Tình hình hoạt dộng tại công ty cho thuê tài chính – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Tình hình hoạt dộng tại công ty cho thuê tài chính – Ngân Hàng Công Thương Việt Nam



Phần mở đầu 3
Chương I: Những vấn đề chung về cho thuê tài sản 5
Nội dung 6
chuơng I 6
những vấn đề chung về cho thuê tài sản 6
I. Cho thuê tài sản trong nền kinh tế thị trường. 6
1.Sơ lược lịch sử tổ chức hoạt động cho thuê tài sản trên thế giới 6
2. cho thuê tài sản và các cách của cho thuê tài sản 8
3. Thuê vận hành ( Operating Lease ) 8
3.a Định nghĩa về cho thuê vận hành 8
3.b Đặc điểm của cho thuê vận hành 9
4. Thuê tài chính ( Finance Lease) 10
4.a Định nghĩa về Finance Lease 10
4.b Đặc điểm của Finance Lease 12
5. Phân biệt cho thuê tài chính với cho thuê vận hành 15
II. Công ty Leasing trong nền kinh tế thị trường 17
1. Các loại công ty Leasing . 17
2. Chức năng cơ bản của công ty Leasing. 18
3. Huy động vốn và sử dụng vốn của công ty Leasing. 18
3.a. Huy động vốn 18
3.b Sử dụng vốn của công ty cho thuê tài chính 20
4. Các lĩnh vực hoạt động của các công ty Leasing. 21
4. a. Cho thuê tài chính (Finance Leasing) 21
4.b Cho thuê vận hành (Operating Lease) 26
4.c Cho thuê trả góp ( Purchase Arrangement Lease ). 27
4.d. Mua nợ (Factoring) 28
4.e. Tư vấn cho khách hàng về những dịch vụ liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. 28
III. Kinh nghiệm của các công ty Leasing ở một số nước trên thế giới 28
1. Các công ty cho thuê tài chính ở Malayxia 29
2. Các công ty cho thuê tài chính ở Indonexia 29
3. Các công ty chi thuê tài chính ở Hàn Quốc 30
Chương II Thực trạng hoạt động cho thuê của công ty cho thuê tài chính 33
Ngân hàng Công thương Việt Nam 33
I. Tiềm năng và khả năng phát triển 33
Leasing ở Việt Nam 33
1. Các qui định pháp lý cho sự ra đời các công ty Leasing ở Việt Nam 33
2. Tiềm năng của thị trường Leasing tại Việt Nam 34
2. Lợi ích của Leasing trong thời điểm hiện nay và tương lai ở Việt nam 38
4. Dự báo về thị trường Leasing trong những năm tới 41
5. Thực trạng hoạt động của các công ty Leasing ở Việt Nam 42
II. Công ty cho thuê tài chính 48
Ngân hàng Công thương Việt Nam 48
1. Giới thiệu chung về Công ty cho thuê tài chính- NHCT 48
1.a Khái quát quá trình hình thành công ty: 48
1.b Chức năng nhiệm vụ của công ty: 49
1.c. Bộ máy tổ chức, điều hành của Công ty 49
2. Tình hình hoạt động cho thuê tại công ty 53
3. Đánh giá thực trạng hoạt động của công ty. 58
3.a Những kết quả đạt được 58
3b. Những hạn chế: 60
4. Phân tích nguyên nhân của những hạn chế trên đây. 62
Chương III 74
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho thuê tại công ty cho thuê tài chính - NHCTVN 74
I. Định hướng phát triển chung của công ty 74
II. Những giải pháp nhằm phát triển hoạt động 75
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g với tiền thuê thiết bị. Việc cho thuê tài chính có thể tạo cho người thuê hợp đồng với người cho thuê, người cung cấp các dịch vụ như: bảo dưỡng thiết bị, trả thuế tài sản, bảo hiểm thiết bị…với một giá ưu đãi.
c. Đối với công ty cho thuê tài chính
Tham gia vào cách tài trợ này, Công ty cho thuê tài chính được những thuận lợi sau:
- Cho thuê là hình thức tài trợ có mức độ an toàn cao.
+ Do quyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc người cho thuê nên họ có quyền kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản. Nếu có những biểu hiện đe doạ sự an toàn cho giao dịch cho thuê tài chính đó, người cho thuê có thể thu hồi tài sản ngay lập tức. Nhờ vậy họ tránh được những thiệt hại mất vốn tài trợ. Trong khi đó đối với nhiều hình thức tài trợ khác, người tài trợ khó có thể thực hiên được các biện pháp này.
+ Khi tiến hành tài trợ thông qua hoạt động cho thuê sẽ đảm bảo cho khoản tiền tài trợ được sử dụng đúng mục đích mà người tài trợ yêu cầu. Nhờ vậy đảm bảo khả năng tài trợ của người thuê
+ Do tài trợ tài sản bằng hiện vật nên hạn chế được ảnh hưởng của lạm phát, không làm “ teo “ dần khoản vốn tài trợ.
+ Hoạt động cho thuê tài chính giúp người cho thuê không bị khó khăn về khả năng thanh khoản do tiền cho thuê và vốn được thu hồi dựa trên hiệu quả hoạt động của tài sản.
- Công ty cho thuê tài chính cung cấp, giới thiệu sản phẩm của nhà cung cấp. Khi người cho thuê cung cấp dịch vụ cho thuê, nhà xuất nhập khẩu cũng tham gia. Khi đó nếu thoả thuận đạt được kết quả cũng như việc thanh toán cho nhà thiết bị hoàn tất thì điều này tạo thêm một quan hệ làm ăn giữa người cho thuê và nhà cung cấp. Đặc biệt khi người cho thuê là nhà sản xuất, nhà sản xuất tài trợ cho thuê sản phẩm của mình có thể đối với các đối thủ cạnh tranh và có thể thuyết phục khách hàng chọn sản phẩm của mình vì những thuận lợi đưa ra.
- Các tài liệu trong nghiệp vụ cho thuê tài chính đơn giản hoá. Tất cả các thủ tục trong hoạt động cho thuê tài chính đều đi thẳng vào vấn đề cho cả người cho thuê và người đi thuê vì vậy nó tránh được việc phức tạp so với việc vay vốn. Hồ sơ cho thuê thường là hồ sơ chuẩn nhằm tránh tình trạng phức tạp như việc đi vay Ngân hàng. Hợp đồng cho thuê máy móc thiết bị thường được thực hiên nhanh chóng bởi người cho thuê không cần thẩm định chi tiết như các loại hình tín dụng khác.
4. Dự báo về thị trường Leasing trong những năm tới
Sau nhiều năm đổi mới Việt Nam đã chuyển từ một nền kinh tế tập trung dựa vào bao cấp của nhà nước sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó lĩnh vực nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2001 gấp 2,5 lần năm 1985 với mức tăng bình quân hàng năm đạt 6,3% từ năm 1986 đến năm 2001 và khoảng 7,6% trong thập kỷ vừa qua. Thu nhập bình quân tính theo đầu người năm 2001 đạt 375USD. Giá trị sản xuất công nghiệp trung bình hàng năm tăng 13,5% trong giai đoạn 1997- 2001 trong đó năm 2001 đạt mức tăng cao nhất 15,7%. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng từ 29,73% năm 1997 lên 36,6% năm 2001. Tính đến cuối năm 2001 có 7000 công ty từ 66 nước và khu vực đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với số vốn lớn hơn 15 tỷ USD trong 2290 dự án số vốn đăng ký vào các dự án chưa thực hiện được là 35,5%
Trong giai đoạn tới đoán tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ là 7,5%. Sản xuất công nghiệp hàng năm tăng khoảng 18%, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 20 tỷ USD.
Trong những năm tới dự báo sẽ có một số nghành công nghiệp suy giảm và một số ngành tăng trưởng mạnh
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng một số ngành công nghiệp ở Việt Nam
Đơn vị: %
Sản xuất điện
13,4
Xi măng
-10,1
Công nghiệp xe máy
7,9
Thép
- 3,8
Sản xuất lốp xe
38,4
Lắp ráp ô tô
- 13,4
Công nghiệp may mặc
18,4
Sản xuất đồ điện tử
- 15,8
Xây dựng
43,2
Đây là những dự báo quan trọng để các công ty cho thuê tài chính đưa ra những định hướng phát triển trong tương lai của mình.
5. Thực trạng hoạt động của các công ty Leasing ở Việt Nam
Cho thuê tài chính là nghiệp vụ khá mới mẻ đối với các nhà doanh nghiệp nước ta. Trước đây chỉ có các nghành cần vốn đầu tư rất lớn và các thiết bị trong nước không thể sản xuất được như máy bay, tàu thuỷ tải trọng lớn…mới áp dụng cách này với các nhà sản xuất hay nhà cho thuê nước ngoài. Tháng 5-1996 do nhu cầu của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt nam ban hành thể lệ tín dụng thuê mua kèm theo quyết định số 149-QĐ/NH5 quy định nghiệp vụ thuê mua ở Việt nam. Tuy nhiên do quá trình thực hiện nghiệp vụ này có nhiều bất cập, nên đến tháng 10-1996, chính phủ chính thức ban hành nghị định qui định rõ về nghiệp vụ cho thuê tài chính. Nghị định số 64/CP ngày 9-10-1996 ban hành qui chế tạm thời về tổ chức hoạt động của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Thực hiện qui định này, hiện nay ở Việt nam đã có 9 công ty cho thuê tài chính.
Hai công ty tài chính 100% vốn nước ngoài.
Công ty KEXIM LEASING COMPANY
Công ty VENA LEASING COMPANY
Hai công ty liên doanh Việt nam - nước ngoài.
Công ty VINALESE ( Công ty cho thuê tài chính Việt Nam )
Công ty VILC ( Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam )
Năm công ty cho thuê tài chính của Việt nam
Công ty cho thuê tài chính của
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn: gồm hai công ty
Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Công thương Việt nam
Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam
Công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Sự ra đời của các công ty này khẳng định tiềm năng và là tiền đề phát triển của hoạt động này trên thị trường Việt nam.
a. Ngân hàng Công thương Việt nam.
Tháng 7-1996 Ngân hàng Công thương Việt nam thành lập phòng tín dụng thuê mua với chức năng nhiệm vụ
- Khai thác bắt nợ.
- Thực hiện các dự án liên doanh, liên kết giữa Ngân hàng Công thương với các doanh nghiệp khác.
- Nghiên cứu các văn bản về tín dụng thuê mua, để thực hiện các dự án cho thuê, soạn thảo các văn bản để chuẩn bị thành lập Công ty cho thuê tài chính.
Tháng 10-1996 Nghị định số 64/CP của Chính phủ ban hành qui chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính ở Việt nam, quy chế quy định các Ngân hàng muốn thực hiện nghiệp vụ này phải thành lập một công ty độc lập, chức năng của một phòng không còn phù hợp nữa. Lúc này phòng tín dụng thuê mua là tiền thân của công ty cho thuê tài chính hiện nay, ngoài việc tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ được giao còn chuẩn bị một cơ sở vật chất và điều kiện để thành lập công ty cho thuê tài chính.
* Ngày 29-10-1997, theo giấy phép số 01/GP-CTCTTC của Ngân hàng Nhà nước Việt nam. Công ty cho thuê tài chính quốc tế Việt nam ra đời (VILC). Công ty cho thuê tài chính VILC là liên doanh giữa Ngân hàng Công thương Việt nam với công ty cho thuê tài chính quốc tế (IFC), Ngân hàng tín dụng Nhật Bản (NCB), Ngân hàng Ngoại thương Pháp (BFCE), công ty cho thuê tài chính Hàn Quốc (KILC). Đây cũng là công ty cho thuê tài chính liên doanh quốc tế đầu tiên ở Việt nam được cấp giấy phép hoạt động. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status