Phương hướng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực ở Hà Nội đến năm 2010 - pdf 27

Download miễn phí Phương hướng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực ở Hà Nội đến năm 2010



Chương 1.LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN NHÂN LỰC Ở HÀ NỘI.
1.1. Các khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực đối với kinh tế và cơ cấu lao động theo nghĩa rộng.
1.2.3. ảnh hưởng chất lượng nguồn nhân lực đối với kinh tế và cơ cấu lao động.
1.2. ý nghĩa của việc sử dụng nguồn nhân lực hợp lý ở Hà Nội,ư
Chương II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở HÀ NỘI.
2.1. Các đặc điểm có liên quan đến sử dụng tổng số nguồn nhân lực ở Hà Nội.
2.1.1. Cơ cấu tuổi và giới tính.
2.1.2. Các đặc trưng về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật
2.1.3. ảnh hưởng của chất lượng nguồn nhân lực đối với Hà Nội theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
2.2. Phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực ở Hà Nội.
2.2.1. Việc làm thất nghiệp.
2.2.2. Thu nhập
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010.
3.1. Phương hướng sử dụng nguồn nhân lực ở Hà Nội.
3.1.1. Những quan điểm cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Hà Nội.
3.1.2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn lao động ở Hà Nội đến năm 2010.
KẾT LUẬN CHUNG





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nguy hại, tạo môi trường làm việc trong lành.
Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học, phát triển giáo dục mầm non, duy trì phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, phấn đấu hình thành phổ cập và trung học phổ thông và đương đầu vào năm 2010, bảo đảm chương trình giáo dục các lớp từ phổ thông áp sát theo hướng đào tạo nguồn nhân lực và mang tính thực tiễn cao. Cần xây dựng triển khai có hiệu quả chiến lược đào tạo nghề, từng bước cơ cấu lại lực lượng lao động Đại học - cao đẳng - trung học chuyên nghiệp - công nhân kỹ thuật, phát triển các loại hình đào tạo, đào tạo lại đội ngũ. Bộ khu vực công nghệ các nhà quản lý kinh doanh, kỹ thuật viên lành nghề. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hiệu quả các loại hình giáo dục thường xuyên. Đối với nội dung, phương pháp đào tạo đặc biệt đào tạo nghề, cần chú trọng nhiều hơn để có biện pháp chú trọng tăng cường mặt tâm lực của nguồn lao động tinh thần vươn lên nghị lực, vượt qua khó khăn gian khổ bản lĩnh vững vàng, thích ứng với các tình huống phức tạp. Tinh thần kỷ luật, tác phong công nghiệp, khả năng hợp tác với đồng nghiệp, ý chí phấn đấu, thực hiện tốt các nhiệm vụ của cá nhân, xã hội chủ nghĩa, vấn đề này liên quan đến trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội, nhà trường, đoàn thể cũng như giáo dục gia đình và cộng đồng dân cư.
Chương 2
Phân tích tình hình sử dụng nguồn nhân lực ở Hà Nội
2.1. Các đặc điểm có liên quan đến sử dụng tổng số nguồn nhân lực ở Hà Nội
2.1.1. Cơ cấu tuổi và giới tính
Phân tích cơ cấu giới tính của lao động khoa học kỹ thuật nói chung, lao động có trình độ cao nói riêng cho thấy rằng: Đa số lao động được đào tạo của cả nước ta trong thời gian qua là nam giới (chiếm 72,5%) và phần lớn nằm ở độ tuổi 40-60 tuổi. Nguyên nhân của tình hình này là do kế hoạch đào tạo không cân đối giữa các thời kỳ. Hầu hết các cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề được đào tạo ồ ạt nhất vào thời kỳ 1960-1975. Thời kỳ 1980 lại đây một mặt do khả năng đào tạo trong nước hạn chế và mặt khác việc hợp tác đào tạo ở nước ngoài giảm. Nên số tốt nghiệp ở các trường trung đại học trở nên hàng năm chưa đủ 1.000 người cho tất cả các loại. Vì vậy cán bộ có trình độ trung Đại học trẻ (ở nóm dưới 45 tuổi) chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 2. Cơ cấu giới tính và độ tuổi của cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề
Đơn vị: %
Giới tính
Nhóm tuổi
Nam
Nữ
<30 tuổi
31-45 tuổi
46-60 tuổi
1
Trên Đại học
81,00
19,00
6,10
38,00
55,90
2
Đại học và tương đương
75,00
27,00
15,60
41,00
43,40
3
Trung học chuyên nghiệp
69,00
31,00
19,00
29,40
51,60
4
Công nhân lành nghề
58,00
42,00
21,30
25,60
46,90
Nguồn: Theo số liệu điều tra của chương trình KX 07.
Độ tuổi của những người có trình độ đại học tăng khá cao, lực lượng trẻ có rất ít, nhất là số trình độ sau đại học. Theo số liệu của vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Bộ Giáo dục - Đào tạo hiện nay có 20% cán bộ có trình độ đại học, 32% phó tiến sĩ, 63% tiến sĩ trên 50 tuổi.
Tình trạng cụ thể đội ngũ giao sư, phó giáo sư như sau
- Độ tuổi giáo sư
46-50 tuổi chiếm 9% tổng số giáo sư
51-55 tuổi chiếm 30% tổng số giáo sư 56-60 tuổi chiếm 18% tổng số giáo sư
61-65 tuổi chiếm 6% tổng số giáo sư
Trên 65 tuổi chiếm 6% tổng số giáo sư
- Độ tuổi phó giáo sư
31-45 tuổi chiếm 7,8% tổng số phó giáo sư
46-50 tuổi chiếm 20% tổng số phó giáo sư
51-55 tuổi chiếm 27% tổng số phó giáo sư
56-60 tuổi chiếm 28% tổng số phó giáo sư 61-65 tuổi chiếm 11% tổng số phó giáo sư
Trên 65 tuổi chiếm 4,3% tổng số phó giáo sư
Nếu không trẻ hoá đội ngũ chất xám cao cấp này thì sẽ hẫng hụt lớn (trên 10% đã qua 65 tuổi, trên 25% đã qua 60 tuổi, trên 65% đã qua 50 tuổi).
Trong số công nhân lành nghề, nhiều người đã lớn tuổi, sức khoẻ yếu, tuy đã được xếp vào bậc cao, nhưng thực tế trình độ không còn đạt tương xứng với bậc đã xếp cả về năng suất, chất lượng và cả về lý thuyết tay nghề.
2.1.2. Các đặc trưng về trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật.
+ Về trình độ văn hoá: Số lao động ở Hà Nội có trình độ văn hoá khá cao (xem bảng 2)
Xét về trình độ văn hoá, Hà Nội đứng đầu trong cả nước về tỷ lệ số lao động tốt nghiệp cấp III. Bình quân tỷ lệ chung cả nước là 13,47% (năm 1996) và 14,70% (năm 1997) trong khi tương ứng của Hà Nội là 36,71% và 41,17%.
+ Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Theo số liệu điều tra của Tổng liên đoàn Việt Nam, ở một số tỉnh, thành phố tỷ lệ công nhân bậc 1-2 của Hà Nội là 19,45%, bậc 3-4 là 59,15%, bậc 6-7 là 10,22% và số công nhân chưa được xếp bậc thợ do chưa qua đào tạo nghề chiếm 9,56%.
Nhìn chung số cán bộ có trình độ chuyên môn tập trung phần nhiều ở thành thị và tăng nhanh. Thực tế lực lượng lao động của nước ta trước đây được đào tạo theo một quy trình "cứng" tức là nặng về lý thuyết. Nhưng nhẹ về thực hành, theo công nghệ cũ, lạc hậu, không theo kịp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Vì thế khi nhà nước thực hiện mở cửa nền kinh tế, cho phép người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì lực lượng lao động của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của công nghệ mới. Vì thế phải tiến hành đào tạo lại ở nhiều khâu phải do lao động khoa học nước ngoài đảm nhiệm trong khi nguồn lao động của thành phố còn rất dồi dào. Quá trình đổi mới cũng cho thấy chúng ta đang thiếu một đội ngũ lao động có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh giỏi, thiếu một đội ngũ khoa học bậc cao trong các ngành và các lĩnh vực kinh doanh hay kinh tế, cũng như ý thức tổ chức kỷ luật lao động còn kém: tác phong công nghiệp còn chậm do còn mang nặng tác phong của nền sản xuất nhỏ, manh mún.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp đã dẫn tới tình trạng trong nhiều ngành nghề lao động không có chuyên môn kỹ thuật, phải đảm nhiệm những công việc đơn giản, nặng nhọc, lao động chân tay chấp nhận thu nhập thấp. Trong các cơ quan doanh nghiệp nhà nước khi sắp xếp lại tổ chức, thay đổi quy trình lao động công nghệ, số người phải nghỉ việc phần đông lại rơi vào những người không có tay nghề hay trình độ chuyên môn không đáp ứng kịp với sự thay đổi của công nghệ và kỹ thuật. Số lao động phải nghỉ việc, tay nghề kém ra ngoài thị trường lao động thì càng khó kiếm việc làm hơn.
Xem xét chất lượng lao động của Hà Nội ta thấy một điều đáng suy nghĩ là trình độ học vấn nói chung ở mức cao nhất so với toàn quốc nhưng về trình độ chuyên môn kỹ thuật thì còn thiếu, nhiều vấn đề bất cập cho tỷ lệ lao động không qua đào tạo nghề, tập trung trong các ngành nông lâm ngư nghiệp và một số khâu công việc của các ngành nghề khác như: làm nương, khuân vác, dọn vệ sinh công cộng, bao bì... Tình trạng lao động giản đơn đã tạo ra một nhận thức chuyên môn, chỉ cần tăng cường độ lao động là chủ yếu. Với kinh nghiệm cổ truyền có sức khoẻ... là làm được việc. Vì vậy tình trạng lao động thủ công vẫn còn phổ biến, công việc buồn n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status