Một số vấn đề về hoạt động marketinh tại công ty TNHH - TM sana thực trạng và giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về hoạt động marketinh tại công ty TNHH - TM sana thực trạng và giải pháp


Thực trạng và giải pháp hoạt động marketing của công ty TNHH-TM SANA

Chương I
Những lý luận chung về marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
I/ Thị trường và phân đoạn thị trường
1.Khái niệm về thị trường
2. Đặc trưng của thị trường
3. Phân đoạn thị trường
3.1 Khái niệm
3.2 Những tiêu thức chủ yếu để phân đoạn thị trường
3.3 Phương pháp phân đoạn thị trường
II/ Marketing và vai trò của Hoạt động marketing trong doanh nghiệp
1. Các khái niệm cơ bản về marketing
2. Chức năng của hoạt động Marketing
3. Môi trường marketing
4. Vai trò và vị trí của Marketing trong hoạt động kinh doanh
III. Chiến lược maketing hỗn hợp (maketing - Mix)
1. Khái niệm
2. Chiến lược trong marketing - mix
2.1 Chiến lược sản phẩm (produet)
2.2 Chiến lược giá cả (price)
2.3 Chiến lược phân phối
2.4. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion)
III- Nội dung của hoạt động marketing trong các doanh nghiệp
1- Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu.
2. Phát triển Marketing mục tiêu
3. Thiết lập marketing-mix
4. Đề ra chương trình hành động và đoán ngân sách
Chương II
Thực trạng hoạt động marketing đối với mục tiêu duy trì và
mở rộng thị trường tại Công ty TNHH-TM SANA

I. Khái quát về Công Ty TNHH-TM SANA
1.Quá trình hình thành và phát triển:
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty;
2.1 Chức năng của công ty
2.2 Nhiệm vụ của công ty
3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của công ty :
II/ Khái quát chung về sản phẩm và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
1. Công nghệ sản xuất và sản phẩm:
2.Tình hình sản xuất kinh doanh
III/ Các hoạt động Marketing của công ty nhằm duy trì và mở rộng thị trường:
1. Thị trường của công ty
2. Việc thực hiện chiến lược Marketing ở công ty TNHH – TM SANA:
2.1 Chính sách sản phẩm:
2.2 Chính sách giá:
2.3 Chính sách phân phối:
2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp:
2.5 Bán hàng cá nhân
IV/ Đánh giá về hoạt động Marketing của công ty TNHH- TM SANA:
1. Những thành tựu đạt được:
2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.
Chương III
Một số giải pháp marketing nhằm duy trì và mở rộng thị trường của Công ty TNHH-TM SANA
I. Phương hướng phát triển của Công ty TNHH-TM SANA trong thời gian tới
II. Các giải pháp marketinh
1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường
2. Phân tích Marketing mục tiêu
2.1 Phân đoạn thị trường.
2.2 Chọn thị trường mục tiêu
3. Hoàn thiện chính sách Marketing-mix
3.1 Hoàn thiện chính sách sản phẩm
3.2. Chính sách giá
3.3 Chính sách phân phối
3.4 Các chính sách xúc tiến hỗn hợp
III Những giải pháp hỗ trợ
1. Đối với công ty
1.1 Hoàn thiện công tác quản trị doanh nghiệp
1.2 Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực
1.3 Thành lập phòng Marketing chức năng
2. Đối với nhà nước
2.1 Hỗ trợ Vốn
2.2 Trợ giúp tìm kiếm thị trường
Lời mở đầu
Thị trường luôn phát triển và biến đổi một cách mau chóng các quy luật và đòi hỏi của thị trường cũng biến động thường xuyên ngoài ý muốn của bản thân các doanh nghiệp. Thị trường ngày càng thể hiện tính cạnh tranh nhiều hơn và khốc liệt hơn trong mọi lĩnh vực, nghành kinh tế.
Sự phát triển nhanh chóng, thường xuyên trong mọi lĩnh vực công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết lựa chọn cho mình những chiến lược kinh doanh nhằm định hướng các mục tiêu kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình phát triển đúng hướng và có hiệu quả.
Để đạt được các mục tiêu đó, Các doanh nghiệp hiện nay cần thực sự hiểu biết về hoạt động marketinh vì nó là công cụ quan trọng giúp họ thành công trên thị trường lâu dài. Hoạt động marketing giúp cho các doanh nghiệp thấy được những thời cơ, nguy cơ và những thách thức xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể dự báo được những giải pháp nhằm tận dụng những cơ hội tốt nhất và hạn chế khắc phục những nguy cơ có thễ xảy ra. Thực hiện tốt chiến lược marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng giảm được chi phí sản xuất, tăng được doanh số bán hàng, chiếm lĩnh được thị trường, tránh được rủ ro.
Những năm gần đây, Công ty TNHH-TM SANA đã đạt được những kết quả to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đứng vững trong cơ chế thị trường. Song thực tế cho thấy rằng hoạt động marketinh của công ty còn hạn chế và chưa phát huy hết hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động marketing, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH-TM SANA và được sự giúp đỡ tận tình của Thày giáo Nguyễn Mạnh Tuân em đã chọn đề tài:
Một số vấn đề về hoạt động marketinh tại Công ty THHH-TM SANA thực trạng và giải pháp
Mặc dù đã cố gắng tích luỹ để có được kết quả tốt cho đề tài nghiên cứu, nhưng do vấn đề về marketinh là rất rộng lớn và do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian cho nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót những đánh giá phiến diện chủ quan. Em rất mong nhận được những ý kiến đón góp phê bình quý báu của thầy cô và bạn đọc để bài viết thêm hoàn chỉnh.
Bài viết gồm các phần sau:
Chương I: Những lý luận chung về marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng hoạt động marketing tại Công ty TNHH-TM SANA
Chương III: Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản suất kinh doanh của Công ty TNHH-TM SANA
















Chương I
Những lý luận chung về marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
I/ Thị trường và phân đoạn thị trường
1.Khái niệm về thị trường
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ, thị trường được nhìn dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều quan điểm khác nhau, nhiều trường phái khác nhau
Theo các quan niệm cổ điển thì: “ thị trường là cái chợ, nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hoá ”. Theo quan niệm này thì thị trường bị giới hạn về mặt không gian, thời gian.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì: “ thị trường là biểu hiện của sự phân công lao động, là một khâu của qúa trình tái sản xuất ”.
Theo nhà kinh tế học David Begg thì thị trường lại được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp ông cho rằng thị trường là các sự thoả thuận, qua đó người mua và người bán thoả thuận với nhau để trao đổi hàng hoá dịch vụ. Còn theo nghĩa rộng: Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của gia đình về tiêu dùng mặt hàng nào đó, các quyết định của công ty sản xuất cho ai, sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào? các quyết định của công nhân làm bao nhiêu, làm cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh của giá cả.
Theo Philip Kotler thì :“ thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện có và sẽ có ”.
Khi sản xuất phát triển nó đã làm cho quá trình lưu thông trở nên phức tạp, các quan hệ mua bán cũng trở nên đa dạng và phong phú với nhiều hình thái khác nhau. Lúc này nền sản xuất phát triển ở mức độ cao hơn nên quan niệm thị trường của trường phái cổ điển không còn phù hợp nữa. Vì vây cácquan điểm hiện đại hơn về thị trường đã ra đời để thay thế quan điểm cũ không còn phù hợp.
Theo quan điểm hiện đại thì trong thị trường không nhất thiết phải xuất hiện trong cùng một lúc cả ba nhân tố: người mua, người bán và hàng hoá. Người sản xuất không cần biết người tiêu dùng của mình là ai và người tiêu dùng cuối cùng cũng không cần giao dịch trực tiếp với người sản xuất mà có thể không qua trung gian.
Sở dĩ có nhiều quan niệm khác nhau về thị trường là do khi nghiên cứu về thị trường người ta xét trên các góc độ khác nhau và nhằm đạt được các mục đích khác nhau.
2. Đặc trưng của thị trường
Mặc dù có rất nhiều những quan điểm khác nhau về thị trường, dưới nhiều giác độ, nhiều cách hiểu, cách nhìn khác nhau. Nhưng khi nói đến thị trường thì thị trường luôn có các đặc trưng sau:
- Phải có khách hàng, không nhât thiết phải gắn liền với địa điểm xác định. Trong nền kinh tế tự nhiên, người sản xuất sẽ là người tiêu dùng những sản phẩm do chính mình làm ra, do vậy không diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi các sản phẩm làm ra, không có khách hàng và vì vậy cũng không có khái niệm thị trường. Khi phân công lao động xã hội phát triển, mỗi người sản xuất chỉ sản xuât một hay một số mặt hàng nhất định, do đó xuất hiện nhu cầu về những hàng hoá khác, tức là xuât hiện khách hàng, và thị trường hình thành là chiếc cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Ban đầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá thường được diễn ra tại những địa điểm xác định do đó mà người ta thường hiểu rằng thị trường chính là cái chợ, sau này khi sản xuất và lưu thông phát triển thì hoạt động mua bán trao đổi không chỉ diễn ra taị một địa điểm như trước nữa mà nó có thể diễn ra ở mọi lúc mọi nơi. Do vậy khi nói đến thị trường thì chúng ta hiểu rằng thị trường không nhất thiết phải gắn với một địa điểm xác định
- Khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn, đây chính là cơ sở thúc đẩy khách hàng mua hàng hoá dịch vụ. Khi nói đến khách hàng cho một loại hàng hoá dịch vụ nào đó, tức là ta nói đến những nhu cầu có khả năng thanh toán nhưng chưa được thoả mãn. Bởi vì nếu như khách hàng không có nhu cầu hay nhu cầu được thoả mãn thì cũng đồng nghĩa với việc không có khách hàng hay không có thị trường cho hàng hoá hay dịch vụ đó.
- Khách hàng phải có khả năng thanh toán tức là khách hàng phải có khả năng trả tiền đủ mua hàng. Nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú song nó không hoàn toàn được đảm bảo về khả năng thanh toán. Nhu cầu về một loại hàng hoá nào đó sẽ trở thành cầu khi nó có tiền bảo đảm. Việc xác định nhu cầu là rất dễ nhưng để xác định cầu thì lại rất khó. Vì vậy để xác định cầu thì yếu tố thu nhập là môt trong những nhân tố quan trọng cần quan tâm.

j6JlBHv2h396v4K
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status