Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập - pdf 28

Download miễn phí Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập



 
MỞ ĐẦU 1
I - MỤC ĐÍCH CỦA KHẢO SÁT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 2
1. Mục đích 2
2. Phương pháp thực hiện 2
II - KẾT QUẢ CỦA KHẢO SÁT
2.1. Nhận xét chung 4
2.2. Đánh giá sơ bộ về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8
2.3. Đầu vào và các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. 12
2.3.1.Vốn (Money): 12
2.3.2. Nguyên vật liệu (Materials): 13
2.3.3. Thiết bị công nghệ (Marchinery): 14
2.3.4. Lao động (Manpower): 15
2.3.5. Quản lý (Management): 18
2.3.6. Tiếp thị (Marketing): 19
2.3.7. Các yếu tố khác: 20
2.4. Môi trường kinh doanh: 24
2.5. Kết Luận: 26
III - NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG 4 NGÀNH KINH DOANH CHỦ YẾU: DỆT MAY, DA GIÀY, GẠO VÀ HẢI SẢN
3.1. Ngành dệt may 28
3.1.1. Về Vốn (Money) 29
3.1.2. Về Nguyên vật liệu (Materials) 29
3.1.3. Về Thiết bị - công nghệ (Machinery) 30
3.1.4. Về Lao động (Manpower) 31
3.1.5. Về Quản lý (Management) 33
3.16. Về Thị trường (Marketing) 33
3.2. Ngành da giầy 36
3.2.1. Về Vốn (Money) 36
3.2.2. Về Nguyên phụ liệu (Materials) 37
3.2.3. Về Thiết bị - công nghệ (Machinery) 38
3.2.4. Về Lao động (Manpower) 39
3.2.5. Về Quản lý (Management) 40
3.2.6. Về Thị trường (Marketing) 42
3.3. Ngành gạo 50
3.3.1. Sản xuất và chế biến lúa gạo 50
3.3.2. Nhu cầu lúa gạo 54
3.3.3. Giá cả lúa gạo 55
3.3.4. Thị trường xuất khẩu lúa gạo 58
3.4. Ngành hải sản 62
3.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hải sản 62
3.4.2. Giá cả 66
3.4.3. Phân bố sản xuất và xuất khẩu hải sản 66
3.4.4. Thị trường và các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu hải sản Việt nam 68
IV - SO SÁNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
4.1. "Báo cáo Năng lực cạnh tranh tổng thể năm 1999 " (The Global Competitiveness Report 1999) 74
4.2. Hội thảo "Xây dựng năng lực cạnh tranh"tại Hà nội 13-3-2002 78
4.3. Chỉ số thực hiện thương mại 81
4.4. Bảng so sánh giá cả và dịch vụ giữa Việt nam và một số nước của JETRO 83
4.5. Kết luận 86
Phụ lục I: Phiếu điều tra
Phụ lục II: Tỷ lệ doanh nghiệp trả lời phân bổ theo địa phương
Danh mục Tài liệu tham khảo
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


xung thêm. Trong nước chưa có các trường, lớp đào tạo kỹ sư chuyên ngành, nên rất thiếu cán bộ kỹ thuật, nhất là ở các doanh nghiệp giầy tư nhân. Đội ngũ công nhân kỹ thuật chủ yếu do các doanh nghiệp tự mở trường lớp đào tạo, chỉ chiếm khoảng 20% tổng số lao động của ngành, còn lại ở dạng kèm cặp để đáp ứng yêu cầu sản xuất của đơn vị.
Bảng 06: Thu nhập bình quân ngành giầy so với toàn ngành và cả nước
Đơn vị: 1000 đồng/người/tháng
STT
1997
1998
1999
2000
1
Ngành CN Da- Giầy
744,0
742,0
770,0
798,0
2
Ngành CN
762,4
806,4
855,1
852,2
3
Cả nước
642,1
697,1
728,7
736,2
%1/2
97,6
92,0
90,1
93,64
%1/3
115,9
106,5
105,7
108,4
Nguồn: - Niên giám thống kê 2000
- Báo cáo Hội nghị Ngành giầy.
Mặt khác, công nhân ngành này chủ yếu thu hút từ nông thôn, có trình độ văn hoá không đồng đều (30% chưa học hết phổ thông trung học), tuy có ưu điểm là cần cù chịu khó, xong nhận thức xã hội, độ tinh xảo, khéo léo thấp, nên trình độ của công nhân nói chung là còn thấp, cấp bậc công nhân bình quân là 2,5 (phân thành 6 bậc trên cơ sở độ phức tạp của các nguyên công), gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các đơn hàng mới, năng suất lao động không nâng cao được (một phần do thường xuyên có số lao động mới vào nghề) và trong quản lý lao động. Đây chính là yếu tố làm hạn chế khả năng cạnh tranh của ngành da giầy.
3.2.5.Về Quản lý (Management):
Với đặc điểm cơ cấu của ngành là đầu tư liên doanh chiếm tới hơn 50% (trong đó DN 100% vốn nước ngoài 42,02%), và giá trị xuất khẩu của các thành phần kinh tế cũng tương ứng theo cơ cấu này. Do vậy, công nghiệp da giầy là ngành phát triển với tốc độ cao và chứa đựng nhiều yếu tố cả tích cực lẫn hạn chế trong việc quản lý phát triển bền vững của ngành.
Những biện pháp cần thiết trong quản lý để chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành da giầy gồm:
Về đầu tư trong và ngoài nước: tận dụng những nhân tố tích cực trong đầu tư từ hai nguồn vốn đó không những làm cho ngành có những tăng trưởng mà cơ cấu nội bộ cũng được tăng cường và phát huy nội lực, để tạo thế chủ đạo trong quản lý và phát triển.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, phải quan tâm thích đáng đến yêu cầu của thị trường tiêu thụ nội địa (thay đổi mẫu mã, nghiên cứu sản phẩm mới) để cạnh tranh được với hàng nhập ngoại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gần 78 triệu dân, tận dụng tối đa năng lực sản xuất của ngành. (năm 2000 toàn ngành mới chỉ sản xuất được 302,80 triệu sản phẩm so với 422 triệu sản phẩm theo năng lực sản xuất, đạt tỷ lệ 71,75%. Trong đó tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 8,65% so với sản lượng và 6,2% so với năng lực sản xuất.)
Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, nhằm hoàn chỉnh và hợp lý hoá qui trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, hợp lý hoá lao động, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm để tạo ra ưu thế cạnh tranh rõ rệt của sản phẩm trên thị trường. Hiện trong toàn ngành mới chỉ có 11 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ.
Xây dựng chính sách rõ ràng cụ thể trong công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật có trình độ cao về KHCN, quản lý sản xuất, công nghệ, kỹ thuật.
Nhà nước cần có chính sách và biện pháp nhằm giảm giá điện, nước, và viễn thông (những lĩnh vực còn có sự độc quyền của Nhà nước) nhằm tạo môi trường thuận lợi về cơ sở hạ tầng thu hút đầu tư nước ngoài và nhằm giảm chi phí đầu vào ngành da giầy, góp phần hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Những chi phí này hiện chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí của ngành.
Bảng 07: Tổng chi phí điện, nước, bưu điện của ngành da giầy
Đơn vị tính: 1000 USD
1997
1998
1999
2000
Điện
7.044
7.422
8.848
11.064
Nước
1.761
1.856
2.212
2.766
Bưu điện
5.283
5.567
6.636
8.298
Nguồn: Niên giám thống kê 2000
3.2.6. Về Thị trường (Marketing):
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tăng trưởng khá, đặc biệt tốc độ phát triển một số ngành đạt tỷ lệ cao, trong đó có ngành công nghiêp da giầy. Mức tăng trưởng sản lượng của ngành này là rất cao:
Năm 1999 so với 1998: tăng 13,24%
Năm 2000 so với 1999: tăng 25,74%
Bảng 08: Cơ cấu tiêu thụ giầy dép năm 1997-2000
Đơn vị: 1000 đôi
1997
1998
1999
2000
Xuất khẩu
176.100
185.552
221.201
276.600
Cung ứng nội địa
29.940
27.098
19.615
26.200
Sản xuất
206.040
212.650
240.816
302.800
Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam
Hàng giầy dép do Việt nam sản xuất đã có chỗ đứng trên thị trường nội địa, tuy nhiên nếu tính tiêu thụ nội địa trên đầu người của năm 2000 thì mới chỉ đạt 0,33 đôi (26,2 triệu đôi giầy dép so với 78 triệu dân), tức là cứ 3 người dân mới có 1 người mua 1 đôi giầy- dép do Việt nam sản xuất. Trong khi mức đó của khu vực Châu á là từ 1 đến 2 đôi/người/năm (Mỹ có mức cao nhất thế giới là 6.3 đôi/người/năm) thì phần tiêu thụ nội địa chưa đáp ứng được 1/3 (nhu cầu tối thiểu), trong khi năng lực sản xuất của ngành cao hơn 5,4 lần. Điều này cho thấy, nhiều sản phẩm giầy dép của nước ngoài đặc biệt là từ Trung quốc, mẫu mã đa dạng, kiểu dáng thời trang được bán tại thị trường nội địa với giá rẻ do nhập lậu trốn thuế đã làm cho sản xuất giầy trong nước bị ảnh hưởng và cạnh tranh gay gắt. Do vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa, cần nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm để chiếm lĩnh và làm chủ thị trường nội địa.
Với hơn 90% sản lượng của ngành da giầy Việt nam là để xuất khẩu, nên kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, từ 964,50 triệu USD năm 1997 lên 1,468 tỷ USD vào năm 2000. Trong đó giầy thể thao là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất 892,64 triệu USD, chiếm 60,80% với 116 triệu đôi; tiếp theo là giầy nữ với 231,84 triệu USD, chiếm 21,92 % với 54,71 triệu đôi.
Bảng 09: Xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm 1997-2000
Đơn vị: 1000 đôi / 1000 USD
Sản phẩm
1997
1998
1999
2000
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Giầy thể thao
85,300
666,500
87,714
668,074
102,734
879,966
116,000
892,64
Giầy nữ
30,200
140,500
34,377
143,244
39,201
182,099
54,710
231,840
Giầy vải
34,500
105,700
30,528
112,428
33,095
133,361
30,670
155,710
CL khác
26,100
51,800
32,933
77,076
46,171
111,979
75,220
187,810
Tổng số
176,100
964,500
185,552
1,000,822
221,201
1,334,423
276,600
1,468,000
Nguồn: - Tổng cục Hải quan Việt nam
- Hiệp hội Da- Giầy VN
Cơ cấu này cũng phù hợp với cơ cấu sản xuất của công nghiệp da giầy khu vực Châu á và thế giới. Theo đó:
Sản xuất giầy thể thao và giầy đi dạo: châu á dẫn đầu với sản lượng 2 tỷ đôi, chiếm 78%. Đạt được thành công này một mặt do Châu á có lực lượng nhân công dồi dào và rẻ, mặt khác lại có các nhà máy trang bị máy móc thiết bị để sản xuất với số lượng lớn theo yêu cầu. Trong khi châu Âu chỉ chiếm 10% và châu Mỹ 9%.
Sản xuất giầy dép da ( tức là giầy dép có mũ làm hoàn toàn bằng da ) dự tính chiếm đến 43% trong tổng sản lượng toàn thế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status