Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại - pdf 27

Download miễn phí Những vấn đề chung về thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại



Chương I 1
Những vấn đề chung về Thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại 1
I/ kháI niệm và vai trò của Hoạt động thanh toán quốc tế 1
1. Khái niệm 1
2. Vai trò của TTQT đối với hoạt động kinh tế đối ngoại & hoạt động kinh doanh của ngân hàng 3
2.1. TTQT đối với hoạt động kinh tế đối ngoại 3
2.2. TTQT đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng 4
ii/ Nội dung của hoạt động TTQT 5
1. Đồng tiền sử dụng trong TTQT 5
2. Các phương tiện thanh toán quốc tế 7
2.1. Séc (Cheque) 7
2.2. Hối phiếu (Bill of Exchange) 8
2.3. Lệnh phiếu - Kì phiếu (Promissory Note) 10
2.4. Các phương tiện khác 10
3. Các cách thanh toán quốc tế 12
3.1. cách thanh toán chuyển tiền (Remittance) 12
3.2. cách thanh toán nhờ thu (Collection of Payment) 12
3.3. cách thanh toán thư tín dụng (Letter of Credit) 14
3.4. Thanh toán qua tài khoản treo ở nước ngoài (Escrow Account) 16
3.5. Thư bảo đảm trả tiền (Letter of Guarantee - L/G) 16
3.6. cách ghi sổ (Open Account) 17
4. Các nguồn luật điều chỉnh trong thanh toán quốc tế 17
Chương II 20
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại 20
1. Một số nét về NHCT Ba Đình 20
2. Cơ cấu, tổ chức của NHCT Ba Đình 20
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình năm 2001 22
3.1 Về công tác huy động vốn 22
3.2 Về công tác sử dụng vốn 22
II. Thực trạng của một số cách TTQT tại NHCT BaĐình 23
1. Nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền 23
1.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền đi 23
1.2 Quy trình thanh toán chuyển tiền đến 25
1.3 Kết quả đạt được của nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền 26
2. Nghiệp vụ thanh toán nhờ thu 29
2.1 Quy trình thanh toán nhờ thu đi 29
2.2 Quy trình thanh toán nhờ thu đến 32
2.3 Kết quả đạt được của nghiệp vụ thanh toán nhờ thu 35
3. Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ 39
3.1 Quy trình thanh toán thư tín dụng nhập khẩu 39
3.2 Quy trình thanh toán thư tín dụng xuất khẩu 43
3.3 Kết quả đạt được của cách thanh toán thư tín dụng 49
4. Đánh giá chung hoạt động TTQT của NHCT Ba Đình 53
4.1. Các kết quả đạt được 53
4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 60
Chương III 64
I/ Định hướng hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình trong năm tới 64
1. Định hướng hoạt động chung 64
2. Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế 65





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh đối ngoại 1999,2000,2001
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số nhờ thu đi năm 2001 giảm so với các năm trước. Năm 1999 doanh số là 1.070.000 USD, năm 2000 là 1.166.000 USD, tăng +96.000 USD, tốc độ tăng +9% so với năm 1999. Nhưng đến năm 2001 doanh số giảm -439.000 USD còn 727.000 USD, tốc độ giảm -38% so với năm 2000. Sự gia tăng về số lượng và hình thức thanh toán chứng tỏ nghiệp vụ TTQT tại NHCT Ba Đình đang ngày càng đa dạng hoá và thu hút được nhiều khách hàng, tạo thêm thế mạnh cho Ngân hàng.
Qua 2 bảng số liệu ta thấy nghiệp vụ nhờ thu đến tăng mạnh gấp trên 2 lần năm 2000, trong khi đó nghiệp vụ nhờ thu đến mới áp dụng ở Chi nhánh. Thế nhưng trị giá của mỗi món nhờ thu đi (trung bình 170.000 USD/món) lớn hơn rất nhiều trị giá của mỗi món nhờ thu đến (trung bình 27.000 USD/món). Nguyên nhân chính là các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thường là những doanh nghiệp lớn bán cho bạn hàng nước ngoài quen thuộc theo đơn đặt hàng có giá trị cao, còn các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước thường nhập khẩu theo kiểu “đánh quả lẻ” từng đợt nhỏ hàng một, bán hết rồi mới nhập tiếp.
Trong thực tế thanh toán Chi nhánh nhận thấy với cách nhờ thu không kèm chứng từ có ưu điểm là thanh toán tương đối nhanh, thực hiện đơn giản nhưng có rất nhiều nhược điểm vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán do quá trình thanh toán và nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời nhau. Cho nên nó phụ thuộc vào thiện chí của người mua, người mua có thể nhận hàng mà không thanh toán hay thanh toán chậm trễ. Trong trường hợp hối phiếu đến tay người mua trước khi họ nhận được chứng từ thì họ vẫn phải trả tiền hay chấp nhận mặc dù không biết hàng hoá có đúng yêu cầu hay không. Như vậy tính an toàn của cách này rất thấp đối với cả người xuất khẩu và nhập khẩu. Vì vậy nó rất ít được sử dụng trong thanh toán có chăng chỉ là trong thanh toán dịch vụ hay khi 2 bên tin cậy nhau, hay 2 bên cùng trong nội bộ công ty.
Còn với cách nhờ thu kèm chứng từ D/A thì người xuất khẩu chịu nhiều rủi ro hơn so với cách D/P vì khi đến hạn trả tiền của hối phiếu, người mua có thể không trả tiền vì một lý do nào đó trong khi đã nhận được hàng. Thêm vào đó thời gian thanh toán lại bị kéo dài do phải phụ thuộc vào thời gian luân chuyển chứng từ giữa các bên có liên quan. Với thanh toán D/P người nhập khẩu phải trả tiền khi nhận được bộ chứng từ mà không được kiểm tra hàng hoá. Vì vậy người mua sẽ gặp rủi ro trong trường hợp hàng hoá giao không đúng như mô tả trong chứng từ hay trong hợp đồng. Về phía người xuất khẩu phải tin tưởng vào khả năng và thiện chí thanh toán của bạn hàng nước ngoài vì các Ngân hàng tham gia hoàn toàn không chịu trách nhiệm thanh toán. Nếu người mua từ chối bộ chứng từ thì người xuất khẩu phải chịu chi phí chuyên chở hàng hoá và mọi rủi ro trên đường vận chuyển. Tuy nhiên trong cách thanh toán này, Ngân hàng có thể khống chế được các chứng từ hàng hoá, quyền lợi của người xuất khẩu cũng được bảo đảm hơn các cách nhờ thu phiếu trơn và chuyển tiền. Do vậy nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn sử dụng cách thanh toán này trong những hợp đồng có giá trị nhỏ, thanh toán dịch vụ với khách hàng quen và tin cậy.
3. Nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
3.1 Quy trình thanh toán thư tín dụng nhập khẩu
Quy trình
Thanh toán L/C nhập trong hệ thống NHCT Việt Nam
(áp dụng cho các chi nhánh loại 1)
(12)
Người mua
Người bán
ơ
±
N.H.C.T Việt Nam
đa
° ² ²a ¯ đ (11) ư
Chi nhánh
Ngân hàng
chỉ định
à ´
³
Ghi chú:
ơ Người mua, người bán ký hợp đồng ngoại thương
ư Người mua làm đơn yêu cầu Chi nhánh phát hành L/C
đ Chi nhánh phát hành L/C qua NHCT Việt Nam
đa NHCT Việt Nam báo nhận và phát hành L/C
¯ NHCT Việt Nam phát hành L/C qua Ngân hàng đại lý
° Ngân hàng đại lý thông báo L/C cho người bán
± Người bán nhận L/C và giao hàng
² Người bán trình chứng từ đến Ngân hàng chỉ định
²a Ngân hàng chỉ định chiết khấu chứng từ thanh toán cho người hưởng
³ Ngân hàng chỉ định gửi chứng từ thanh toán cho Chi nhánh
´ Chi nhánh thanh toán qua NHCT Việt Nam nếu chứng từ phù hợp
à NHCT Việt Nam thanh toán cho Ngân hàng chỉ định
(11) Chi nhánh giao chứng từ cho người mua
(12) Người mua đi nhận hàng
a) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
đây là khâu quan trọng vì chỉ trên cơ sở này Ngân hàng mới có căn cứ để mở L/C cho người xuất khẩu giao hàng. Trên thực tế hồ sơ thường gồm:
+ Đơn xin mở L/C. Sau khi đã được Ngân hàng đồng ý mở thì đơn này trở thành một khế ước dân sự giữa người nhập khẩu và Ngân hàng. Cơ sở pháp lý và nội dung của đơn xin mở L/C là hợp đồng mua bán được ký kết giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu.
+ Hợp đồng thương mại (bản gốc và bản photo)
+ Hạn ngạch (quota) nhập khẩu của từng chuyến hay giấy phép nhập khẩu
+ Các tài liệu liên quan đến thủ tục xác nhận hay vay ngoại tệ của Ngân hàng như thủ tục bảo lãnh, luận chứng kinh tế kỹ thuật, khế ước vay ngoại tệ, uỷ nhiệm chi... (dùng trong trường hợp khách hàng vay ngoại tệ)
Chi nhánh được phép tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu cho khách hàng khi còn hạn mức sử dụng hay trong phạm vi hạn mức gia tăng (nếu có) theo quy định của NHCT Việt Nam trong mối quan hệ điều chuyển vốn ngoại tệ nội bộ, chấp hành nghiêm chỉnh mức phán quyết trong cho vay hay bảo lãnh theo quy định.
Khách hàng có nhu cầu thanh toán bằng cách L/C nếu không có tiền ký quỹ hay mức ký quỹ dưới 100% thì trước khi làm thủ tục mở L/C đều phải làm thủ tục cam kết thanh toán hay vay vốn thông qua Phòng kinh doanh, cam kết sử dụng vốn hay khế ước vay vốn phải được lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt.
Để nâng cao trách nhiệm của Chi nhánh, giảm bớt thủ tục phiền hà, Chi nhánh có thể tiến hành phân loại, cấp hạn mức tín dụng mở L/C cho các khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, quan hệ vay sòng phẳng, xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng đơn vị có quan hệ giao dịch khi mở L/C thanh toán bằng vốn tự có. Hạn mức tín dụng mở L/C, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C bằng vốn tự có hay cam kết thanh toán là do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở đề xuất của Phòng kinh doanh tuỳ theo mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, tài sản thế chấp... và thông báo cho bộ phận TTQT vào đầu quý. Khi có nhu cầu cần bổ xung hay trao đổi phải được thông báo bằng văn bản.
b) Mở và phát hành L/C
Khi hồ sơ thanh toán của khách hàng đã hội đủ các điều kiện, thanh toán viên tiến hành mở và phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng trên cơ sở đơn xin mở L/C qua mạng máy vi tính trên tập tin MT 700. Sau khi hoàn thiện nhập dữ liệu, thanh toán viên cần kiểm soát lại nội dung của L/C trước khi ghi lại và thực hiện các bước tiếp theo để chuyển L/C đã mở về Hội sở để chuyển tiếp cho người hưởng đồng thời lưu hồ sơ và hạch toán theo quy định chung.
c) Tu chỉnh và tra soát
Theo thông lệ Quốc tế không có văn bản chính thức về quy tắc tu chỉnh L/C. Tuy nhiên tu chỉnh L/C là một nghiệp vụ không thể thiếu được trong quá trình mở và thanh toán thư tín dụng. Việ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status