Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH một thành viên Máy kéo và máy nông nghiệp - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH một thành viên Máy kéo và máy nông nghiệp



Danh mục sơ đồ, bảng biểu
Lời mở đầu 1
Chương I: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp 3
1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp 3
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty 3
1.1.2 Qúa trình ra đời và phát triển của công ty 4
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty 6
1.1.4 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Công ty có ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm 7
1.1.4.1 Sản phẩm và thị trường chủ yếu 7
1.1.4.2 Công nghệ và năng lực sản xuất 9
1.1.4.3 Đặc điểm lao động 11
1.1.4.4 Đặc điểm về vốn kinh doanh và tài sản của công ty 13
1.1.5 Tổ chức quản lý và hoạt động của công ty 14
1.1.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 16
1.2 Thực trạng hoạt động tiêu thụ của công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp. 18
1.2.1 Tình hình tiêu thụ theo thời gian 18
1.2.2 Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng 19
1.2.3 Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường 22
1.3.4 Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Công ty 23
1.3.4.1 Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 23
1.3.4.2 Chính sách giá của Công ty 23
1.3.4.3 Kênh phân phối sản phẩm của Công ty 23
1.3.4.4 Hoạt đông hỗ trợ tiêu thụ của Công ty 23
1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty 23
1.3.1 Đặc điểm thị trường máy kéo và máy nông nghiệp Việt Nam 23
1.3.2 Đặc điểm về đối tượng khách hàng của Công ty 23
1.3.3 Số lượng và đặc điểm đối thủ cạnh tranh của Công ty 23
1.3.4 Các chính sách của Nhà nước. 23
1.4 Đánh giá ưu, nhược điểm trong công tác tiêu thụ sản phẩm 23
1.4.1 Những thành tựu đã đạt được 23
1.4.2 Hạn chế 23
Chương 2: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp 40
2.1 Định hướng phát triển Công ty trong những năm sắp tới 23
2.1.1 Các mục tiêu cần đạt được 23
2.1.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty 23
2.2 Một số giải pháp đấy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp 23
2.2.1 Nhóm giải pháp về sản phẩm 23
2.2.1.1 Đầu tư cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm tăng cường khả năng cạnh tranh 23
2.2.1.2 Hạ giá thành sản phẩm để đấy mạnh tiêu thụ 23
2.2.1.3 Xây dựng chính sách giá linh hoạt 23
2.2.2 Nhóm giải pháp về công tác tiêu thụ 23
2.2.2.1 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường 23
2.2.2.2 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 23
2.2.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức, phát triển đại lý 23
2.2.2.4 Mở rông mạng lưới tiêu thụ trên cả nước và hướng ra xuất khẩu 23
2.2.2.5 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ 23
2.2.3 Một số kiến nghị về chính sách hỗ trợ của Nhà nước 23
Kết luận 23
Danh mục tài liệu tham khảo 23
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hoả mãn những nhu cầu cụ thể của nhóm khách hàng mục tiêu, khắc phục những ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng. Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường, xuất phát từ những mục tiêu của doanh nghiệp Công ty đã lựa chọn hình thức thức phân phối qua các kênh phân phối như sau:
Sơ đồ 1.2 : Các kênh phân phối của Công ty
Công ty THNN một thành viên máy kéo và máy nông nghiệp
Chi nhánh
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Đại lý
Bán buôn
Các dự án
Cửa hàng bán lẻ
Người tiêu dùng cuối cùng
(1)
(2)
(3)
Do đặc điểm là sản phẩm phục vụ sản xuất, đối tượng tiêu dùng hạn chế, thời gian, sử dụng sản phẩm kéo dài nên Công ty TNHH một thành viên có rất ít đại lý và chi nhánh tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty được thực hiện thông qua 3 kênh phân phối chính đó là:
- Kênh 1: Là kênh tiêu thụ sản phẩm cho các dự án hỗ trợ mua máy cho nông dân. Đây là kênh tiêu thụ hình thành do chính sách kích thích sản xuất nông nghiệp của nhà nước, Công ty  phối hợp với sở nông nghiệp các tỉnh cung cấp máy kéo cho nông dân được mua với hình thức trả chậm 3 năm không phải chịu lãi . Đây là mô hình liên kết bốn nhà : Nhà nước - Ngân hàng - Nhà máy - Nhà nông.
Ưu điểm của kênh phân phối này là khối lượng tiêu thụ lớn, trung bình hàng năm doanh thu từ kênh chiếm khoảng 20% - 30% tổng doanh thu của Công ty. Công ty sau khi kí hợp đồng với các dự án sẽ đảm nhận công tác giao máy, hướng dẫn sử dụng, sửa chữa và bảo hành cho nông dân. Tuy nhiên kênh này có nhược điểm là thời gian thanh toán kéo dài, thu hồi vốn chậm.
- Kênh 2: Là kênh tiêu thụ thông qua các đại lý và các nhà bán buôn. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trên kênh này chiếm khoảng 35% - 40% tổng doanh thu hàng năm của Công ty. Hiện nay Công ty đã có đại lý tiêu thụ tại các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Quy Nhơn. Các đại lý này đa số là các cửa hàng nên trình độ chuyên môn chưa cao, công tác sửa chữa bảo hành của Công ty vì vậy còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đây lại là một kênh truyền tải thông tin đồng thời nhận thông tin phản hồi tốt nhất từ phía Công ty và khách hàng. Qua kênh này bộ phận nghiên cứu thị trường có thể nắm bắt sự thay đổi nhu cầu của khách hàng với sản phẩm, thu thập thông tin về sản phâm, thị trường của đối thủ cạnh tranh thông qua phản hồi của các đại lý và người sử dụng sản phẩm.
- Kênh 3: Sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các chi nhánh thay mặt của Công ty. Hiện nay trong hai chi nhánh tại Nghệ An và Bình Định thì chi nhánh tại Bình Định hoạt động thiếu hiệu quả, doanh thu hàng năm rất thấp. Doanh thu chủ yếu là từ cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặt ngay tại trụ sở Công ty và chi nhánh tại Nghệ An.
1.3.4.4 Hoạt đông hỗ trợ tiêu thụ của Công ty
*/ Chính sách quảng cáo
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện để truyền tin về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng cuối cùng. Quảng cáo là công cụ là phương tiện sử dụng trong cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thông qua quảng cáo, doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của thị trường và phản ứng của thị trường nhanh hơn. Đặc biệt trong nền kinh tế hàng hóa hiện nay, khi khoa học kỹ thuật có sự tiến bộ vượt bậc nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, phức tạp thì quảng cáo ngày càng trở nên quan trọng.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển, đồng thời tạo dựng một hình ảnh chung về Công ty, Công ty đã xây dựng cho mình một chính sách quảng cáo phù hợp với tình hình thị trường cũng như ngân sách của mình . Mỗi doanh nghiệp, Công ty có cách tổ chức tiến hành quảng cáo khác nhau, nhưng ở Công ty việc quảng cáo được giao cho phòng kế hoạch thương mại. Phòng kế hoạch thương mại sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và lựa chọn loại hình quảng cáo. Phương tiện truyền tin quảng cáo của Công ty bao gồm rất nhiều loại như:
- Báo viết: Công ty thường có quảng cáo trên các báo như báo Kinh tế, báo Đại Đoàn kết, Lao động, tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, các ấn phẩm nông nghiệp của địa phương các tỉnh ...Đây cũng là một lợi thế để tiếp cận tới tất cả các cơ quan, xí nghiệp có liên quan và tiêu dùng sản phẩm của Công ty.
- Catalogue: Đây là hình thức quảng cáo đặc biệt. Công ty in riêng cho mình một quyển Catalogue để giới thiệu về lĩnh vực hoạt động, chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
- Pano, áp phích: Đây là loại phương tiện thông tin quảng cáo thông dụng và linh hoạt. Tuy nhiên do hạn chế về nghuồn lực loại hình quảng cáo này chưa được Công ty áp dụng triển khai phổ biến.
Thông thường chi phí dành cho quảng cáo của Công ty chỉ chiếm từ 1% đến 2% chi phí. Để đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá và tăng trưởng kinh tế, trong những năm gần đây, Công ty đã quan tâm hơn đến công tác quảng cáo và chú trọng tới vấn đề tiếp thị. Ngân sách dành cho quảng cáo sẽ được tăng thêm, phù hợp với sự phát triển của mình.
*/ Hoạt động xúc tiến bán hàng
Trong những năm gần đây Công ty đã có nhiều hoạt động xúc tiến bán nhằm cải thiện tình hình tiêu thụ nhưng nhìn chung trong công tác vẫn còn nhiều hạn chế.
- Về tổ chức hội nghị khách hàng thực chất mới chỉ là hội nghị gặp gỡ, khách hàng được mời tham gia vào hội nghị tổng kết, kỷ niệm thành lập... đều là những đơn vị có quan hệ công tác về nhiều mặt nên không thể thảo luận với công ty về sản phẩm, cách thức tiêu thụ. Vì vậy mà công ty chưa mở rộng được mối quan hệ với khách hàng mới và hiệu quả của hội nghị khách hàng là không cao.
+ Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm còn ít và mang tính chất bán hàng đơn thuần, không phát huy được chức năng nhiệm vụ là cầu nối công ty với ngưới tiêu dùng, cung cấp những thông tin của của công ty cho khách hàng và thu thập những thông tin từ khách hàng về cho Công ty.
+ Trong vài năm gần đây công ty đã tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước như: triển lãm cơ khí nông nghiệp, hội chợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao vào các năm 2004 – 2005 Trong những dịp đó công ty đã kịp thời giới thiệu được sản phẩm của mình với bạn hàng và đã ký kết một số hợp đồng có giá trị.
1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty
1.3.1 Đặc điểm thị trường máy kéo và máy nông nghiệp Việt Nam
Nước ta là một nước nông nghiệp có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm hơn 70% tổng số lao động của cả nước, với trình độ canh tác còn lạc hậu chủ yếu là lao động thủ nông nặng nhọc, năng suất thấp. Để giải quyết vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương hiện đại hoá, cơ giới hoá nông nghiệp để giảm mức độ nặng nhọc trong lao động của người nông dân đồng thời tăng năng suất lao động. Hàng năm, tổng diện tích gieo cấy lúa lên đến 9,9 triệu ha, làm mạ và cấy lúa là khâu hết sức vất vả và nặng nhọc trong quá trình canh tác. Khi cấy lúa, người nông dân phải cúi gập người liên tục và lội trong bùn nước và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Việc giải phóng sức lao động nặng nhọc cho người nông dân, tạo đi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status