Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam



PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu 1
2. Mục tiêu cần đạt 1
3. Phạm vi nghiên cứu 1
4. Phương pháp nghiên cứu 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH 2
I. KHÁI NIỆM VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 2
1. Cạnh tranh 2
2. Năng lực cạnh tranh 2
ii. những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3
iiI. tình hình và xu hướng cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam 5
1. Tình hình cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam thời gian qua 6
1.1. Môi trường cạnh tranh 6
1.2. Tình hình cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam thời gian qua 7
2. Xu hướng cạnh tranh ở Việt Nam trong giai đoạn đến 2005. 9
2.1. Bối cảnh và xu hướng phát triển kinh tế Việt Nam: 9
2.2. Một số xu hướng cạnh tranh trên thị trường Việt Nam trong thời gian tới. 10
IV. Thực tiễn và kinh nghiệm cạnh tranh của một số tập đoàn/ Công ty viễn thông trên thế giới. 11
1. China Telecom (Trung Quốc) 12
2. Korea Telecom (Hàn Quốc): 14
3. Deutsche Telecom (Đức) 16
Chương iI: Hiện trạng năng lực cạnh tranh của 19
tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam 19
I.các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tổng Công ty 19
1. Các yếu tố thuộc chính sách của Nhà nước 19
1.1. Chủ chương, chính sách 19
1.1.1. Chính sách mở cửa thị trường dịch vụ bưu chính, viễn thông 19
1.1.2. Chính sách hội nhập quốc tế 20
1.1.3. Lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ viễn thông của Việt Nam 21
1.2. Môi trường pháp lý 22
2. Các yếu tố về công nghiệp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty. 24
2.1. Vai trò của yếu tố con người với những đòi hỏi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong cạnh tranh và hội nhập. 24
2.2. Đánh giá chung về thực trạng nguồn nhân lực của Tổng Công ty. 26
3. Các yếu tố về chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ 29
3.1. Về chất lượng dịch vụ 29
3.1.1. Về chất lượng vật lý/ kỹ thuật 29
3.1.2. Về chất lượng phục vụ khách hàng 29
3.2. Về đa dạng hoá dịch vụ 30
4. Về vấn đề chi phí và giá thành 30
5. Các yếu tố về thị trường 31
5.1. Khái quát về việc mở rộng và phát triển thị trường dịch vụ bưu chính viễn thông 31
5.2. Những hạn chế và thách thức của thị trường dịch vụ bưu chính, viễn thông đối với VNPT 32
II. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ THỜI GIAN QUA. 33
1. Tình hình cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của VNPT trong hoạt động cung cấp các dịch vụ viễn thông 33
1.1. Cạnh tranh trong cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng 33
1.2. Cạnh tranh cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản. 35
2. Tình hình cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của VNPT trong hoạt động cung cấp các dịch vụ bưu chính. 38
2.1. Dịch vụ chuyển phát nhanh: 39
2.2. Dịch vụ chuyển tiền nhanh 41
III. XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 43
1. Những thuận lợi và khó khăn của VNPT trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới 43
1.1. Những thuận lợi trong hội nhập quốc tế 45
1.2. Những khó khăn và thách thức 45
2. Cạnh tranh với các Công ty nước ngoài 47
3. Cạnh tranh với các Công ty trong nước: 50
Chương iiI:Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng Công ty bưu chính - 54
viễn thông Việt Nam trong hoạt động cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông 54
I. các giải pháp đối với hoạt động cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông 54
1. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ 54
1.1. Nâng cao chất lượng vật lý/kỹ thuật của dịch vụ 54
1.2. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 55
1.3. Đa dạng hoá dịch vụ 56
2. Về đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ bưu chính, viễn thông 56
2.1. Đào tạo nguồn nhân lực hướng tới nền kinh tế tri thức 57
2.2. Cải cách một cách căn bản hệ thống chế độ tiền lương và đãi ngộ 58
3. Giải pháp về giảm chi phí và hạ giá thành 59
4. Các giải pháp về mở rộng và phát triển thị trường dịch vụ bưu chính viễn thông. 60
4.1. Những giải pháp chung: 60
4.2. Giải pháp trong lĩnh vực Bưu chính - Phát hành Báo chí 62
4.3. Giải pháp trong lĩnh vực thị trường viễn thông: 64
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ TỔNG CÔNG TY. 65
1. Những kiến nghị với Nhà nước 65
2. Những kiến nghị với Tổng Công ty. 66
2.1. Quán triệt nhận thức về cạnh tranh và hội nhập cho người lao động 66
2.2. Thành lập bộ phận hay nhóm nghiên cứu về cạnh tranh và hội nhập quốc tế. 67
2.3. Xác định chiến lược cạnh tranh. 67
2.4. Tổ chức lại các doanh nghiệp để tạo môi trường cạnh tranh và kinh nghiệm cạnh tranh thực sự. 67
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iều sự lựa chọn hơn, ví dụ như dịch vụ di động, hội nghị truyền hình, nhắn tin hiển thị số, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu điện, datapost, e-mail... Với ưu thế tuyệt đối về kênh phân phối và mạng lưới viễn thông, Tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam không chỉ phát triển đa dạng dịch vụ mà còn triển khai trên diện rộng, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp thông tin khác. Tuy nhiên, việc đa dạng hoá các loại dịch vụ trong thời gian qua còn chưa theo kịp nhu cầu của xã hội. Nguyên nhân không hẳn do năng lực mạng lưới mà do chưa được tập trung khai thác kịp thời, triệt để trước nhu cầu còn hạn chế và không đồng đều.
4. Về vấn đề chi phí và giá thành
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, ngoài việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ, giá cả cũng là yếu tố đặc biệt ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng. Suy cho cùng, để có thể có được các mức giá cước cạnh tranh thì phải làm sao giảm được chi phí cho sản xuất, từ đó hạ giá thành làm căn cứ định giá bán. Thực tế và kinh nghiệm cho thấy, trong cạnh tranh giá cước phải thực sự phù hợp với các quan hệ cung cầu trong xã hội và giảm chi phí, hạ giá thành luôn là câu hỏi lớn đối với doanh nghiệp. Mấu chốt chính và vấn đề năng suất lao động.
Nếu như khó khăn lúc ban đầu mới thành lập là vốn, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, thì sau đó khi đã định hình trong cơ chế thị trường và môi trường cạnh tranh, yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng là chất lượng và giá cả. Thời gian qua, việc xác định chi phí và giá thành các dịch vụ bưu chính viễn thông chưa được chính xác do phương pháp tính toán với các hệ số không còn phù hợp. Hơn nữa, do không hạch toán riêng được các dịch vụ và chưa có cơ chế xác định đúng chi phí hợp lý nên gây khó khăn cho công tác xây dựng giá, cước.
Trên thị trường hiện nay chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp trong nước trực tiếp tham gia khai thác cá dịch vụ bưu chính, viễn thông dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự cạnh tranh về giá, cước trên thị trường tuy đã có nhưng chưa đến thời kỳ gay gắt vì vẫn chưa thực sự phải đối đầu với trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật và công nghệ của các Công ty nước ngoài. Nhưng với sức ép của các hiệp định song phương và đa phương đã và sẽ ký kết, vấn đề chi phí và giá thành các dịch vụ cần được xác định một cách rõ ràng để làm cơ sở xây dựng hệ thống giá, cước ứng phó với cạnh tranh. Có như vậy, mới có cơ sở để phân chia cước phí, để xác định kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp và nhất là để tạo động lực cho bản thân doanh nghiệp tìm biện pháp hạ giá thành.
5. Các yếu tố về thị trường
5.1. Khái quát về việc mở rộng và phát triển thị trường dịch vụ bưu chính viễn thông
Những năm qua, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong việ mở rộng và phát triển thị trường cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, đặc biệt là hai giai đoạn tăng tốc. Tốc độ tăng doanh thu trung bình hàng năm vào khoảng 30-35%, trong đó thị trường các dịch vụ viễn thông có tốc độ tăng nhanh hơn các dịch vụ bưu chính và chủ yếu tập trung vào các dịch vụ mới, các dịch vụ có tính thương mại cao như chuyển tiền nhanh, phát chuyển nhanh, điện thoại di động...
Trong hai năm 1998-1999, do nhiều nguyên nhân, tốc độ tăng trưởng tuy có chậm hơn nhưng kết quả 11 tháng đầu năm 2000 cho thấy những dấu hiệu trở lại tốc độ của những năm trước. Cạnh tranh xuất hiện và có xu hướng quyết liệt dần lên. Tuy nhiên, Tổng công ty vẫn là đầu mối cung cấp các dịch vụ có tính chất công ích và "đảm nhiệm" ở các vùng thị trường khó khăn. Với đặc điểm gần 80% dân số Việt Nam sống ở nông thôn, đến nay thị trường này vẫn còn nhiều khả năng khai thác, mặc dù tốc độ tăng trưởng hiện chưa cao.
5.2. Những hạn chế và thách thức của thị trường dịch vụ bưu chính, viễn thông đối với VNPT
Việc đánh giá về hiện trạng thị trường dịch vụ bưu chính viễn thông Việt Nam đã được nghiên cứu tương đối tổng quát trong một đề tài năm trước của Việc. Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng tui chỉ nhìn nhận lại một cách khái quát về những điểm còn tồn tại, vướng mắc có liên quan đến vấn đề thị trường để làm cơ sở cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Thứ nhất, công tác quản lý dịch vụ mới chỉ dừng lại ở nghiệp vụ khai thác và cung cấp dịch vụ trên mạng. Chính sách phát triển dịch vụ còn chưa tương xứng với quy mô và trình độ của mạng lưới. Các hoạt động nghiên cứu về khả năng thoả mãn nhu cầu khách hàng, nâng cao hiệu suất sử dụng mạng chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và việc đa dạng hoá chủng loại dịch vụ.
Thứ hai, giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông hầu hết do Chính phủ quản lý và quy định, việc điều chỉnh giá, cước bưu chính viễn thông thường chậm và thấp hơn mặt bằng xã hội. Các mức cước của một số dịch vụ còn thấp hơn giá thành. Cơ cấu, chế độ tính cước và thu cước hiện nay thiếu chính xác, chưa rõ ràng và chưa thống nhất gây ra tình trạng khiếu kiện của khách hàng.
Thứ ba, chỉ tiêu phục vụ bình quân và mật độ điện thoại vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, mặc dù mạng bưu chính viễn thông Việt Nam đã được đầu tư phát triển nhanh trong những năm qua. Tình trạng mạng lưới chưa được đồng bộ, nhất là khâu khai thác bưu chính chủ yếu là thủ công, bán tự động làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động phân phối, bán hàng. Còn thiếu các phương tiện vận chuyển chuyên dùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa hẻo lánh.
Thứ tư, sản lượng các dịch vụ bưu chính truyền thống tăng chậm, chất lượng dịch vụ còn thấp so với yêu cầu của khách hàng. Quy mô phục vụ của các dịch vụ có chất lượng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, dịch vụ giá trị gia tăng còn hạn chế.
Thứ năm, về công tác marketing, các hoạt động tuyên truyền quảng cáo mới tập trung vào việc giới thiệu dịch vụ hay hình ảnh của các đơn vị, chưa khai thác được tâm lý hay hấp dẫn khách hàng bằng chính sự tiện ích khi sử dụng dịch vụ. Vấn đề nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện thường xuyên và thống nhất nên chưa nắm bắt kịp thời và dự báo kịp thời nhu cầu thị trường.
II. Tình hình cạnh tranh của tổng Công ty bưu chính viễn thông Việt Nam trong giai đoạn hoạt động cung cấp các dịch vụ thời gian qua.
1. Tình hình cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của VNPT trong hoạt động cung cấp các dịch vụ viễn thông
Cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ viễn thông là chủ đề được tất cả các nước, các diễn đàn mậu dịch và viễn thông quốc tế cũng như khu vực quan tâm thảo luận nhiều nhất, do đây là một trong các thị trường dịch vụ sinh lợi cao. Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITO), hàng năm, các dịch vụ viễn thông đóng góp ít nhất 1,5% GDP của mỗi nước, và cứ đầu tư 1 USD vào viễn thông sẽ sinh ra 3 USD trong các lĩnh vực kinh tế khác. Điều đó lý giải tại sao ngày nay, dịch vụ viễn thông đang trở thành đối tượng đàm phán quan trọng tro...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status