Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội



LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
I. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
1. Kinh tế Việt nam chuyển sang nền kinh tế thị trường.
2. Vị trí, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
II. Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng trong ngân hàng
1. Khái niệm về rủi ro tín dụng trong ngân hàng
2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong ngân hàng
3. Hậu quả của rủi ro tín dụng Ngân hàng
4. Các loại rủi ro đối với một số hình thức tín dụng chủ yếu
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
I. Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
II. Thực trạng tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
1. Một số thể lệ tín dụng chủ yếu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
2. Nguồn vốn của chi nhánh
3. Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
4. Những nguyên nhân tác động đến chất lượng tín dụng chi nhánh những năm qua
CHƯƠNG III : MỘT VÀI GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
I. Các giải pháp phòng chống rủi ro tín dụng
1. Vai trò của người vay
2. Những dấu hiệu nhận biết khoản cho vay có vấn đề
3. Đa dạng hoá khách hàng
4. Giải pháp san sẻ rủi ro
5. Giải pháp về bảo đảm tín dụng
II. Các giải pháp khắc phục rủi ro
1. Phương pháp thu hồi các khoản nợ khó đòi
2. Xử lý các khoản vay có vấn đề
III. Một số kiến nghị
1. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
2. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
3. Đối với Ngân hàng nhà nước
4. Đối với các chính sách Nhà nước
KẾT LUẬN
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


dùng cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân (đối với trường hợp không phải thực hiện thế chấp cầm cố, bảo lãnh) thay cho Hợp đồng tín dụng
1.13- Giới hạn cho vay
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của toàn hệ thống, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp hay khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì Ngân hàng nông nghiệp cho vay hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nông nghiệp chỉ được cho vay vượt quá mức giới hạn cho vay nói trên khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể.
1.14- Những trường hợp không được cho vay
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội không được cho vay đối với các khách hàng trong các trường hợp sau đây:
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tống giám đốc (phó giám đốc) của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Người thẩm định, xét duyệt cho vay.
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (giám đốc), Phó tổng giám đốc (phó giám đốc) của Ngân hàng Nông nghiệp.
1.15- Hạn chế cho vay
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, mức cho vay cho những đối tượng sau:
- Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, kế toán trưởng, thanh tra viên;
- Các cổ đông lớn của Ngân hàng nông nghiệp.
- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng qui định tại điểm 1 Điều 77 của Luật các tổ chức tín dụng sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định bị hạn chế cho vay ở trên không được vượt quá 5% Vốn tự có của Ngân hàng Nông nghiệp. Mức dư nợ cho vay của các chi nhánh do Ngân hàng nông nghiệp thông báo cụ thể từng thời kỳ.
1.16- Miễn giảm lãi tiền vay:
Ngân hàng cho vay được quyết định miễn, giảm lãi tiền vay phải trả đối với khách hàng theo các nguyên tắc sau:
- Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay do nguyên nhân khách quan, dẫn đến bị khó khăn về tài chính;
- Mức độ miễn, giảm lãi tiền vay phù hợp với khả năng tài chính của Ngân hàng nông nghiệp;
-Ngân hàng Nông nghiệp không miễn giảm lãi tiền vay đối với khách hàng thuộc các đối tượng quy định tại điểm 1 Điều 78 Luật các tổ chức tín dụng.
1.17 - Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay:
a/ Khách hàng vay có quyền:
- Từ chối các yêu cầu của Ngân hàng nông nghiệp không đúng với các thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.
- Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng theo qui định của pháp luật.
b/ Khách hàng vay có nghĩa vụ:
- Cung cấp đầy đủ , trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
- Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng;
- Trả nợ gốc và lãi tiền vay theo thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong Hợp đồng tín dụng.
1.18 - Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng Nông nghiệp:
a/ Ngân hàng nông nghiệp có quyền:
- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư hay phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;
- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn, dự án đầu tư hay phương án sản xuất, kinh doanh không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật hay Ngân hàng nông nghiệp không có đủ nguồn vốn để cho vay;
- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
- Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thực, vi phạm Hợp đồng tín dụng;
- Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hay người bảo lãnh theo qui định của pháp luật;
- Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác thì Ngân hàng nông nghiệp có quyền bán tài sản làm bảo đảm theo sự thoả thuận trong Hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hay yêu cầu của người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn;
- Miễn, giảm lãi tiền vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ;
- Mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ, theo quy định của Chính phủ.
b/ Ngân hàng nông nghiệp có nghĩa vụ:
- Thực hiện đúng thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng;
- Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nguồn vốn của chi nhánh NHNo & PTNT Hà nội
Nếu như giai đoạn trước đây, nguồn vốn chính của chi nhánh là lấy từ Ngân sách Nhà nước, chỉ có một phần nhỏ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, những khách hàng truyền thống quen thuộc thì bước sang giai đoạn mới theo Pháp lệnh Ngân hàng 90 được ban hành - chi nhánh NHNO & PTNT Hà nội đã thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động tín dụng của mình kết hợp với việc tự huy động, tìm kiếm nguồn vốn để cho vay. Hoạt động huy động được mở rộng với các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Hình thức này càng trở nên có hiệu quả trong việc gia tăng nguồn vốn cho Ngân hàng, giảm tỷ trọng vốn Ngân sách trong tổng nguồn vốn của chi nhánh.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động trong hai năm 2000-2001
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn vốn huy động
31/12/2000
31/12/2001
%01/00
I. Tiền gửi bằng Việt Nam đồng
421.687
1.349.099
319.9%
+ Không kỳ hạn
313.405
855.990
273%
+ Có kỳ hạn dưới 12 tháng
108.282
461.091
425.8%
+ Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
32.017
II. Tiền gửi bằng ngoại tệ
64.970
90.422
139%
+ Không kỳ hạn
8.475
5.458
64%
+ Có kỳ hạn dưới 12 tháng
32.732
27.886
85%
+ Có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên
23.763
57.078
240%
III. Tiền gửi của các TCTD trong nước
925.024
171.429
18.5%
+ Việt Nam đồng
773.623
150.391
19.4%
+ Ngoại tệ
151.401
21.038
13.9%
IV. Các giấy tờ có giá đã phát hành
534.161
424.665
79.5%
+ Chứng chỉ tiền gửi
202
93
46%
+ Các giấy tờ có giá khác
533.959
424.572
79.5%
Tổng cộng
1.945.842
2.035.615
104.6%
- Như vậy tổng nguồn vốn huy động tại thời điểm cuối năm 2001 tăng 89.773
triệu đồng so với năm 2000, số tương đối tăng 4.6%
- Tiền gửi bằng Việt Nam đồng tăng với tốc độ cao:
+ Số tuyệt đối tăng: 927.412 triệu đồng
+ Số tương đối tăng: 319.9%
Trong đó: - Tiền gửi không kỳ hạn tăng 273 %
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng 425.8%
Điều đó cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn huy động bằng Việt Nam đồng đã đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong năm 2001.
- Tiền gửi bằng ngoại tệ tăng:
+ Số tuyệt...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status