Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán của Công ty xây dựng số 34 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán của Công ty xây dựng số 34



LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN A: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 34 2
I- Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty xây dựng số 34 2
II- Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp của Công ty xây dựng số 34. 8
1. Đặc điểm của sản phẩm và công nghệ sản xuất sản phẩm. 8
2. Quy trình hoạt động của Công ty xây dựng số 34 9
III- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý : 11
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 11
2. Chức năng, nhịêm vụ, quyền hạn từng bộ phận, phòng ban: 12
PHẦN B: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 34 16
I- Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 16
II- Tổ chức vận dụng chế độ kế toán: 18
III- Nội dung tổ chức kế toán các phần hành chủ yếu tại Công ty xây dựng số 34 21
1. Hạch toán nguyên vật liệu: 21
2. Hạch toán tài sản cố định: 27
3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trình: 31
4. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 35
5. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán: 40
IV- Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty xây dựng số 34: 46
1- Đặc điểm chung của kế toán vốn bằng tiền: 46
2- hạch toán tiền mặt tại Công ty xây dựng số 34: 46
3. Hạch toán tiền gửi ngân hàng: 53
4. Kế toán vay ngắn hạn: 57
PHẦN C: NHẬN XÉT VÀ CÁC Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 63
KẾT LUẬN 67
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kho.
Phiếu xuất kho sau khi cùng hoá đơn bán hàng được ký duyệt bởi Kế toán trưởng, Thủ trưởng đơn vị thì chuyển tới phòng Tài chính kế toán.
Tại đây, kế toán vật tư phản ánh vào sổ tổng hợp. Sau đó kẹp các chứng từ có liên quan cùng với phiếu xuất kho bảo quản lưu giữ theo từng quyển.
Sơ đồ: Trình tự luân chuyển chứng từ phiếu xuất kho
Khách hàng Hoá đơn bán hàng
Bộ phận phụ Phiếu xuất kho
trách cung ứng
Thủ kho Xuất kho
Kế toán trưởng Ký duyệt
Thủ trưởng đơn vị
Kế toán vật tư Lưu trữ bảo quản
c.2. Nguyên vật liệu tại kho công trình:
Kế toán ở đơn vị không theo dõi tình hình biến động tăng, giảm nguyên vật liệu tại kho công trình mà các công trình sẽ làm nhiệm vụ này. Các công trình sẽ tự quản lý nguyên vật liệu, tự tìm kiếm nguồn nguyên cung cấp( thậm chí tự sản xuất các nguyên vật liệu như: tre, nứa, cát, sỏi...), tự sản xuất, tự xuất dùng, tự lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, làm cả nhiệm vụ định khoản trên các phiếu xuất- nhập kho.
Giá xuất kho nguyên vật liệu tại chân công trình là giá thực tế đích danh( do chỉ khi nào công trình có nhu cầu mới mua nguyên vật liệu, nên nguyên vật liệu mua về thì cũng xuất ngay). Khi phát sinh nghiệp vụ tăng nguyên vật liệu nhân viên kế toán đội sẽ tiến hành định khoản:
Nợ TK 152,153: Giá mua cả thuế GTGT
Có TK 3386: Nhập chi phí sản xuất( đơn vị khoán gọn)
Khi xuất dùng nhân viên kế toán đội ghi:
Nợ TK 621,627: Ghi tăng chi phí sản xuất
Có TK 152,153: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng
Định kỳ cuối tháng nhân viên kế toán hay chủ nhiệm công trình sẽ mang hoá đơn GTGT cùng với phiếu nhập- xuất kho nộp về Công ty để kế toán phụ trách đội, xí nghiệp tổng hợp và lập bảng kê chi phí.
d. Sổ sách tổng hợp và sổ chi tiết:
Đối với nguyên vật liệu lưu trữ tại kho Công ty, hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập- xuất kho Kế toán vật tư ghi chép vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 152, TK632,TK511, TK33311.
Đối với nguyên vật liệu nhập – xuất kho tại chân công trình định kỳ cuối tháng kế toán phụ trách đội, xí nghiệp tập trung hoá đơn mua hàng, phiếu nhập – xuất kho để lên bảng kê chi phí.
Sơ đồ: Hạch toán nguyên vật liệu.
Chứng từ gốc: Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Nhật ký chung
Sổ cái TK 152,
TK 632,621,511
Bảng cân đối TK
Báo cáo kế toán
e. Sơ đồ hạch toán nguyên vật liệu theo hình thức nhật ký chung:
TK331,1111,1121 TK152 TK632
Giá mua chưa thuế Giá vốn hàng bán
TK1331
Thuế TK627,621
TK3386
NVL các đội mua dùng NVL sử dụng cho
cho đội xây dựng các công trình
2. Hạch toán tài sản cố định:
Vai trò của TSCĐ và tốc độ tăng TSCĐ trong sự phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ. TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó chuyển dần vào giá thành sản phẩm sau nhiều chu kỳ, nhiều giai đoạn qua hình thức khấu hao. Do vậy, nó góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ.
a. Tài khoản sử dụng:
Để phản ánh sự biến động sự tăng, giảm của TSCĐ và công tác trích khấu hao Kế toán TSCĐ của Công ty xây dựng số 34 sử dụng các tài khoản:
TK 211: Tài sản cố định hữu hình
TK 214: Hao mòn tài sản cố định
TK 009: Nguồn vốn khấu hao
TK 211 có các tài khoản cấp 2 sau:
TK 2112: Nhà cửa vật kiến trúc
TK 2113: Máy móc thiết bị
TK2114: Phương tiện thiết bị truyền dẫn
TK2115: Thiết bị công cụ quản lý
TK 2118: TSCĐ hữu hình khác
Ngoài ra còn sử dụng một số TK khác: TK111,112, 411, 331,1332...
b. Hệ thống chứng từ sử dụng:
Do tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn( >5triệu) nên mỗi khi phát sinh các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định Công ty xây dựng số 34 đều phải gửi công văn thông báo cho Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội xin được tăng, giảm tài sản cố định. Sau khi nhận được quyết định cho phép từ phía Tổng Công ty thì Công ty mới được phép tiến hành nhượng bán, thanh lý, điều chuyển hay mua sắm tài sản cố định.
Các chứng từ tài sản cố định sử dụng gồm:
Biên bản giao nhận tài sản cố định
Thẻ tài sản cố định
Biên bản thanh lý tài sản cố định
Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
Các chứng từ khấu hao tài sản cố định bao gồm:
Bảng tính khấu hao tài sản cố định
Bảng phân bổ khấu hao.
Bảng đăng ký mức trích khấu hao tài sản cố định
c. Quy trình luân chuyển của chứng từ tài sản cố định:
Tài sản cố định của Công ty tăng, giảm do nhiều nguyên nhân, ta có thể xét một số trường hợp đặc trưng sau:
c.1. Các nghiệp vụ tăng tài sản cố định do mua sắm:
- Căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị, Giám đốc Công ty sẽ làm đơn xin đầu tư trình lên Giám đốc Tổng Công ty chờ ký duyệt.
- Sau khi được chấp thuận, Công ty lập dự án đầu tư với nội dung: mua tài sản cố định ở đâu, nguồn vốn huy động ở đâu, cách đầu tư, tìm kiếm đối tác đầu tư...
- Công ty sẽ thực hiện các thủ tục đấu thầu.
- Sau khi tiến hành ký Hợp đồng kinh tế với nhà cung cấp ghi rõ phương pháp bàn giao, cách thanh toán...
- Khi bàn giao, Công ty sẽ tổ chức Hội đồng giao nhận gồm thay mặt cho cả hai bên. Hội đồng này sẽ lập Biên bản giao nhận tài sản cố định vận hành chạy thử.
- Giám đốc Tổng Công ty sau khi nhận được công văn của Công ty về việc giao nhận tài sản cố định sẽ gửi quyết định cho phép Công ty ghi tăng tài sản cố định, tăng nguồn vốn.
- Kế toán tài sản cố định căn cứ vào Biên bản giao nhận tài sản cố định lập thẻ tài sản cố định, bảng tính khấu hao, phán ánh vào sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
c.2. Trường hợp tăng tài sản cố định do điều chuyển:
- Căn cứ vào nhu cầu thực tế của đơn vị, Giám đốc Công ty xây dựng số 34 sẽ làm Công văn trình lên Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội xin điều chuyển tài sản cố định.
- Sau khi xem xét, Giám đốc Tổng Công ty sẽ gứi 1 quyết định cho Công ty về việc điều động tài sản cố định, đồng thời hướng dẫn về các thủ tục điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị thành viên.
- Khi tiến hành bàn giao tài sản cố định phải có sự chứng kiến của ban quản trị Tổng Công ty và Công ty xây dựng số 34. Hội đồng giao nhận sẽ lập biên bản giao nhận vận hành chạy thử.
- Căn cứ vào công văn xin điều chuyển tài sản cố định của Công ty xây dựng số 34, biên bản giao nhận tài sản cố định, giấy đồng ý cho đơn vị điều chuyển giảm tài sản cố định...Giám đốc Công ty gửi quyết định:
+ Đồng ý cho đơn vị điều chuyển giảm tài sản cố định.
+ Đồng ý với Công ty xây dựng số 34 tăng tài sản cố định, đồng thời tăng nguồn vốn.
- Kế toán tài sản cố định căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định lập thẻ tài sản cố định, bảng tính khấu hao tài sản cố định, phản ánh vào sổ tổng hợp và chi tiết.
c.3. Nghiệp vụ giảm tài sản cố định do thanh lý, nhượng bán:
- Khi phát hiện 1 tài sản cố định trong Công ty đã quá cũ không sử dụng được, Công ty sẽ tổ chức hội đồng đánh giá lại tài sản cố địn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status