Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty tài chính Bưu Điện - pdf 28

Download miễn phí Tình hình hoạt động và phát triển tại Công ty tài chính Bưu Điện



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 2
1. Hoàn cảnh ra đời của Công ty Tài chính Bưu điện: 2
2. Đặc điểm, chức năng, các mặt hoạt động chính của Công ty Tài chính Bưu điện: 2
2.1. Vị trí: 2
2.2. Vai trò, chức năng: 3
2.3 . Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu : 3
2.3.1. Huy động vốn: 3
2.3.2. Sử dụng vốn: 4
3. Mô hình tổ chức của Công ty tài chính bưu điện: 5
3.1. Nguyên tắc tổ chức và điều hành: 5
3.2. Mô hình tổ chức: 6
3.2.1. Phòng Kế toán - Ngân quỹ : 6
3.2.2. Phòng tín dụng: 6
3.2.3 . Tổ thẩm định dự án đầu tư: 7
3.2.5. Phòng tin học - thống kê: 7
3.2.6. Tổ Tổng hợp- Kiểm soát: 7
3.2.7. Phòng nghiên cứu thị trường: 7
3.2.8. Phòng đầu tư chứng khoán: 8
3.2.9. Phòng Tổ chức- Lao động: 8
4. Hệ thống quản lý: 8
5. Nhân sự: 8
II. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN 8
1.Mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược: 8
2. Tình hình hoạt động của công ty trong thời gian qua: 9
2.1. Hoạt động nghiệp vụ: 9
2.2. Hoạt động tín dụng: 9
2.3. Hoạt động đầu tư: 10
2.4. Hoạt động tư vấn: 10
III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT : 12
1. Các kết quả hoạt động kinh doanh: 12
2. Những khó khăn vướng mắc của công ty trong quá trình hoạt động : 12
IV. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2002 CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN . 14
1. Mục tiêu chiến lược: 14
2.Kế hoạch năm 2002: 14
THAY LỜI KẾT 15
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời nói đầu
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, hoạt động của các trung gian tài chính đã ra đời và ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế. Qua 3 năm học chuyên ngành tài chính doanh nghiệp , em đã thu thập được những kiến thức về tài chính và ngân hàng. Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là cả một chẳng đường. Vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty Tài chính bưu điện, bằng những kiến thức học được ở nhà trường, em sẽ cố gắng tìm hiểu thực tế hoạt động của công ty nói chung và ngành nghề tài chính nói riêng.
Công ty Tài chính bưu điện là một doanh nghiệp nhà nước mới được thành lập nhằm thực hiện huy động vốn trong nền kinh tế nhằm phục vụ cho các thành viên của Tổng công ty và chính Tổng công ty. Chính vì vậy công ty đã nắm bắt khá vững những nguyên lý cơ bản của cơ chế thị trường đó là hoạt động kinh doanh sao cho vừa có lãi lại vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để thực hiện mục tiêu đó công ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý sao cho có hiệu quả nhất... Nhờ vậy, uy tín của công ty không ngừng được nâng cao.
Trong quá trình thực tập tại công ty, nhờ có sự giúp đỡ của ban lãnh đạo công ty, của các anh chị phòng nghiệp vụ, đồng thời nhờ có sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Lê Đức Lữ, em đã tìm hiểu được những vấn đề cơ bản về đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty, về bộ máy quản lý... giúp củng cố và nâng cao kiến thức đã được nghiên cứu tại nhà trường, làm quen dần với thực tế làm việc, phương pháp nghiệp vụ cũng như đặc điểm của các công ty, doanh nghiệp.
Trong thời gian đầu tiên em đã tìm hiểu và nắm được tình hình tổng quát chung của công ty và hoàn thành báo cáo tổng hợp của mình với những nội dung sau:
1. Tổ chức của Công ty Tài chính Bưu điện.
2. Hoạt động kinh doanh của Công ty Tài chính Bưu điện.
3. Đánh gía tổng quát quá trình hoạt động của Công ty.
4. Phương hướng hoạt động của Công ty năm 2002.
I. Tổ chức của Công ty
1. Hoàn cảnh ra đời của Công ty Tài chính Bưu điện:
Năm 1995, triển khai thực hiện luật Doanh nghiệp nhà nước, theo Quyết định số 90, 91 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thí điểm thành lập một số tổng công ty nhà nước trong một số ngành then chốt để tích tụ vốn, tập trung chuyên môn hoá, nâng cao sức mạnh cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ đưa ra các chính sách biện pháp trong đó thí điểm thành lập một số công ty tài chính trong Tổng công ty. Các Công ty tài chính này được thành lập để thực hiện huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành viên trong Tổng công ty và Tổng công ty, thực hiện một số hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty, đại lý phát hành cổ phiếu cho các đơn vị thành viên Tổng công ty và Tổng công ty.
Chính vì vậy, ngày 8/7/1998 Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ra Quyết định số 415/1998/QĐ/TCCT thành lập Công ty Tài chính Bưu điện và từ cuối tháng 11/1998 công ty chính thức đi vào hoạt động.
Công ty Tài chính Bưu điện là công ty hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế: POST AND TELECOMMUNICATION FINANCE COMPANY, viết tắt là PTF.
Vốn điều lệ của công ty là 70.000.000.000 (bảy mươi tỷ đồng)
Tài khoản của công ty: 710A.01919 tại sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam.
2. Đặc điểm, chức năng, các mặt hoạt động chính của Công ty Tài chính Bưu điện:
2.1. Vị trí:
- Đơn vị thành viên 100% vốn của Tổng công ty và hạch toán độc lập;
- Tổ chức tín dụng trong thị trường tài chính;
- Trung gian tài chính giữa thị trường tài chính với Tổng công ty; giữa cơ quan đầu não Tổng công ty với các đơn vị thành viên; giữa các đơn vị thành viên với nhau.
2.2. Vai trò, chức năng:
- Đầu mối huy động vốn để cho vay phục vụ nhu cầu vốn của Tổng công ty , các đơn vị thành viên hạch toán tập trung trong Tổng công ty và các đơn vị hạch toán độc lập,các doanh nghiệp mà có vốn góp của Tổng công ty và các doanh nghiệp khác thông qua hình thức vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ, tín dụng thương mại của các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài; phát hành tín phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình, mua bán giấy tờ và chứng từ có giá theo quy định của pháp luật; huy động vốn nhàn rỗi của công nhân viên chức trong nội bộ Tổng công ty và các đơn vị trong nghành kinh tế- kỹ thuật mà Tổng công ty kinh doanh.
- Đầu tư tài chính cho Tổng công ty vào các pháp nhân không do nhà nước đầu tư 100% vốn;
- Điều hoà vốn và phát huy hiệu quả sử dụng tài sản bằng tiền trong nội bộ Tổng công ty;
- Tham gia hoạt động kinh doanh trong thị trường tài chính;
- Tư vấn và nhận uỷ thác các dịch vụ quản lý tài chính, tài sản, đầu tư.
2.3 . Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu :
2.3.1. Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn của Tổng công ty, của các đơn vị thành viên của Tổng công ty, của các doanh nghiệp, của các ngành kinh tế kỹ thuật mà Tổng công ty kinh doanh và tiền gửi có kỳ hạn của công nhân viên chức trong Tổng công ty, các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp mà Tổng công ty có góp vốn kinh doanh;
- Phát hành tín phiếu trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật;
- Vay vốn của các tổ chức tài chính và tín dụng trong ngoài nước;
- Tổng số vốn huy động của công ty tài chính không quá 20 lần vốn tự có của công ty tài chính tại thời điểm hiện hành;
- Vốn tự có của công ty tài chính gồm: Vốn điều lệ, quỹ dự trữ để bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ đặc biệt để dự phòng bù đắp rủi ro, lợi nhuận chưa chia, giá trị tăng lên do định giá lại tài sản cố định, các loại vốn và quỹ khác.
2.3.2. Sử dụng vốn:
2.3.2.1. Cho vay
- Cho vay ngắn hạn:
Tỷ lệ dư nợ cho vay một khách hàng so với vốn tự có của Công ty Tài chính:
+ Không quá 15% đối với khách hàng là Tổng công ty hay các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty ;
+ Không quá 10% đối với khách hàng khác
- Cho vay trung dài hạn:
+ Công ty tài chính trên cơ sở cân đối nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn ( không được cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn );
+ Trường hợp cho vay trung và dài hạn theo dự án trong Tổng công ty, công ty tài chính phải dựa trên cơ sở cân đối nguồn vốn thích hợp và căn cứ vào các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tỷ lệ vốn cho vay đối với một dự án so với vốn tự có của công ty tài chính:
Không quá 30% đối với dự án được hội đồng quản trị Tổng công ty bảo lãnh;
Không quá 20% với các trường hợp khác
Trường hợp vượt quá tỷ lệ trên phải được Thống đốc ngân hàng Nhà nước chấp thận bằng văn bản.
- Việc cho các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty vay phải có ý kiến chấp thuận của hội đồng quản trị Tổng công ty.
2.3.2.2. Công ty tài chính được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp thành viên bằng nguồn vốn tự có của mình nhưng tổng số vốn nói trên không vượt quá 30% vốn tự có c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status