Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp



Lời mở đầu
Chương1
Lý luận chung về tài chính - Báo cáo tài chính
và việc phân tích tình hình tài chính
trong các doanh nghiệp
1.1.Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp
1.1.1.Khái quát chung về tài chính doanh nghiệp
1.1.2.Khái niệm cơ bản về tài chính doanh nghiệp
1.1.3. Những nội dung cơ bản của hoạt động tài chính doanh nghiệp
1.1.4.Các chức năng của tài chính doanh nghiệp
1.2.Lý luận chung về BCTC
1.2.1.BCTC - Tài liệu chủ yếu trong việc phân tích
hoạt động tài chính DN
1.2.2.Những nội dung cơ bản của BCTC
1.2.3.Vai trò, tác dụng của BCTC
1.2.4.Một số nguyên tắc của BCTC
1.3. BCTC với việc phân tích tình hình tài chính DN
1.3.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính DN
1.3.2.Các phương pháp phân tích tình hình tài chính DN
Chương 2
Thực trạng công tác tài chính
ở Công ty Xà phòng Hà nội
2.1.Giới thiệu khái quát về Công ty Xà phòng Hà nội
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính ở công ty
2.1.3.Tình hình tài chính của Công ty Xà phòng Hà nội
những năm gần đây
2.2.Phân tích thực trạng công tác tài chính của Công ty Xà phòng Hà nội
2.2.1.Phân tích sự biến động và mối quan hệ
giữa các khoản mục trên BCĐKT
2.2.2.Phân tích NV và việc sử dụng vốn của công ty
2.2.2.1.Phân tích tình hình NV của công ty
2.2.2.2.Phân tích tình hình TS của công ty
2.2.2.3.Phân tích khả năng cân đối vốn - nguồn vốn của công ty
2.2.3.Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
2.2.4.Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời của công ty
2.2.5.Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty
 
 
 
Chương 3
Một số giải pháp
nhằm hoàn thiện tình hình tài chính
của Công ty Xà phòng Hà nội
3.1.Định hướng phát triển của Công ty Xà phòng Hà nội
trong thời gian tới
3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của công ty
3.2.1.Bảo toàn NV hiện có đồng thời nâng cao khả năng huy động vốn
3.2.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và tăng cường công tác quản lý TSLĐ
3.2.3.Nâng cao khả năng thanh toán của công ty
3.2.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ - VCĐ
3.2.5.Tập trung cho chiến lược đa dạng hoá loại hình kinh doanh
3.2.6.Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý tài chính
Kết luận chung
 
 
***********************************************
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thể đưa ra những biện pháp có tính khả thi để khắc phục những yếu điểm còn tồn tại, đồng thời khai thác triệt để năng lực của doanh nghiệp nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả tài chính hơn nữa...
1.3.2.Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:
Với ý nghĩa và nhiệm vụ quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thì việc xác định đúng phương pháp phân tích là điều cần thiết bởi nó ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của việc phân tích. Để có thể tiến hành phân tích hoạt động tài chính người ta thường sử dụng các phương pháp sau:
a.Phương pháp so sánh:
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động tài chính để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để có thể tiến hành so sánh trước hết cần giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, điều kiện để so sánh và phải xác định được mục tiêu so sánh. Ngoài việc so sánh theo thời gian, khi phân tích tài chính người ta còn tiến hành so sánh kết quả kinh doanh giữa các đơn vị. Các điều kiện so sánh cần được quan tâm khác nhau khi so sánh theo thời gian và so sánh theo không gian. Các điều kiện cần chú ý khi so sánh là:
+Đảm bảo tình thống nhất về nội dung của các chỉ tiêu
+Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu
+Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính
Phương pháp so sánh được thực hiện cụ thể thông qua các cách thức sau:
-So sánh bằng số tuyệt đối:
Việc so sánh này giúp nhà phân tích biết được quy mô mà doanh nghiệp đã đạt được vượt (+) hay hụt (-) kế hoạch qua kỳ phân tích với kỳ gốc và được thể hiện thông qua giá trị.
-So sánh bằng số tương đối:
Phương pháp so sánh này phản ánh kết cấu, mối quan hệ,tốc độ phát triển hay mức độ của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này được thể hiện qua:
+Số tương đối kế hoạch: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp cần đạt tới
+Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch
+Số tương đối động thái: Phản ánh nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu phân tích và thường được sử dụng dưới hai dạng:
.Cố định ở kỳ gốc
.Kỳ gốc liên hoàn
+Số tương đối kết cấu: Phản ánh tỉ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số
+Số tương đối hiệu suất (cường độ): Phản ánh tổng quát chất lượng tài chính.
-So sánh bằng số tương đối bình quân:
Số tương đối bình quân phản ánh đặc điểm điển hình của đơn vị. Khi so sánh bằng chỉ tiêu này sẽ cho nhà phân tích thấy mức độ mà doanh nghiệp đạt được so với mức bình quân của tổng thể.
b.Phương pháp chi tiết:
Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Khi sử dụng phương pháp này người sử dụng thông tin sẽ nắm được các thông tin cần thiết một cách rõ ràng, chi tiết, thuận lợi cho việc đánh giá. Khi tiến hành phân tích theo phương pháp chi tiết nhà phân tích có thể thực hiện theo những hướng sau:
-Chi tiết theo các bộ phận cấu thành của các chỉ tiêu:
Mọi kết quả kinh doanh được thể hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ phận đó sẽ rất thuận lợi cho việc đánh giá chính xác kết quả mà doanh nghiệp đạt được.
-Chi tiết theo thời gian:
Mọi kết quả của hoạt động tài chính bao giờ cũng là kết quả của một qúa trình. Do nhiều nguyên nhân chủ quan hay khác quan khác nhau, tiến độ thực hiện các quá trình đó trong từng đơn vị thời gian thường không đồng đều. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả đạt được sát và đúng, tìm được giải pháp có hiệu quả.
-Chi tiết theo địa điểm:
Phương pháp này thường được sử dụng để đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ, ví dụ như trong các phân xưởng, trong các đội, tổ... hay sử dụng để phát hiện ra các đơn vị tiên tiến hay lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp; hay sử dụng để khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tư, lao động, vốn...
c.Phương pháp loại trừ:
Là phương pháp xác định và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của hoạt động bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố phải loại trừ mức độ ảnh hưởng của nhân tố khác bằng cách trực tiếp dựa vào mức độ biến động ở từng nhân tố, hay dựa cũng có thể vào từng phương pháp sau:
-Phương pháp số chênh lệch:
Theo phương pháp này, với mỗi sự thay đổi một chỉ tiêu ta có thể xác định được sự thay đổi của kết quả cần nghiên cứu bằng cách dựa trên mối tương quan giữa các nhân tố để lập phương trình tính toán.
-Phương pháp thay thế liên hoàn:
Theo phương pháp này ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thayđổi. Sau đó lấy kết quả trừ đi chỉ tiêu chưa có biến đổi của nhân tố nghiên cứu sẽ xác định được ảnh hưởng của nhân tố này.
d.Phương pháp liên hệ:
Khi sử dụng phương pháp này để đánh giá được chỉ tiêu ta có thể xem xét chỉ tiêu trên cơ sở lượng hoá các mối liên hệ giữa các mặt, các bộ phận. Cụ thể, phương pháp này gồm các phương pháp nhỏ sau:
-Phương pháp liên hệ cân đối:
Trên cơ sở sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các nhân yếu tố sẽ dẫn đến sự cân bằng cả về mức độ biến động (chênh lệch) về lượng giữa các mặt của các yếu tố. Đây cũng chính là nguyên tắc xác định của phương pháp này.
-Phương pháp liên hệ trực tuyến:
Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Trong mối liên hệ này, theo mức độ phụ thuộc của các chỉ tiêu có thể phân thành hai loại liên hệ chủ yếu:
+Liên hệ trực tiếp
+Liên hệ gián tiếp
Như vậy, có rất nhiều phương pháp phân tích. Phải tuỳ từng trường hợp theo từng lĩnh vực đặc thù và mục đích của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mà nhà phân tích cần lựa chọn phương pháp phân tích sao cho phù hợp, đảm bảo cho kết quả của việc phân tích là chính xác và mang tính chất khách quan.
***********************************************
Chương 2
Thực trạng công tác tài chính
ở công ty xà phòng hà nội
2.1.Giới thiệu khái quát về Công ty Xà phòng Hà nội.
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xà phòng Hà nội.
Công ty Xà phòng Hà nội ngày nay (trước đây là Nhà máy Xà phòng Hà nội) là một DNNN trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt nam. Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các chất tẩy rửa tổng hợp như Xà phòng giặt, Xà bông, Kem đánh răng, Nước rửa chén Sunlight... phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Nhà máy Xà phòng Hà nội trước kia được khởi công xây dựng từ năm 1958 và đi vào hoạt động từ năm 1960 theo giấy phép số 232 QĐ do Bộ Công nghiệp nặng cấp.
Công ty Xà phòng Hà nội ngày nay nằm trên đường Nguyễn Trãi, số233b, quận Thanh Xuân - Hà nội với diện tích mặt bằng là 50 000 m2, tiếp giáp Nhà máy Thuốc là Thăng Long và Công ty Cao su Sao vàng Hà nội. Theo thiết kế ban
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status