Giải pháp mở rộng cho vay đới với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp mở rộng cho vay đới với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CÁC NHTM 3
1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp ngoài quốc doanh 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại 3
1.1.1.1. Khái niệm 3
1.1.1.2. Phân loại 3
1.2. Cho vay đối với DNNQD của NHTM . 4
1.2.1. Hoạt động cho vay của các NHTM. 4
1.2.1.1. Nguyên tắc cho vay của các NHTM 4
1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng với DNNQD. 8
1.2.3. Mở rộng cho vay đối với DNNQD 9
1.2.3.1. Mở rộng cho vay của NHTM 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI SGD I – BIDV 18
2.1. Khái quát về SGD – BIDV 18
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SGD I – BIDV 18
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của SGD I – BIDV 19
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I – BIDV 21
2.1.3.1. Hoạt động nguồn vốn 22
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng 23
2.1.3.3. Các hoạt động khác 23
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với DNNQD tại SGD I – BIDV 24
2.2.1. Quy trình cho vay và quản lý cho vay đối với các DNNQD tại BIDV 24
2.2.2. Tình hình mở rộng cho vay với DNNQD tại SGD I – BIDV 28
2.2.2.1. Tình hình dư nợ 28
2.2.2.2. Doanh số cho vay 33
2.2.2.3. Doanh số thu nợ 35
2.3. Đánh giá chung 36
2.3.1. Đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động mở rộng cho vay đối với DNNQD tại SGD I – BIDV. 36
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 38
2.3.2.1. Hạn chế 38
2.3.2.2. Nguyên nhân. 40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI SGD I – BIDV 43
3.1. Định hướng trong phát triển cho vay đối với các DNNQD tại SGD I – BIDV 43
3.1.1. Mục tiêu của SGD I 43
3.1.2. Định hướng mở rộng cho vay các DNNQD trong thời gian tới tại SGD I. 44
3.2. Giải pháp mở rộng cho vay đối với các DNNQD tại SGD I – BIDV 44
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với DNNQD tại SGD I 44
3.2.2. Hoàn thiện chính sách marketing. 46
32.2.1. Thành lập một số bộ phận chuyên môn hóa về hoạt động marketing ngân hàng. 47
3.2.2.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm hấp dẫn 48
3.2.2.3. Xây dựng chính sách giao tiếp khuyếch trương 50
3.2.3. Thực hiện tốt chính sách ngân hàng. 50
3.2.3.1. Chính sách lãi suất: cần thực hiện da dạng hóa lãi suất cho vay. 51
3.2.3.2. Chính sách bảo đảm tiền vay 51
3.2.5. Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng tốt. 53
3.2.6. Tăng cường công tác huy động vốn 54
3.3. Một số kiến nghị 54
3.3.1. kiến nghị với chính phủ 54
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 55
3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. 56
KẾT LUẬN 57
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thị trường vốn, thị trường chứng khoán liên tục biến động, các tầng lớp dân cư đổ xô vào kinh doanh chứng khoán thì tổng vốn huy động đạt 28919046 tỷ đồng là đáng khích lệ. Có thể được kết quả đó là do sở đã duy trì được mối quan hệ với khách hàng truyền thống như ngân hàng phát triển, tổng công ty dầu khí, đồng thời đẩy mạnh huy động từ khách hàng mới như tập đoàn bưu chính viễn thông, tổng công ty bưu chính viễn thông quân đội, tổng công ty vinaconex Tuy vậy, nguồn vốn huy động vẫn tập trung và phụ thuộc vào các tổ chức, các định chế có quy mô lớn, tính linh hoạt chưa cao, huy động từ dân cư có xu hướng giảm bởi vậy thời gian tới SGD cần đẩy mạnh hơn nữa việc đa dạng hóa các khách hàng của mình.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng nhìn chung bám sát mục tiêu: chủ động tăng cường gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ. Tổng dư nợ qua ba năm đều tăng lên: năm 2006 đạt 5000.756 tỷ đồng; năm 2007 đạt 5099.321 tỷ đồng; năm 2008 đạt 5807.045 tỷ đồng. Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế đã được cải thiện hơn qua các năm. Nhận thức được vai trò của tài sản đảm bảo, SGD đã nổ lực và áp dụng nhiều biện pháp để tăng dư nợ có tài sản đảm bảo; tài sản đảm bảo nợ vay tăng từ 2850.429 tỷ đồng năm 2006 lên 3159.029 tỷ đồng năm 2007 và sang năm 2008 là 3231.039 tỷ đồng. Công tác phân loại, xử lý nợ xấu đều thực hiện tốt, thu nợ ngoại bảng tăng: năm 2006 thu nợ ngoại bảng đạt 106.891 tỷ; năm 2007 thu nợ đạt 423.179 tỷ đồng; năm 2008 đạt 124.671 tỷ đồng. Hoạt động tín dụng đã có nhiều thành tích tuy nhiên ngân hàng vẫn còn chưa tích cực, chủ động trong việc tìm kiếm các khách hàng, đa dạng đối tượng cho vay, đặc biệt mảng cho vay DNNQD còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm lực của sở và còn chưa cao so với ngân hàng khác. Công tác đánh giá phân tích xếp loại khách hàng, phân loại nợ đã thực hiện tương đối tốt song trong nhiều lĩnh vực chưa nhận thấy hết rủi ro, việc đánh giá tài sản đảm bảo thực hiện còn sơ cứng.
2.1.3.3. Các hoạt động khác
Nhìn chung các mặt hoạt động khác của sở như công tác khách hàng, công tác tài chính kế toán, kiểm soát nội bộ, đào tạo cán bộ, nhân viên đều thực hiện có hiệu quả và phát huy được vai trò của các mặt hoạt động. Tuy nhiên việc khai thác số liệu phục vụ công tác quản trị diều hành còn phụ thuộc nhiều vào kho dữ liệu hội sở chính chuyển về. Việc dự báo, định hướng phát triển hoạch định chưa thực sự bứt phá
2.2. Thực trạng mở rộng cho vay đối với DNNQD tại SGD I – BIDV
2.2.1. Quy trình cho vay và quản lý cho vay đối với các DNNQD tại BIDV
Quy trình cho vay được áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống BIDV và áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Quy trình này bao gồm bốn bước và nhiều giai đoạn :
Bước 1: Phân tích trước khi cho vay
Đây là bước quan trọng nhất, là bước đưa ra các đánh giá , phân tích ảnh hưởng đến quyết định có cho vay hay không, anh hưởng đến chất lượng tín dụng. quá trình tiến hành phân tích trước khi cho vay trải qua các giai đoạn sau:
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn/ đánh giá thẩm định
Trong giai đoạn ban đầu này, khi khách hàng có nhu cầu đề nghị giải ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng cán bộ tín dụng sẽ trao đổi cùng khách hàng để tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. Sau qúa trình thảo luận ban đầu, cán bộ tín dụng có trách nhiệm tập hợp tất cả các thông tin chi tiết để lập tờ trình tín dụng, nếu thấy nhu cầu của khách hàng phù hợp với chiến lược của BIDV thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn tất hồ sơ cho vay vốn.
Sơ đồ tóm tắt quy trình tiếp nhận vay vốn, quy trình đánh giá và thẩm định của BIDV với khách hàng doanh nghiệp
Phỏng vấn
Từ chối
Đánh giá sơ bộ
Hoãn/yêu cầu thêm thông tin
Đạt yêu cầu
Cung cấp mẫu hồ sơ
Hỗ trợ KH hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết
Kiểm tra lịch sử quan hệ TD
Không đạt
Đạt yêu cầu
Không đạt
Kiểm tra hồ sơ
Yêu cầu bổ sung thêm thông tin
Đạt yêu cầu
Chấp nhận hồ sơ
Chuyển sang quy trình thẩm định TD
Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn
Cán bộ tín dụng có trách nhiệm quản lý quá trình xử lý hồ sơ tín dụng từ đầu đến khi có quyết định cuối cùng. Trong giai đoạn này, cán bộ tin dụng cần tiến hành tìm hiểu, phân tích khách hàng. Thẩm định khả năng tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của khách hàng đồng thời thực hiện phân tích tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Cán bộ tín dụng xem xét, kiểm tra, phân tích mức độ tin cậy của báo cáo tài chính và tiến hành phân tích tài chính của khách hàng theo các phụ lục, hướng dẫn cụ thể của BIDV. Mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng với BIDV và các ngân hàng khác xem xét rất cẩn thận để đảm bảo tính an toàn của khoản cho vay.
Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, cách sản xuất kinh doanh
Mục tiêu của công việc này là đưa ra kết luận về tính khả thi hiệu quả về mặt tài chính của phương án, khả năng trả nợ, rủi ro có thể xẩy ra. Tư vấn, góp ý cho khách hàng vay, tạo tiền để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu nợ đúng hạn, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.
Các biện pháp bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của ngân hàng dùng các tài sản của mình hay bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. BIDV không coi đây là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay, không phải phương tiện duy nhất để đảm bảo tính an toàn. Cán bộ tín dụng sẽ xem xét một số nội dung sau: kiểm tra tình hình thực tế của tài sản đảm bảo, phân tích, thẩm định tài sản đảm bảo
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
Cán bộ tín dụng chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng nội bộ của BIDV. Mức xếp hạng của BIDV gồm 10 mức AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. mức xếp hạng trên giảm dần từ khách hàng có mức xếp hạng cao nhất đến mức xếp hạng cuối cùng dành cho những khách hàng mất khả năng trả nợ. Trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng BIDV sẽ đưa ra các chính sách phù hợp với các nhóm khách hàng như chính sách về lãi suất, tài sản đảm bảo, kỳ hạn thu nợ, tiếp thị khách hàng
Lập báo cáo thẩm định cho vay
Sau khi thảo luận với cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ trinh tờ trình kèm hồ sơ vốn vay cho trưởng phòng tín dụng. việc phân cấp ủy quyền phê duyệt tín dụng của BIDV được quy định rõ trong sổ vay tín dụng.
Phê duyệt khoản vay.
Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giao nhạn giấy tờ, tài sản đảm bảo.
Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng
Sau khi khoản vay được phê duyệt, người có thẩm quyền của ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng và các loại hợp đồng, giấy tờ liên quan. Trong hợp đồng tín dụng có xác định rõ các nội dung như: tên khách hàng, mục đích sử dụng, số lượng tín dụng,lãi suất, phí, thời hạn Đây là một cam kết xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên phù hợp quy định của pháp luật.
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status