Kế toán tài sản cố định và vai trò của công tác kế toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định tại Công ty Toyota Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Kế toán tài sản cố định và vai trò của công tác kế toán tài sản cố định nhằm tăng cường quản lý tài sản cố định tại Công ty Toyota Việt Nam



LỜI MỞ ĐẦU .1
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TOYOTA VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ
1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty 2
 1.2. Tổ chức kinh doanh 4
1.2.1. Đặc điểm và phương pháp sản xuất .4
1.2.1.1. Đặc điểm kinh doanh: .4
1.2.1.2.Phương pháp Sản Xuất: : .7
 1.2.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất 8
 1.2.4. Đặc điểm công nghệ sản xuất . .9
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 10
 1.3.1. Bộ phận Sản Xuất: . 10
 1.3.2. Bô phận Marketing: .12
 1.3.3. Bộ phận Hành chính, Tài chính: .12
 1.3.3.1. Bộ phận Hành Chính: .12
1.3.3.2. Bộ phận tài chính: 13
1.3.3.3. Kiểm toán nội bộ: .13
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán: .13
1.4.1. Đặc điểm tổ chức Bộ máy kế toán .13
1.4.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán . 14
1.4.3. Các chính sách kế toán chung tại Toyota Việt Nam . 16
 1.4.4. Phần mềm kế toán sử dụng: .17
 1.4.4.1. Thủ tục quản lý, sử dụng phần mềm: . 17
1.4.4.2. cách hạch toán: . 17
 2.2.4.3. Tác dụng của phần mềm kế toán đối với công tác hạch toán và kế toán quản trị: 19
1.4.5. Hệ thống sổ sách: 20
1.5.6. Hệ thống Báo cáo Tài Chính: .20
1.6. Đặc điểm chung chi phối công tác kế toán TSCĐ: .20
1.5.1. Ảnh hưởng của đặc điểm phát triển kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh: .20
 
1.5.2. Ảnh hưởng của đặc điểm tổ chức quản lý: 21
 1.5.3. Ảnh hưởng của đặc điểm hệ thống Kế toán 22
 
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TOYOTA VIỆT NAM:
2.1. Đặc điểm TSCĐ và chính sách quản lý TSCĐ 23
2.1.1. Đặc điểm TSCĐ tại công ty Toyota Việt Nam . .23
2.1.2. Phân loại TSCĐ . 25
2.1.3. Chính sách quản lý TSCĐ: . 25
2.2. Thực trạng kế toán Tài sản Cố định tại công ty Toyota Việt Nam: .29
2.2.1. Thực trạng hạch toán biến động TSCĐ .29
2.2.1.1. Hạch toán tăng TSCĐ .29
2.2.1.2. Hạch toán giảm TSCĐ .36
2.2.2.Thực trạng khấu hao và hạch toán khấu hao TSCĐ . 37
2.2.2.1. Chế độ tính khấu hao . .37
2.2.2.2. Kế toán hao mòn và khấu hao: .39
2.3. Thực trạng quản lý TSCĐ tại công ty Toyota Việt Nam . 42
 
PHẦN III: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ:
 3.1. Đánh giá thực trạng: .44
 3.1.1. Ưu điểm: .44
 3.1.2: Hạn chế và nguyên nhân 45
 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán kế toán: 46
 3.3. Nội dung hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty Toyota Việt Nam:
 3.4. Giải pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ: 47
 3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện: . 47
 KẾT LUẬN .49
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệu KT trong Oracle luôn phản ánh kịp thời và trung thực các hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng khâu trên hệ thống.
Như vậy, trên hệ thống Oracle, Kế toán không những là nơi ghi nhận và cung cấp thông tin, mà còn giữ vai trò kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các số liệu mà hệ thống phản ánh.
1.4.5. Hệ thống sổ sách:
Sổ Tổng Hợp: Sổ Nhật ký Chung, Sổ nhật ký đặc biệt, Sổ Cái các Tài Khoản
Sổ, thẻ Kế Toán Chi tiết: Sổ TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Kho;
Sổ Chi Tiết Vật tư, Sản Phẩm;
Sổ Chi Phí sản xuất;
Bảng Tổng hợp giá thành sản phẩm, dịch vụ;
Sổ chi tiết Tạm ứng, Tiền mặt, TGNH,
Sổ chi tiết Thanh toán với Nhà cung cấp, Thanh toán với Khách Hàng
Sổ chi tiết thanh toán với nội bộ, thanh toán với Nhà Nước
Hệ thống Báo cáo Tài Chính:
Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo kết quả kinh doanh.
Các Báo cáo quản trị.
Báo Cáo tổng hợp Nhập, Xuất, Tồn kho Nguyên Vật Liệu
Báo cáo tổng hợp hàng Nhập kho theo người bán, theo mặt hàng
Báo cáo Khấu hao lũy kế…
Đặc điểm chung chi phối công tác kế toán TSCĐ:
1.5.1. Ảnh hưởng của đặc điểm phát triển kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty Toyota Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển trên 10 năm. Trong quá trình đó, công ty đã không ngừng cải tiến năng lực sản xuất; liên tục cho ra đời những dòng xe, mẫu xe mới; Ngoài ra, công ty còn tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trường một cách tích cực. Đồng thời, công ty còn mở rộng quy mô bằng cách mở thêm hai chi nhánh, một tổng kho phụ tùng và một trung tâm xuất khẩu. Sự mở rộng quy mô như vậy khiến cho công ty có hai lần đầu tư lớn về TSCĐ: năm 1997 và 1998. Sự mở rộng quy mô như vậy lại khiến cho công tác kế toán TSCĐ thêm khó khăn, vì công ty chỉ có kế toán tiền mặt tại các chi nhánh còn mọi hoạt động ở các phần hành khác và toàn bộ chứng từ lien quan đều được quản lý tại trụ sở chính của công ty. Công tác kế toán phải thực hiện từ xa và một năm chỉ có 2 lần đi kiểm kê thực tế.
Ngoài ra, chính vì luôn có sự cải tiến về năng lực sản xuất và mẫu mã sản phẩm nên tại Toyota luôn có sự đầu tư mua sắm TSCĐ mới hàng năm; có những trường hợp công ty mua về những tài sản để gắn thêm lên những TSCĐ cũ để cải tiến. Bản thân những tài sản mới mua về này không đủ những tiêu chuẩn để ghi nhận là TSCĐ, nếu chúng để tách riêng. Tuy nhiên vì có gắn với các TSCĐ khác nên chúng vẫn được ghi nhận là TSCĐ và tính khấu hao hàng tháng theo như quy định trong QĐ 206/2003 của Bộ Tài Chính.
Về hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn kinh doanh dịch vụ và xuất khẩu ngoại trừ hoạt động chính là sản xuất ô tô. Các hoạt động này cũng cần sử dụng một số TSCĐ tuy nhiên chúng được diễn ra hầu hết ở các chi nhánh và đôi khi có sự thay đổi mục đích sử dụng TSCĐ do có sự chuyển giao tài sản giữa những mảng kinh doanh khác nhau của công ty, vậy nên công tác kế toán TSCĐ cũng gặp thêm khó khăn.
1.5.2. Ảnh hưởng của đặc điểm tổ chức quản lý:
Hầu hết các TSCĐ của công ty là mua từ những công ty nằm trong hệ thống Tập Đoàn Toyota. Tuy nhiên, công ty Toyota Việt Nam là một pháp nhân hoàn toàn độc lập với những công ty khác của Tập Đoàn Toyota Nhật Bản, vì vậy việc hạch toán các nghiệp vụ tăng TSCĐ hoàn toàn được ghi nhận như đối với các đối tác bên ngoài.
Theo sơ đồ, bộ máy quản lý của công ty chia làm 3 mảng chính: Sản xuất, Marketing, Hành chính-Tài Chính-Kiểm soát nội bộ. Trong mỗi bộ phận lại có nhiều phòng ban, làm các nhiệm vụ khác nhau. Quy mô công ty lớn nên các hoạt động phát sinh nhiều không chỉ về số lượng mà còn rất đa dạng; do đó dẫn đến hệ thống phòng ban khá phức tạp. Vậy nên ngoài hệ thống tài khoản kế toán, bộ máy kế toán của công ty còn sử dụng một hệ thống mã số theo phòng ban, mỗi khi định khoản, kế toán viên đồng thời cũng phải xác định và phản ánh nơi phát sinh nghiệp vụ đó vào hệ thống để dễ dàng theo dõi, quản lý các khoản chi phí phát sinh. Đối với phần hành TSCĐ nói riêng, kế toán riêng phải có những thông tin liên quan đến TSCĐ không chỉ giá trị của chúng, thời gian sử dụng, mà còn phải biết cụ thể nơi sử dụng, mục đích sử dụng và cập nhật liên tục những thay đổi phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản, để có thể phản ánh một cách chính xác bản chất của khoản chi phí khấu hao phát sinh hàng kỳ. Và hệ thống Mã phòng ban chính là để hỗ trợ kế toán hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tăng hiệu quả trong công tác tính khấu hao hàng kỳ.
Là một công ty có quy mô lớn, số lượng TSCĐ nhiều nên để công tác kế toán TSC được thực hiện một cách hiệu quả, chính xác nhất, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa kế toán TSCĐ, phòng mua hàng, nơi đặt mua và nơi sử dụng TSCĐ. Kế toán TSCĐ luôn phải biết rõ một TSCĐ mua như thế nào, ai đặt mua và dùng để làm gì, có dùng để ghép với một TS nào khác không…Có như vậy mới đảm bảo việc hạch toán được chính xác, đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
1.5.3. Ảnh hưởng của đặc điểm hệ thống Kế toán:
Hệ thống kế toán của công ty hoạt động tập trung ở trụ sở chính, tại hai chi nhánh chỉ thực hiện kế toán tiền mặt; vì vậy ở chi nhánh chỉ có nhiệm vụ tập hợp số liệu, chứng từ phát sinh rồi gửi về trụ sở chính, việc tính khấu hao cũng được thực hiện tại trụ sở chính.
Hệ thống kế toán của công ty được chia làm nhiều phần hành, dựa trên cơ sở sử dụng phần mềm kế toán Oracle. Tiêu chí đầu tiên của phần mềm này là quản lý đồng bộ, chặt chẽ và khoa học hơn toàn bộ thông tin của công ty. Trong đó, thông tin kế toán là một phần cốt lõi. Để đạt được tiêu chí đó, hệ thống đòi hỏi người sử dụng phải tuân thủ quy trình tác nghiệp chặt chẽ, với một khối lượng thông tin đầu vào khổng lồ. Trong Oracle, mỗi thao tác nghiệp vụ trong quy trình sản xuất kinh doanh đều được ghi nhận bằng một bút toán hạch toán trên hệ thống. Cùng với quy trình nghiệp vụ được chia thành nhiều công đoạn khác nhau, các nghiệp vụ Kế Toán cũng được chia thành nhiều cặp bút toán khác nhau. Ví dụ, trong quy trình mua hàng, có bút toán nhận hàng tương ứng với việc nhận hàng hoá vào kho; bút toán ghi nhận công nợ phải trả tương ứng với việc chấp nhận chứng từ mua hàng; bút toán thanh toán tương ứng với việc chấp nhận thanh toán...
Để quản lý các cặp bút toán liên quan trong cùng một nghiệp vụ, hệ thống định nghĩa các tài khoản liên kết trong từng cặp bút toán và các quy tắc hạch toán ngầm định để đảm bảo các cặp bút toán này thống nhất với nhau. Việc lập ra các Tài khoản trung gian như vậy tuy có khác biệt so với chế độ Kê Toán Việt Nam, nhưng trên góc độ kinh tế thì sự vận động của tài sản và nguồn vốn trong các nghiệp vụ trên vẫn không có gì thay đổi. Như vậy, việc phát sinh giao dịch ở các tài khoản trung gian không làm ảnh hưởng đến các báo cáo tài chính của công ty, ngoài ra còn có thể dựa vào số dư của các tài khoản này để kiểm tra quy trình tác nghiệp đã được thực hiện đầy đủ chưa. Đối vơi hoạt động kế toán TSCĐ nói riêng, để tạo sự liên kết với phần hành kế toán phải...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status