Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Techcombank Ba Đình - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh Techcombank Ba Đình



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TTQT CỦA NHTM 3
1.1 Khái quát về các hoạt động cơ bản của NHTM 3
1.1.1 Hoạt động nhận tiền gửi 3
1.1.2 Hoạt động cho vay 4
1.1.3 Hoạt động thanh toán 5
1.1.4 Các hoạt động khác 5
1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM 6
1.2.1 Cơ sở hình thành và khái niệm về hoạt động TTQT của NHTM 6
1.2.2 Vai trò của hoạt động TTQT của NHTM 8
1.2.3 Các điều kiện TTQT của NHTM 10
1.2.4 Các cách TTQT của NHTM 15
1.2.5 Các chứng từ dùng trong Thanh toán quốc tế 26
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động TTQT của NHTM 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK BA ĐÌNH 35
2.1 Khái quát về chi nhánh Techcombank Ba Đình: 35
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 35
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 37
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây: 39
2.2. Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế của Chi nhánh Techcombank Ba Đình 46
2.2.1. Thực tranh chung của hoạt động TTQT. 46
2.2.2. Các cách thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Techcombank Ba Đình 47
2.3. Đánh giá hoạt động TTQT của Chi nhánh Tech Ba Đình 56
2.3.1. Những thành tựu đạt được: 56
2.3.2. Hạn chế và những nguyên nhân trong hoạt động TTQT 57
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK BA ĐÌNH 59
3.1. Định hướng chung cho hoạt động TTQT tại chi nhánh Ba Đình 59
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động TTQT tại chi nhánh Techcombank Ba Đình 60
3.2.1. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ TTQT 60
3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 61
3.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và số lượng cán bộ TTQT của chi nhánh Techcombank Ba Đình 63
3.2.4. Đổi mới và hoàn thiện công nghệ thanh toán 64
3.2.5. Tăng cường các hoạt động TTQT 65
3.2.6. Tăng cường các hoạt động TTQT 66
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 67
3.3.2. Đối với NHNN 68
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ản có đủ số dư có hay được cấp một khoản tín dụng, người phát hành có quyền sử dụng quyển sổ Séc thông qua một hợp đồng Séc.
- Phân loại Séc: Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau để phân loại Séc như sau:
+ Căn cứ theo người hưởng thụ, gồm 3 loại:
Séc theo lệnh: là loại Séc ghi rõ người hưởng. Chỉ có người hưởng được phép thanh toán hay chuyển giao cho người khác bằng hình thức chuyển nhượng ký hậu ở mặt sau Séc.
Séc để trống: không có tên người hưởng. Bất cứ người nào cầm Séc cũng có thể nhận tiền mà không cần chứng minh quyền sở hữu của mình.
Séc theo lệnh nhưng không được chuyển nhượng ký hâụ: là loại Séc có tên người hưởng nhưng không thêm điều kiện, không theo lệnh của của người này.
+ Căn cứ theo cách thanh toán, gồm 2 loại:
Séc tiền mặt: Đối với loại Séc này Ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt.
Séc chuyển khoản: Ngân hàng thanh toán sẽ chi trả tiền qua việc ghi có vào tài khoản
+ Căn cứ vào người phát hành Séc gồm 2 loại: Séc cá nhân và Séc bảo chi.
1.2.5.3 Thẻ thanh toán
- Khái niệm: Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động do Ngân hàng phát hành ra. Đây là phương tiện thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, mới nhất hiện nay, nó ra đời dựa trên những thành tựu tiên tiến nhất của công nghệ tin học, nó có nhiều ưu điểm như: tiện lợi, linh hoạt, an toàn và nhanh chóng…Với một số lượng phong phú nhiều loại thẻ với các đặc tính khác nhau có thể thoả mãn tối đa những nhu cầu của khách hàng, khách hàng có thể thực hiện thanh toán ở mọi nơi, mọi lúc mà không cần tiền mặt hay Séc với độ an toàn cao
- Dựa vào các tiêu thức khác nhau ta có thể chia ra các loại thẻ như sau:
+ Dựa vào công nghệ sản xuất gồm: Thẻ khắc chữ nổi, Thẻ băng từ, Thẻ thông minh.
+ Dựa vào chủ thể phát hành : Thẻ do ngân hàng phát hành và thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành.
+ Căn cứ vào tính chất thanh toán của thẻ gồm: Thẻ tín dụng (credit card), Thẻ ghi nợ(Debit card), Thẻ rút tiền mặt (Cash card), Thẻ lưu giữ giá trị (Stored value card).
+ Căn cứ vào hạn mức của thẻ : Thẻ vàng (Gold card) và Thẻ thường (Standard card)
+ Căn cứ vào phạm vi sử dụng: Thẻ nội địa, và Thẻ quốc tế.
1.2.5.4 Kỳ phiếu (Promissory Note)
Kỳ phiếu và hối phiếu là hai loại của thương phiếu được sử dụng là công cụ thanh toán quốc tế thông dụng. Ngược lại với hối phiếu là một tờ cam kết trả tiền vô điều kiện do người nợ viết ra để hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hay theo lệnh người này của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó. Những nguyên tắc điều chỉnh hối phiếu cũng được áp dụng tương tự cho một kỳ phiếu thương mại, tuy nhiên do tính thụ động của nó nên có những đặc thù riêng như: kỳ phiếu cần có sự bảo lãnh để đảm bảo khả năng thanh toán kỳ phiếu; kỳ hạn của kỳ phiếu được quy định rõ trên nó hay một kỳ phiếu có thể do một người hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một người hay nhiều người hưởng lợi…
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng hoạt động TTQT của NHTM
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước diễn ra mạnh mẽ thì các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, du lịch quốc tế, xuất khẩu lao động, du học, chữa bệnh, …tăng trưởng mạnh, vì thế các nhu cầu thanh toán, chuyển tiền cũng gia tăng. Do đó, lĩnh vực TTQT hiện nay đang thu hút sự quan tâm của nhiều NHTM và là lĩnh vực cạnh tranh khá sôi động, nhất là trong điều kiện nước ta đang trong quá trình mở cửa thị trường tài chính, các NHTM ở nước ta đang thực hiện đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên việc mở rộng hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố :
1.2.6.1. Các nhân tố khách quan bên ngoài Ngân hàng
Chính sách vĩ mô của Nhà nước: Hoạt động TTQT của NHTM có chức năng thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ xuất phát từ các mối quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức và cá nhân giữa các nước khác nhau, đây là khâu kết thúc của một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Chính vì thế hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn của các chính sách kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ như chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thuế,…
Việc lựa chọn chính sách kinh tế đối ngoại có tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước, có thể kìm hãm hay khuyến khích phát triển hoạt động TTQT. Thực tế cho thấy, trước kia khi nước ta áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch không những kìm hãm sản xuất trong nước mà còn cản trở cho hoạt động xuất nhập khẩu vì thế hoạt động TTQT bị hạn chế. Trong những năm gần đây, do áp dụng chính sách đổi mới, chính sách Nhà nước độc quyền về ngoại thương bị xoá bỏ, Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, thu hẹp tổi thiểu mặt hàng cấm nhập, cấm xuất; các thủ tục phiền hà trong xuất, nhập khẩu, xuất nhập cảnh tham quan du lịch, môi giới, hợp tác và liên doanh bị bãi bỏ. Điều này khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng tăng tạo điều kiện mở rộng hoạt động TTQT. Ngoài ra, khi chính sách kinh tế đối ngoại được nới lỏng sẽ tác động tới chính sách thuế của Nhà nước, đặc biệt là thuế xuất nhập khẩu. Khi áp dụng chính sách tự do hoá mậu dịch, Nhà Nước khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu, thuế của các mặt hàng này sẽ giảm và TTQT sẽ tăng do việc trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra nhiều hơn. Các chủ thể tham gia TTQT ở các nước khác nhau nên chịu tác động bởi môi trường kinh tế, chính trị - xã hội của các nước tham gia. Nếu có sự biến động về kinh tế, chính trị của các bên tham gia thanh toán sẽ gây ra sự thay đổi về tình hình sản xuất trong nước, cơ chế chính sách của Nhà nước. Điều này làm cho hoạt động xuất nhập khẩu không ổn định, tác động tới việc mở rộng hoạt động TTQT. Xu hướng hội nhập của nền kinh tế
Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế của các nước trên thế giới với tốc độ ngày càng cao khiến cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới có mối quan hệ chặt chẽ và điều này có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế đắt nước. Cùng với sự phát triển của quá trình hội nhập kinh tế hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng cũng ngày càng được đẩy mạnh. Thông qua hoạt động kinh tế quốc tế mới thu được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Nhờ đó, đất nước có thể phat huy được tiềm năng và thế mạnh của mình đồng thời tận dụng được tinh hoa của khoa học kỹ thuật, của kinh tế thế giới, phát huy lợi thế của kinh tế trong nước. Kinh tế quốc tế được mở rộng dẫn đến sự phát triển của thanh toán quốc tế vừa về chất, vừa về lượng để đáp ứng nhu cầu thương mại quốc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status