Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương - pdf 28

Download miễn phí Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương



Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thường là rất lớn, ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu còn cần vốn cho giai đoạn trước và sau khi giao hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng một cách có hiệu quả nhất. Ngân hàng cho đơn vị vay vốn trước khi giao hàng cho đối tác nhằm giúp họ trang trải các khoản chi phí như mua nguyên nhiên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển ra bến cảng, trả tiền cước, bảo hiểm, thuế v.v. Bên cạnh đó ngân hàng cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp sau khi giao hàng bằng cách ngân hàng mua (chiết khấu) hối phiếu xuất khẩu hay bằng cách tạm ứng theo các chứng từ hàng hoá. Tín dụng xuất khẩu trước và sau khi giao hàng không chỉ đơn giản là giúp cho doanh nghiệp thực hiện được các chương trình xuất khẩu của mình mà thông qua việc cho vay với lãi suất ưu đãi đã làm cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành cho hàng xuất khẩu. Hiện nay, các NHTMQD đã có nhiều cải tiến và mở rộng hình thức cho vay như chiết khấu hối phiếu, chiết khấu bộ chứng từ cách tín dụng chứng từ, tín dụng có vật tư bảo đảm. Kết quả các hoạt động này không chỉ phản ánh ở hoạt động cho vay XNK mà còn phản ánh ở khâu TTQT.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


oán
3289
4384
4314
3.996
8,6
2. Cho vay các TCTD khác
5.767
9.655
13.660
9.694
20,8
3. Cho vay nền kinh tế
24.198
27.645
34.970
28.938
62,0
4. Hùn vốn liên doanh, mua cổ phần
178
164
175
172
0,4
5. Tài sản khác
2.177
3.416
7.356
3.766
8,2
Tổng sử dụng vốn
34.134
45.265
60.300
46.566
100
Nguồn : Báo cáo tổng kết NHCT VN năm 1998 - 2000
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các NHTMQD đã mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế. Do vậy, tỷ lệ vốn cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm. Thí dụ : NHCT năm 1988 vốn cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ 10%, thì năm 1993 là 35% đến năm 2001 là 39%. NHNo&PTNT năm 1997 có cơ cấu vốn cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh là 56% đến năm 2001 tỷ lệ này là 74%.
Ở Việt Nam hiện nay, do nhiều nguyên nhân chúng ta chưa có một ngân hàng XNK quốc doanh đủ mạnh để cấp tín dụng cho lĩnh vực XNK. Cho nên, kênh tín dụng này do các NHTMQD, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện, trong đó các NHTMQD chiếm vị trí quan trọng hơn cả (cho đến hiện nay).
Nhìn chung các NHTMQD đã từng bước đáp ứng phần lớn nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động XNK trong tất cả các ngành kinh tế của đất nước.
Các NHTMQD cho các doanh nghiệp vay nhằm mục đích xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật - mua sắm máy móc trang thiết bị, đổi mới công nghệ, mua nguyên, nhiên vật liệu chi trả chi phí xây lắp, gia công chế biến, thu mua vận chuyển các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu.
Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thường là rất lớn, ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu còn cần vốn cho giai đoạn trước và sau khi giao hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng một cách có hiệu quả nhất. Ngân hàng cho đơn vị vay vốn trước khi giao hàng cho đối tác nhằm giúp họ trang trải các khoản chi phí như mua nguyên nhiên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển ra bến cảng, trả tiền cước, bảo hiểm, thuế v.v... Bên cạnh đó ngân hàng cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp sau khi giao hàng bằng cách ngân hàng mua (chiết khấu) hối phiếu xuất khẩu hay bằng cách tạm ứng theo các chứng từ hàng hoá. Tín dụng xuất khẩu trước và sau khi giao hàng không chỉ đơn giản là giúp cho doanh nghiệp thực hiện được các chương trình xuất khẩu của mình mà thông qua việc cho vay với lãi suất ưu đãi đã làm cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành cho hàng xuất khẩu. Hiện nay, các NHTMQD đã có nhiều cải tiến và mở rộng hình thức cho vay như chiết khấu hối phiếu, chiết khấu bộ chứng từ cách tín dụng chứng từ, tín dụng có vật tư bảo đảm. Kết quả các hoạt động này không chỉ phản ánh ở hoạt động cho vay XNK mà còn phản ánh ở khâu TTQT.
Các NHTMQD cho các doanh nghiệp vay nhập khẩu chủ yếu bằng hình thức cho vay ngoại tệ để mở thư tín dụng nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài nhằm phục vụ mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
Nội dung nêu trên đề cập đến mối quan hệ tín dụng giữa các NHTM nói chung, trong đó có NHTMQD nói riêng đối với các chủ thể kinh tế trực tiếp hoạt động XNK. Trên thực tế, xem xét trong mối quan hệ tổng thể cho thấy để đẩy mạnh hoạt động XNK có hiệu quả các doanh nghiệp nói trên cần giải quyết nhiều mối quan hệ (trực tiếp và gián tiếp) với nhiều đơn vị thuộc các ngành và lĩnh vực khác nhau.
Thí dụ : Tổng công ty lương thực muốn đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu gạo thì ngoài quan hệ với NHTM như đã nêu trên còn có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với các đơn vị khác như giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học, các đơn vị kiểm tra chất lượng lương thực, bảo quản, xay sát và các chủ thể sản xuất nông nghiệp v.v... Xét trong mối quan hệ này, các đơn vị kinh tế nói trên cũng cần vay vốn ngân hàng để đổi mới trang thiết bị công nghệ, mua phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất v.v... thông qua mạng lưới các đơn vị trực tiếp hoạt động nhập khẩu v.v...
Bởi vậy, theo nghĩa rộng có thể nói rằng phần lớn số dư nợ của các NHTMQD đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động XNK. Riêng NHNT Việt Nam thì hầu hết hoạt động tín dụng đều liên quan đến hoạt động XNK. Các NHTMQD khác có tỷ lệ thấp hơn.
Có thể chứng minh điều này qua một số ví dụ sau :
Ngân hàng ngoại thương Hà Nội (NHNT HN) là ngân hàng thương mại đối ngoại đầu tiên của Thủ đô, nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại là thế mạnh truyền thống của ngân hàng. Với đặc điểm đó dư nợ cho vay XNK của NHNT HN chiếm đa số trong tổng dư nợ (kể cả trung hạn và ngắn hạn. Bảng 2.3 cho thấy tình hình cho vay ngắn hạn XNK của NHNT HN từ 1997 - 2000.
Bảng 2.3. Tình hình cho vay ngắn hạn XNK từ 1997 - 2000 (quy ra VNĐ)
Đơn vị : triệu đồng
1997
1998
1999
2000
Chỉ tiêu
Dư nợ
Tỷ trọng %
Dư nợ
Tỷ trọng %
Dư nợ
Tỷ trọng %
Dư nợ
Tỷ trọng %
Cho vay XNK
219949
92,59
227112
88,37
281125
86,14
301648
84,34
Cho vay khác
17610
7,41
29881
11,77
45.216
13,86
56.004
15,66
Tổng
237559
100
256993
100
326341
100
357652
100
Nguồn : Báo cáo tín dụng ngắn hạn theo mặt hàng giai đoạn 1997 - 2000 của NHNT HN
Từ số liệu bảng trên cho thấy, cho vay XNK của NHNT HN chiếm tỷ trọng hầu như toàn bộ số dư nợ (92,59%; 88,37%; 86,14%, 84,34% của các năm 1997, 1998, 1999, 2000). Tuy nhiên, cho vay khác có chiều hướng tăng dần cả về số lượng và tỷ trọng dư nợ. Bởi vì, trước khi thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế mở cửa thì nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu là lĩnh vực mà NHNT độc quyền. Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh XNK đều có quan hệ với NHNT. Ngày nay, tất cả các NHTM đều thực hiện nghiệp vụ này. Tuy nhiên nghiệp vụ cho vay XNK và TTQT vẫn là thế mạnh của NHNT so với các NHTM khác.
Để phục vụ mục tiêu xuất khẩu gạo, cà phê các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đã cho vay để thu mua lương thực xuất khẩu và tạm trữ xuất khẩu với số dư nợ năm 1999 là 2.049 tỷ đồng, năm 2000 đạt mức 3.048 tỷ đồng, đến 31/12/2001 đạt mức 3.000 tỷ đồng, năm 2001 cho vay thu mua xuất khẩu và tạm trữ xuất khẩu cà phê với số dư nợ là 7.000 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nông dân là 3.155 tỷ đồng, với 309 ngàn hộ nông dân còn số dư nợ tại các ngân hàng. NHĐT & PT Việt Nam cho vay phục vụ chương trình xuất khẩu cao su, cà phê 1.000 tỷ dồng v.v...
Cho vay phát triển các vùng nguyên liệu nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản cũng là một chương trình lớn của các NHTMQD. Nhiều DNNN sản xuất chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu nội địa như sản xuất xi măng, bông, sợi, đường, rượu, bia, bánh kẹo v.v... Song, do nhu cầu mở rộng sản xuất, hiện đại hoá về công nghệ, đổi mới trang thiết bị đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư lớn, các NHTMQD đã là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Thí dụ : tính đến 31/12/2000 các NHTMQD đã cho vay chương trình 1 triệu tấn mía đường đạt mức dư nợ 4.774 tỷ đồng.
Ngoài những nội dung đã nêu trên, có thể phân tích thực trạng tín dụng XNK của các NHTMQD thông qua việc cấp tín dụng cho các tổng công ty 90, 91. Đây là những đơn vị kinh tế có quy mô và tiềm lực kinh tế lớn. Phần lớn các Tổng công ty 9...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status