Hoạt động Marketing của Công ty TNHH Việt Đức - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Hoạt động Marketing của Công ty TNHH Việt Đức



MỤC LỤC 1
CHƯƠNG I. CÔNG TY TNHH VIỆT ĐỨC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY 4
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Việt Đức 4
2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty 5
3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 9
4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 13
 5. Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động marketing của công ty TNHH Việt Đức 17
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT ĐỨC 19
A - ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH XÂY DỰNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING XÂY DỰNG 19
1. Đặc điểm của kinh doanh xây dựng ảnh hưởng tới Marketing xây dựng 19
2. Marketing xây dựng và nội dung của quá trình hoạt động marketing trong doanh nghiệp xây dựng 22
B-TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY 32
1. Chính sách sản phẩm 32
2. Chính sách giá cả 34
3. Chính sách phân phối 36
4. Tình hình thu thập thông tin 38
5. Kế hoạch hóa Marketing của Công ty 38
C-ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY 41
1. Ưu điểm 41
2. Hạn chế và nguyên nhân 42
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT ĐỨC 44
A-NGHIÊN CỨU VÀ DỰ BÁO VỀ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG BÊ TÔNG 44
1. Nghiên cứu thị trường bê tông thương phẩm 44
2. Dự báo về thị trường bê tông thương phẩm giai đoạn 2006-2010 45
B-CÁC GIẢI PHÁP THUỘC VỀ MARKETING - MIX 47
1. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Marketing chuyên nghiệp 47
2. Nâng cao khả năng nắm bắt và làm chủ thông tin về thị trường 49
3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm 51
4. Phát triển và mở rộng thị trường 53
5. Đảm bảo tài chính cho hoạt động Marketing 56
6. Giải pháp về truyền thông Marketing 57
KẾT LUẬN 61
danh mục tài liệu tham khảo 62





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ề sản phẩm xây dựng cũng chịu ảnh hưởng và mang những đặc tính riêng. Đây cũng là lý do cần thiết khách quan dẫn đến việc nghiên cứu và tăng cường hoạt động Marketing trong các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
Nếu thừa nhận những đặc thù về cung cầu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường xây dựng thì điều đó cũng có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại đối tượng nghiên cứu một cách độc lập tương đối của Marketing xây dựng.
2.2. Nội dung của quá trình hoạt động Marketing trong doanh nghiệp xây dựng
Vì quá trình của hoạt động Marketing trong doanh nghiệp xây dựng gồm: phân tích, đánh giá khả năng thị trường; Phân tích khả năng Marketing của Công ty; lựa chọn thị trường mục tiêu; lập kết hoạch chiến lược và kế hoạch Marketing của công ty; thiết lập các yếu tố Marketing hỗn hợp; tổ chức thực hiện và kiểm tra ở một số bước ở trên. Sơ đồ 2 cho ta hình dung rõ hơn quá trình này:
Sơ đồ 2: Quá trình Marketing trong doanh nghiệp xây dựng
Phân tích, đánh giá khả năng thị trường
Phân tích khả năng Marketing
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch Marketing của công ty
Thiết lập các yếu tố Marketing hỗn hợp
Tổ chức thực hiện và kiểm tra
ở đây ta tập trung vào hai nội dung có ý nghĩa trực tiếp đến việc điều hành và tổ chức hoạt động Marketing, đó là: Lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch Marketing của công ty; Thiết lập các yếu tố Marketing hỗn hợp
2.2.1- Xác định mục tiêu chiến lược marketing của doanh nghiệp xây dựng
Mục tiêu Marketing chiến lược của doanh nghiệp xây dựng chính là cái đích, là kết quả trong tương lai mà doanh nghiệp mong muốn đạt được và nỗ lực để đạt được nếu không muốn bị đổ vỡ và dậm chân tại chỗ.
Theo quan điểm quản trị kinh doanh, mục tiêu là trạnh thái mong đợi cần có thể có mà mỗi doanh nghiệp xây dựng phải đạt được. Còn mục tiêu chiến lược là một mục tiêu lớn, dài hạn (2-3 năm hay 5-10 năm) mà nhờ đó thay đổi vị trí của doanh nghiệp trong ngành từ một vị trí này đến vị trí cao hơn trong quá trình cạnh tranh trên thị trường.
Mục tiêu chiến lược như vậy bao gồm cả một tập hợp các mục tiêu bộ phận cả định tính lẫn định lượng. Có thể biểu diễn chúng qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Cơ cấu mục tiêu chiến lược Marketing của doanh nghiệp xây dựng
Mục tiêu chiến lược
Khối lượng sản phẩm
Doanh thu
Khách hàng
Vị trí trên thị trường
Tổng lợi nhuận
Thế lực công ty
Sự an toàn trong tương lai
- Mục tiêu khối lượng sản phẩm mà doanh nghiệp xây dựng có thể đáp ứng và ky vọng sẽ tiêu thụ hết như khối lượng xây lắp, khối lượng vật liệu xây dựng, khối lượng máy móc thiết bị xây dựng sẽ sản xuất ra… Để xác định đúng khối lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải dựa trên việc phân tích số liệu của quá khứ, các diễn biến của thị trường hiện tại và dự báo xu hướng thị trường trong tương lai để đưa ra các dự kiến chuẩn xác.
- Doanh thu cũng là một chỉ tiêu định lượng phản ánh kết quả tổng hợp về mặt tài chính mà doanh nghiệp xây dựng cần đạt được để tồn tại, tăng trưởng và phát triển.
-Lợi nhuận mà doanh nghiệp cần đạt, đây là chỉ tiêu định lượng quyết định, được tính bằng phần chênh lệch giữa doanh thu đạt được và các khoản chi phí bỏ ra để có được mức doanh thu đó. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế cơ bản để đánh giá kết quả.
- Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường biểu thị sự thành đạt của doanh nghiệp trên đoạn thị trường thuộc loại sản phẩm mà doanh nghiệp tham gia và mong muốn có một thứ bậc quyết định.
- Thế lực của công ty, đó là sức mạnh tiềm tàng của doanh nghiệp bao gồm cả sức mạnh hiện tại, sức mạnh tiềm năng, sức mạnh tổng hợp bao gồm cả kinh tế, mối quan hệ xã hội…
- Sự an toàn trong tương lai. Đó là các đảm bảo cần thiết mà doanh nghiệp phải có để chống lại các rủi ro mà trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp có thể gặp phải như uy tín chất lượng của sản phẩm, đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, các khối liên kết mà doanh nghiệp tham dự, các chi phí mua bảo hiểm…
Đó là các mục tiêu bộ phận chủ yếu trong mục tiêu chiến lược của công ty xây dựng. Trong việc lập mục tiêu chiến lược này không thể không kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của các nhà kinh tế xây dựng với chức năng là xác định tiên lượng dự toán, xác định chi phí xây dựng công trình và tiến hành lập giá cho sản phẩm xây dựng mà chúng liên quan đến sự thành công của Marketing xây dựng. Vai trò của các nhà kinh tế xây dựng không những là người lập giá và xác định giá cho việc chọn thầu, đấu thầu của quá trình chuẩn bị đầu tư mà họ còn là những người tham gia lập dự án khả thi trong quá trình sản xuất sản phẩm xây dựng.
2.2.2- Các yếu tố cấu thành marketing mix
Marketing mix của doanh nghiệp xây dựng là sự phối hợp các thành phần Marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế ở mỗi thời kỳ của doanh nghiệp trên các mặt: sản phẩm, giá cả xây dựng, phân phối và xúc tiến yểm trợ bàn giao.
2.2.2.1. Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm là một bộ phận hợp thành Marketing mix của doanh nghiệp. Để làm tốt chính sách này cần nắm chắc đặc điểm của sản phẩm xây dựng; khách hàng và thị trường xây dựng như đã trình bày ở trên. Trong đó ta chú ý đến đặc điểm lớn nhất và chi phối nhiều nhất đó là:
*Quá trình lưu thông được thực hiện trước quá trình sản xuất.
*Sản phẩm xây dựng được bán trước khi hình thành nó.
Tùy từng đặc điểm cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn nhà sản xuất và kinh doanh một hay nhiều sản phẩm xây dựng:
*Sản xuất kinh doanh nhà cửa, vật kiến trúc.
*Sản xuất địa ốc.
*Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng (doanh nghiệp xây dựng có thể coi đây là sản phẩm phụ).
*Sản phẩm thương mại bán thành phẩm, tư vấn xây dựng.
Các loại hình tư vấn xây dựng:
*Dịch vụ kinh doanh trên các khu qui hoạch được giao cho ngành xây dựng quản lý.
*Kinh doanh mặt bằng đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
2.2.2.2. Chính sách giá cả
Chính sách giá cả phải phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đề cập đến. Giá xây dựng là lĩnh vực phức tạp liên quan đến nhiều mặt, nhiều vấn đề kể cả các yếu tố liên quan đến xã hội. Vì vậy xét trong các quá trình để sản xuất ra sản phẩm xây dựng ta có khái niệm như sau:
- Giá khái toán, ngân quĩ được dùng để ghi kế hoạch là căn cứ để lấy số liệu cơ bản trong giai đoạn lập luận chứng kinh tế kỹ thuật.
- Tổng dự toán công trình là giá được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật của giai đoạn chuẩn bị xây dựng.
- Dự toán hạng mục được lập trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công.
- Giá quyết toán bàn giao công trình.
- Trong đó vai trò quan trọng xét trên giác độ của doanh nghiệp xây dựng thì cần quan tâm đến hạng mục công trình trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng.
- Giá ghi kế hoạch.
- Giá dự toán tính theo thiết kế được duyệt.
- Giá thanh toán (được A – B chấp thuận).
- Giá duyệt theo quyết định của cấp trên (trên cơ sở ý kiến của cơ quan tư vấn).
- Giá đấu thầu.
- Giá quyết toán.
Các loại giá được đưa ra ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status