Phân tích thực trạng mở rộng và phát triển thị trường của công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Phân tích thực trạng mở rộng và phát triển thị trường của công ty Rượu - Nước giải khát Thăng Long



LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT 3
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ 3
I. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: 3
1. Khái niệm thị trường: 3
1.1. Về mặt truyền thống đưa ra 4 khái niệm 3
1.2. Khác với khái niệm truyền thống: 3
1.3. Theo quan điểm Marketing: 3
1.4. Theo Mác : 4
1.5. Theo quan điểm kinh doanh: 4
2. Vai trò chức năng của thị trường: 4
2.1. Vai trò: 4
2.2. Chức năng: 5
3. Khái niệm, nội dung, vai trò và nguyên tắc của việc mở rộng phát triển thị trường 5
3.1. Khái niệm mở rộng thị trường: 5
3.2. Vai trò của việc mở rộng thị trường: 6
3.3. Nội dung của việc mở rộng thị trường: 6
3.4. Nguyên tắc khi mở rộng thị trường: 7
II. PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG: 7
1. Căn cứ vào thuộc tính chung nhất của sản phẩm: 7
2. Phân loại theo lĩnh vực sử dụng: 8
3. Theo cách giao dịch 8
4. Theo không gian địa lý: 9
5. Phân loại theo tương quan thế lực giữa các bên: 9
6. Phân loại theo quá trình sản xuất: 9
7. Phân loại theo trình độ phát triển kinh tế: 9
8. Căn cứ vào vai trò số lượng người mua và người bán trên thị trường người ta chia thành: 9
III. PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG 10
1. Khái niệm: 10
2. Các loại phân đoạn thị trường: 10
3. Những lý do và yêu cầu của phân đoạn thị trường: 10
3.1 Những lý do phải phân đoạn thị trường: 10
3.2. Yêu cầu của phân đoạn thị trường : 11
4. Kỹ thuật phân đoạn thị trường : 12





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ản phẩm của doanh nghiệp.
- Đưa sản phẩm ra đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm.
Mởi rộng thị trường bằng các phương pháp như hạ giá bán sản phẩm có những chính sách quảng cáo nhằm giúp khách hàng nhận biết về sản phẩm và lôi kéo họ bằng các dịch vụ hậu mãi tốt hơn.
3. Chiến lược phát triển sản phẩm:
Thực chất là doanh nghiệp phát triển bằng cách cải tiến và đổi mới sản phẩm trên thị trường hiện có và thị trường mới. Doanh nghiệp có thể phát triển theo 3 hướng sau:
- Tăng trưởng bằng cách cải tiến sản phẩm: Doanh nghiệp cải tiến cả về hình thức và nội dung. Thực chất cải tiến sản phẩm chính là việc doanh nghiệp sử dụng những biện pháp về kỹ thuật để cải tiến chức năng tác dụng và chức năng kỹ thuật của sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Thiết kế sản phẩm dễ chế tạo, dễ lắp ráp, dễ sửa chữa.
- Phát triển sản phẩm mới: Tìm cách nghiên cứu thiết kế các sản phẩm mới để tung ra trên thị trường.
- Hoàn thiện cơ cấu mặt hàng, mẫu mã sản phẩm để tạo nên một danh mục mặt hàng hợp lý.
4. Chiến lược đa dạng hoá:
Quan điểm của chiến lược này là phát triển sản phẩm mới ở trên một thị trường mới. Doanh nghiệp có thể nhảy vào kinh doanh trong thị truờng ngoài khu vực truyền thống. Tuy nhiên việc này khá mạo hiểm cho công ty do hoạt động trong một môi trường hoàn toàn mới mà họ ít biết đến song việc kinh doanh này thường khá hấp dẫn do thị trường có nhu cầu mới phát triển hay là nhu cầu đang tăng cao ở hiện tại và trong tương lai nên nhiều khi công ty có thể vượt rào nhảy sang lĩnh vực kinh doanh này. Công ty có thể đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới cho thị trường đó trên cơ sở sửa đổi sản phẩm của mình cho phù hợp với thị trường đó.
VI. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng và phát triển thị trường:
1. Chất lượng của sản phẩm:
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất mạnh đến việc tiêu thụ sản phẩm. Nó là nhân tố mà doanh nghiệp có thể dựa vào đó để thu hút khách hàng. Chất lượng là năng lực của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, chất lượng là nhân tố cạnh tranh của doanh nghiệp vì:
- Chất lượng kích thích khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Chất lượng làm tăng khả năng sinh lời của sản phẩm do giảm được chi phí sản xuất bằng việc giảm những phế phẩm, giảm được sự chậm trễ, giảm sự cố và các yêu cầu kiểm tra.
- Chất lượng tạo ra sự tồn tại lâu dài cho doanh nghiệp.
- Chất lượng tạo ra những hình ảnh đẹp cho sản phẩm của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể và điều kiện kinh tế kỹ thuật của mỗi nước, mỗi vùng. Trong kinh doanh không thể có chất lượng như nhau cho tất cả các vùng mà căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để đề ra phương án chất lượng cho phù hợp. Nói tới chất lượng chính là nói đến sự phù hợp về mọi mặt với yêu cầu của khách hàng. Do đặc trưng này mà chất lượng là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu chất lượng không thoả mãn được nhu cầu của khách hàng thì khó có thể tiêu thụ được sản phẩm. Do đó việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng chính là việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị truờng. Trong công tác mở rộng và phát triển thị trường thì chất lượng sản phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng, nếu sản phẩm của doanh nghiệp tốt sẽ tạo được lòng tin với khách hàng và khách hàng mua sản phẩm ngày càng tăng do đó mà việc mở rộng và phát triển thị trường sẽ dễ dàng hơn.
2. Giá cả sản phẩm:
Giá cả là một trong những nhân tố mà khách hàng cũng như doanh nghiệp quan tâm, nếu giá đắt quá sẽ làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Do vậy việc xác định một mức giá phù hợp là hết sức quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào cũng phải tính đến. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp là biểu hện của tất cả các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm (nguyên vật liệu, lương, chi phí tiêu thụ sản phẩm...). Giá thành là cơ sở để xác định giá cả sản phẩm tiêu thụ, chính sách giá cả hợp lý là một xúc tác quan trọng nhằm tăng doanh thu bán hàng. Một doanh nghiệp bán hàng chạy phải là một doanh nghiệp có chính sách giá cả linh hoạt không cứng nhắc. Muốn có được giá cả linh hoạt phải dựa vào kết quả nghiên cứu thị truờng. Trong doanh nghiệp thì giá cả là một chỉ tiêu quan trọng nó phản ánh chất lượng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, là cơ sở để xác định chỉ tiêu hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh các tác động của quy luật cung cầu uy tín về chất lượng sản phẩm ảnh hưởng đến việc định giá khách hàng có tâm lý "Tiền nào của ấy" giá cao duy trì hình ảnh chất lượng tốt.Việc hình thành giá còn tuỳ từng trường hợp vào đặc tính các nhóm sản phẩm và các nhóm khách hàng khác nhau, các yếu tố văn hoá xã hội tâm lý có ảnh hưởng lớn đến hành vi của người tiêu dùng, bên cạnh những yếu tố mang tính chất xã hội của các nhóm khách hàng khác nhau như các tầng lớp xã hội khác nhau ,lứa tuổi khác nhau ... là những yếu tố mang tính chất cá nhân ,các yếu tố có tính chất tâm lý. Tuỳ vào sự khác nhau đó doanh nghiệp lựa chọn chất lượng và giá cả của các nhóm sản phẩm khác nhau. Chính vì lẽ đó mà doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình thị trường hấp dãn và phù hợp với doanh nghiệp nhất.
3.Chính sách phân phối :
3.1 vai trò của chính sách phân phối:
Chính sách phân phối sản phẩm của doanh nghiệp là một hệ thống bao gồm các bộ phận có quan hệ tương hỗ để chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Thực chất của sách phân phối sản phẩm là tìm được một cách phân phối hợp lý nhất để đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến khách hàng một cách nhanh nhất. Chính sách phân phối sản phẩm có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, một chính sách phân phối sản phẩm hợp lý sẽ làm cho quá trình khinh doanh an toàn tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.2 Các kênh phân phối :
Kênh phân phối là một tập hợp các công ty hay cá nhân tự gánh vác hay hỗ trợ việc chuyển nhượng quyền sở hữu một hàng hoá hay dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Nhờ có kênh phân phối mà hàng hoá được lưu thông từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Nhiều nhà sản xuất cung cấp hàng hoá của mình cho thị trường thông qua những người trung gian như vậy họ đã thiết lập kênh phân phối riêng cho sản phẩm của mình.Việc sử dụng kênh phân phối đã kắc phục được những ngăn cách về thời gian, địa điểm, quyền sở hữu giũa hàng hoá, dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng.
Hệ thống kênh phân phối
Người sản xuất
Bán buôn Trung tâm mua
Bán lẻ Mạng lưới bán
Người tiêu dùng cuối cùng
4
3
2
1
cách Phạm vi tổ chức
(1): luồng sản phẩm
(2): luồng sở hữu
(3): luồng thông tin
(4): luồng tài chính
4. Chính sách xúc tiến bán hàng :
Chính sách xúc tiến bán hàng là một hệ thống các biện pháp của doanh nghiệp tác động vào tâm lý người mua, tiếp...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status