Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông Bắc - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Khu kinh tế cửa khẩu và tác động của nó đối với việc phát triển vùng Đông Bắc



Phần I: KHU KINH TẾ CỬA KHẨU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN VÙNG ĐÔNG BẮC 1
I. Một số khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu: 1
1. Khái niệm: 1
2. Những điểm giống và khác nhau giữa khu kinh tế cửa khẩu với các khu kinh tế khác. 4
II. Mô hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu. 7
1. Mô hình không gian. 7
1.1. Nguyên tắc chung của mô hình không gian: 7
1.2. Một số mô hình không gian: 7
1.3. Mô hình một khu kinh tế cửa khẩu: 10
2. Mô hình thể chế. 12
2.1. Nguyên tắc chung: 12
2.2. Vùng giao thoa các chính sách khuyến khích 13
2.3. Một cửa áp dụng cho hình thức phân cấp quản lý : 13
3. Mô hình của một khu kinh tế cửa khẩu không có dân. 13
Sơ đồ 4: Sơ đồ khu kinh tế cửa khẩu không có dân. 14
III. Vai trò và vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu 15
1. Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân 15
2. Đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 17
3. Đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước 17
4. Đối với phát triển xã hội 18
5. Đối với an ninh quốc phòng 18
IV. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU KTCK Ở MỘT SỐ NƯỚC 19
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 19
2. Thái Lan 22
3. Về Tây Âu và Bắc Mỹ 25
Phần II THỰC TRẠNG VỀ CÁC KHU KINH TẾ 27
CỬA KHẨU VÙNG ĐÔNG BẮC 27
I. Tổng quan chung về vùng Đông Bắc 27
1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 27
1.1 Vị trí địa lý, địa hình khí hậu : 27
1.2 Đông Bắc là một trong những vùng giàu tài nguyên khoáng sản : 28
1.3 Tài nguyên du lịch đặc sắc 29
2. Dân số và nguồn nhân lực 30
3. Đánh giá khái quát về thực trạng kinh tế – Xã hội vùng Đông Bắc 31
II. Các nhân tố tác động đến sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu 32
1. Nhân tố tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế-xã hội 32
1.1 Vị trí địa lý 32
1.2 Yếu tố xã hội và trình độ phát triển. 33
2. Bầu không khí chính trị của các nước trong khu vực và trực tiếp là quan hệ hữu nghị thân thiên giữa Việt Nam và Trung Quốc 34
3. Tác động của chính sách kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế Việt Nam Trung Quốc. 35
4. Mức độ mở rộng quan hệ thị trường trong nước và áp lực cạnh tranh quốc tế 36
III. Phân tích các chính sách phát triển kinh tế với việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. 38
1. Chính sách đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng 38
2. Chính sách thuế 41
IV. Thực trạng của các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 42
1. Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. 42
1.1 Vài nét về đặc điểm và sự hình thành các cửa khẩu phía Bắc 42
1.2 Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. 44
2. Thực trạng về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc . 47
2.1 Thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 47
2.1.1 Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái 47
2.1.2. Khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn 51
Các tuyến Quốc lộ trên địa bàn đã được xây dựng: 54
2.1.3 Khu kinh tế cửa khẩu Cao Bằng 57
2.1.4. Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai 58
2.2. Đánh giá chung về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 62
2.2.1. Những thành tựu đạt được: 62
2.2.3. Nguyên nhân 68
Nguyên nhân của các kết quả tích cực: 68
Phần III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỬA KHẨU VÙNG ĐÔNG BẮC 70
I. Quan điểm của Đảng và Nhà nước cề phát triển các kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 70
1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước: 70
2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc 72
3. Phương hướng và mục tiêu phát triển các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc. 74
3.1 Định hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) 74
3.2. Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) 77
3.3. Định hướng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai 81
Có hai phương án được đề xuất: 81
II. Các giải pháp nhằm phát triển Khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 86
1. Ký kết và triển khai thực hiện các hiệp định kinh tế – thương mại song phương giữa hai nước Việt – Trung. 87
2. Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ chế, chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc. 88
3. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu kinh tế cửa khẩu. 92
4. Tăng cường đổi mới quản lý Nhà nước ở các khu kinh tế cửa khẩu. 93
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ợi tức: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện nộp thuế lợi tức theo thuế suất quy định tại giấy phép đầu tư ; các doanh nghiệp trong nước áp dụng thuế suất, thuế lợi tức quy định cho từng ngành nghề theo quy định tại Luật thuế lợi tức, Luật khuyến khích đầu tư trong nước trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Trong thời hạn 4 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu phải nộp thuế lợi tức, doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế với mức thuế suất thấp nhất trong khung thuế suất theo quy định phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng thuế suất lợi tức 10% trong thời hạn 4 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu phải phải nộp thuế lợi tức theo quy định hiện hành của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước được áp dụng thuế suất lợi tức 25%trong thời hạn 4 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu phải nộp thuế lợi tức theo quy định hiện hành của Luật thuế lợi tức. Mọi ưu đãi về giảm thuế lợi tức sau khi kết thức thời hạn miễn thuế lợi tức vẫn theo quy định hiện hành tại các Luật thuế lợi tức, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhưng được tính toán trên cơ sở thuế suất xác định ở trên trong thời hạn thuế suất đó được áp dụng.
- Về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Các chủ đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại khu vực cửa khẩu Móng Cái nếu chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thì chỉ phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với thuế suất 5% (áp dụng cho chủ đầu tư lựa chọn để hưởng các ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước hay theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
Với các ưu đãi về thuế trên đã tạo ra một sự thông thoáng để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách về thuế ở các khu kinh tế cửa khẩu vẫn còn thể hiện nhiều bất cập và chưa thực sự yên tâm cho các nhà đầu tư.
IV. Thực trạng của các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc 
1. Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc.
1.1 Vài nét về đặc điểm và sự hình thành các cửa khẩu phía Bắc
* Thời kì trước đổi mới :
- Giao lưu kinh tế với bên ngoài qua các cửa khẩu trên bộ phía Bắc gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử mối quan hệ truyền thống, lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ xa xưa các triều đại phong kiến đã mở nhiều điểm để nhân dân địa phương hai bên biên giới qua lại, buôn bán và có những chính sách trao đổi hàng hóa, thuế khóa cụ thể. Thời kì Pháp thống trị Việt Nam, Chính quyền địa phương và triều đình phong kiến Mãn Thanh (Trung Quốc) đã kí kết nhiều văn bản liên quan đến cột mốc biên giới và buôn bán qua các cửa khẩu hai nước. Bản "Điều ước Việt Nam năm 1885" và "Chương trình hợp tác tuần tra biên giới năm 1896" qui định mỗi bên lập 25 đồn trú (trong đó có 19 điểm trên bộ và 6 điểm dưới biển) đồng thời là những điểm họp chợ, trao đổi hàng hóa trên biên giới. Phần lớn những điểm này được giữ đến ngày nay
- Đến năm 1950 hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập ngoại giao. Tháng 4/ 1952 hai nước thông qua " Bị vong lục mậu dịch " những năm sau đó lại kí tiếp các nghị định thư về buôn bán, trong đó có ấn dịnh mở ba cặp cửa khẩu và 28 điểm trao đổi hàng hóa. Theo thỏa thuận có 2 hình thức buôn bán là tiểu ngạch dân gian (giữa nhân dân hai bên vùng biên giới) và các công ty quốc doanh của các địa phương dọc đường biên. Những năm 1965 – 1975 trên biên giới đã có 28 cặp cửa khẩu (trong đó có 4 cửa khẩu quốc tế, 10 cặp cửa khẩu quốc gia và 14 cặp cửa khẩu tiểu ngạch). Tháng 2/1979 chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, từ đó quan hệ giao lưu kinh tế gữa hai nước bị gián đoạn.
* Thời kì đổi mới và mở cửa kinh tế :
- Những năm 1986 – 1990 tình hình quan hệ hai nước đã bắt đầu dịu đi và với sự thỏa thuận của chính phủ địa phương hai bên thì hàng chục cặp cửa khẩu tiểu ngạch và nhiều đường mòn đã được mở để nhân dân hai bên biên giới qua lại và trao đổi hàng hóa. Song hoạt động còn mang tính dân gian, tự phát. Để đáp ứng nguyện vọng giao lưu của nhân dân 2 nước Ban Bí Thư Trung Ương Đảng (khóa IV) đã ra thông báo 118/TB-TW ngày 19/11/1988. Hội đồng Bộ trưởng đã có chỉ thị số 32/CT ngày 21/2/1989, số 405 ngày 19/11/1990 để chấn chỉnh công tác quản lý vùng biên giới phía Bắc. Tiếp đó cuộc gặp gỡ cấp cao giữa 2 Đảng và Nhà nước (tháng 11/1991) đã thống nhất chủ trương "khép lại quá khứ, mở ra tương lai" bắt đầu thời kì mới bình thưòng hóa và mở cửa.
- Thực hiện chủ trương trên, ngày 7/11/1991 thay mặt Chính phủ hai nước kí "Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên biên giới". Sau Hiệp định, Chính phủ đã phê duyệt mở 21 cặp cửa khẩu với Trung Quốc và số lượng các cặp cửa khẩu tính đến năm 1994 là 25 cặp cửa khẩu. Điều đó thể hiện sự nỗ lực của cả hai bên trong quá trình nhằm cải thiện giao lưu kinh tế giữa hai nước.
- Để tăng cường giao lưu kinh tế với Trung Quốc cũng như nhằm đưa ra một chính sách quản lý phát triển cho phù hợp. Một trong sự thay đổi quan trọng đầu tiên là chủ trương thực hiện chính sách thí điểm ở một số cửa khẩu điều đó thể hiện qua việc xây dựng thí điểm khu kinh tế cửa khẩu.
1.2 Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc.
Để khuyến khích phát triển khu vực biên giới, ngày 18/9/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 675/TTg cho phép áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái đặt mốc cho việc hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trong cả nước. Tính đến tháng 1/1999 đã có thêm 8 khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng thuộc các tỉnh : Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Quảng Trị, Kon Tum.
Chủ trương xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung cùng nhằm đón trước triển vọng to lớn của quan hệ kinh tế – thương mại Việt –Trung trong thời gian tới. Bởi vì hiệu quả các khu kinh tế cửa khẩu chỉ phát huy được khi quan hệ kinh tế – thương mại được hai nước thực sự quan tâm và phát triển ở mức độ nhất định. Hơn nữa khi các quan hệ này càng phát triển thì khu kinh tế cửa khẩu sẽ đóng vai trò là khu kinh tế mở, cùng động lực kinh tế để kéo các khu vực xung quanh phát triển, góp phần thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, số lượng cửa khẩu và vùng địa lý được phép xây dựng khu kinh tế cửa khẩu chung trên các tuyến biên giới đất liền của cả nước, cho đến nay mới chỉ là 10 mặc dù hiện nay một số địa phương đang tiếp tục đề nghị được Chính phủ cho phép xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu.
Vùng Đông Bắc Việt Nam có 5 tỉnh giáp với Trung Quốc là : Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lào Cai. Và trong đó có 4 khu vực địa lý được Chính phủ chính thức cho phép xây dựng khu kinh tế cửa khẩu, đó là khu kinh tế cửa khẩu ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng và L...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status