
3.3.2. Hệ số thanh toán nhanh 9
3.3.3 Kỳ thu tiền trung bình 9
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 10
Chương II. Phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống 12
I. Khái quát chung về nhà máy gỗ cầu đuống 12
1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy gỗ cầu đuống. 12
2. Chức năng nhiệm vụ Nhà máy gỗ Cầu Đuống 13
3. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống: 16
3.1 Sơ đồ tổ chức Bộ máy của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống 16
3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 16
4. Bộ máy kế toán và hình thức tổ chức kế toán của Nhà máy 18
II. Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống 21
1. Kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy 21
2. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Nhà máy. 223
3. Cơ cấu tài sản lưu động 24
4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 25
III. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống. 29
1. Ưu điểm 29
2. Tồn tại 30
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống 31
I. Phương hướng phát triển của Nhà máy trong thời gian tới 31
II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Nhà máy gỗ Cầu Đuống 31
1. Giải pháp quản lý vốn bằng tiền 31
2. Đa dạng hoá mặt hàng sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm. 32
3. Giải pháp quản lý các khoản phải thu 33
4. Xây dựng đội ngũ cán bộ: 33
5. Quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm: 34
6. Cần chủ động trong việc lập kế hoạch và sử dụng vốn lưu động: 34
Kết luận.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách tiêu thụ và tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Do vậy, khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
v Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Trước tiên phải kể đến yếu tố chính sách kinh tế của Nhà nước. Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Vì tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo từng mục tiêu phát triển mà Nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn về thuế và lãi suất tiền vay đối với từng ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề này nhưng lại hạn chế ngành nghề khác. Bởi vậy khi tiến hành sản xuất kinh doanh bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thể dẫn tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hóa của doanh nghiệp, nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho hàng hóa của doanh nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng bị giảm xuống.
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản ánh vốn lưu động sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả. Do đó vấn đề mấu chốt đối với doanh nghiệp là phải tìm mọi cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Khi doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động không chính xác và một cơ cấu vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn.
Việc lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trò quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và thời điểm đầu tư đúng lúc thì sẽ tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
Chất lượng công tác quản lý vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Bởi vì, công tác quản lý vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo được khả năng thanh toán vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hay lãng phí do giữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một lượng dự trữ hợp lý giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà không bị dư thừa gây ứ đọng vốn. Ngoài ra, công tác quản lý vốn lưu động còn làm tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ chiếm lĩnh thị trường thông qua chính sách thương mại.
Một nhân tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là khả năng thanh toán. Nếu đảm bảo tốt khả năng thanh toán doanh nghiệp sẽ không bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và không có nợ quá hạn.
Chương II. Phân tích thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Nhà máy Gỗ Cầu Đuống
I. Khái quát chung về nhà máy gỗ cầu đuống
Tên đơn vị : Nhà máy Gỗ Cầu Đuống
Tên giao dịch: Nhà máy Gỗ Cầu Đuống
Trụ Sở: Thị Trấn Đức Giang - Gia Lâm - Hà nội.
1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy gỗ cầu đuống.
Nhà máy Gỗ Cầu Đuống được khởi công xây dựng từ năm 1956 và được hoàn thành đưa vào sản xuất từ năm 1958, Nhà máy được xây dựng trên một diện tích rộng là 138.610 m2, phía trước nhà máy là đường quốc lộ 1A bên cạnh nhà máy là dòng sông Đuống thuộc địa bàn thị trấn Đức Giang, huyện Gia lâm cách trung tâm Hà nội 9km. Nằm trên vị trí như vậy nên có thể nói nhà máy có điều kiện về Giao thông vận tải.
Nhà máy Gỗ Cầu Đuống là một nhà máy chế biến Gỗ đầu tiên của ngành công nghiệp Việt Nam, do Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc viện trợ và giúp đỡ xây dựng chuyên sản xuất gỗ dán, gỗ sẻ, gỗ lạng và hàng mộc với năng lực sản xuất theo thiết kế là 5000m3 gỗ/ 1 năm và với trên 1000 lao động.
Là nhà máy chế biến gỗ đầu tiên của Việt Nam, sản phẩm của nhà máy đã ra đời kịp thời đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc xây dựng các cơ quan xí nghiệp Miền bắc theo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của Đảng và nhà nước ta, cũng như trong việc góp phần xây dựng nhiều công trình có ý nghĩa lịch sử quan trọng của Quốc gia như nhà sàn của Bác Hồ, nhà khách Lăng chủ tịch, hội trường Ba đình..
Năm 1984 nhà máy Gỗ Cầu Đuống đã sát nhập với nhà máy Diêm Thống Nhất trở thành XNLH Gỗ Diêm Cầu Đuống. Ngày 01 tháng 11 năm 1997 Bộ công nhiệp đã có quyết định số 05/BCN sát nhập nhà máy Gỗ Cầu Đuống vào công ty Giấy Bãi Bằng. Trước khi sát nhập vào công ty Giấy Bãi Bằng thì tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống như sau:
Nợ phải trả cho khách hàng, thuế phải nộp cho Nhà nước vv.. : 5.773.000.000
Tổng các khoản phải trả là: 7.605.000.000
Giá trị sản phẩm tồn kho, vật tư nguyên liệu tiền mặt tồn quỹ, phải thu của khách hàng: 4.935.000.000
Vì vậy so sánh giữa doanh thu và các khoản chi phí cũng như những khoản lỗ do tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống thì công ty Giấy Bãi Bằng phải bù vào là:
7.605.000.000 – 4.935.000.000 = 2.670.000.000 đồng
(Hai tỷ sáu trăm bảy mươi triệu đồng).
Để giải quyết những khó khăn tồn tại của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống. Đồng thời công ty Giấy Bãi Bằng cũng quyết định định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh mới cho Nhà máy, bắt đầu là việc đầu tư lắp đặt dây chuyền kẻ xén giấy, tổ chức sắp xếp lại lao động, tạo công ăn việc làm ổn định cho 293 lao động của Nhà máy. Đồng thời vẫn duy trì sản xuất các mặt hàng chuyền thống của Nhà máy Gỗ Cầu Đuống như gỗ dán các loại, hàng mộc đảm bảo chất lượng. Hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã dần từng bước đi vào ổn định và đang đà phát triển làm ăn có lãi, đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng cao. Trong thời gian này Nhà máy đang thực hiện dự án sản xuất giấy ăn và giấy vệ sinh cao cấp Tissue với sản lượng là 30.000 tấn giấy/ năm.
2. Chức năng nhiệm vụ Nhà máy gỗ Cầu Đuống
Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng theo đúng nghề đăng ký (sản xuất giấy). Nhà máy phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và các kế hoạch kh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status