Kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội - Habubank - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội - Habubank



Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở lí luận về kế toán cho vay trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 3
1.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân 3
1.1.1.Vai trò của tín dụng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế 3
1.1.2.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh: 6
1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán ngân hàng 9
1.2.1. Vai trò của kế toán ngân hàng 9
1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng 9
1.2.3. Vai trò của kế toán cho vay 10
1.2.4. Nhiệm vụ của kế toán cho vay 11
1.3. Các cách cho vay, chứng từ và tài khoản kế toán nghiệp vụ cho vay 13
1.3.1 cách cho vay 13
1.3.1.1. cách cho vay từng lần 13
1.3.1.2. cách cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD) 14
1.3.2. Chứng từ kế toán cho vay 16
1.3.2.1. Chứng từ gốc 16
1.3.2.2. Chứng từ ghi sổ 17
1.3.3. Tài khoản dùng trong kế toán cho vay 17
1.3.3.1. Tài khoản nội bảng 17
1.4. Quy trình kế toán cho vay 19
1.4.1. Thủ tục khi cho vay 19
1.4.2. Kế toán giai đoạn phát tiền vay 22
1.4.3. Kế toán giai đoạn thu lãi. 25
1.4.3.1. Phương pháp tính và thu lãi: có hai phương pháp: 25
1.4.3.2. Khi thu lãi 25
1.4.4. Kế toán giai đoạn thu nợ 26
1.4.5. Kế toán chuyển nợ quá hạn 27
1.4.6. Dự phòng phải thu khó đòi: 28
Chương II: Thực trạng nghiệp vụ kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 30
2.1. Khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Habubank 30
2.1.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Habubank: 34
2.1.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nhà HN trong những năm gần đây. 40
2.1.3.1. Về huy động vốn. 40
2.1.3.2. Công tác sử dụng vốn: 43
2.2. Qui trinh kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 44
2.2.1. Văn bản thực hiện cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội: 44
2.2.2. Qui trình thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay ngoài Quốc Doanh tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 45
2.2.2.1. Kế toán giai đoạn phát tiền vay: 45
2.2.2.2. Kế toán giai đoạn thu lãi: 62
2.2.2.3. Kế toán giai đoạn thu nợ gốc 65
Chương III: Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 70
3.1. Mở RộNG cách cho vay. 70
3.1.1. Cho vay từng lần. 70
3.1.2. Cho vay HMTD (trước đây là cho vay luân chuyển). 71
3.1.3. Cho vay theo dự án đầu tư . 71
3.1.4. Cho vay trả góp. 72
3.1.5. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. 72
3.1.6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. 73
3.1.7. Cho vay hợp vốn. 73
3.1.8. Cho vay theo uỷ thác. 73
3.1.9. Cho vay ưu đãi và cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch Nhà nước 74
3.2. Vấn đề hạch toán ngoại bảng: 74
3.3. Quản lý rủi ro 75
3.4. Cách tính lãi vay. 75
3.5. Vấn đề trả nợ gốc trước hạn. 77
3.6. Hiện đại hoá công nghệ 78
3.7. Xây dựng chiến lược đào tạo và sử dụng cán bộ,tạo động lực khuyến khích người lao động 79
Kết luận 80
Tài liệu tham khảo 81
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


vay có tài sản thế chấp cầm cố hay cam kết bảo lãnh của khách hàng để bảo đảm tiền vay. Căn cứ vào quyết định đảm bảo tièn vay kế toán sẽ lập 02 liên phiếu nhập kho và hạch toán:
Nhập các tài khoản cam kết bảo lãnh nhận được
hay nhập tài khoản tài sản thế chấp cầm cố của khách hàng
Hạch toán các TK này kế toán ghi theo hợp đồng bảo lãnh, giá trị của tài sản thế chấp cầm đồ.
Sau đó kế toán phải lưu giấy nhận nợ, HĐTD vào hồ sơ xin vay vốn của khách hàng để theo dõi và nhập dữ liêu vào máy tính (nếu có)
1.4.3. Kế toán giai đoạn thu lãi.
1.4.3.1. Phương pháp tính và thu lãi: có hai phương pháp:
* Phương pháp tính lãi theo tích số:
Căn cứ vào số dư của các tài khoản cho vay trong cả tháng cộng lại để tính. Cách tính cụ thể theo công thức sau:
Lãi phải thu =
Tổng tích số dư cả tháng của TK cho vay * Lãi suất tháng
30 ngày
Việc thu lãi được ấn định vào một ngày nào đó trong tháng. Đặc điểm của việc thu lãi theo phương pháp này là độc lập với việc thu nợ và được áp dụng cho cả vay theo HMTD và vay theo món.
* Phương pháp tính lãi và thu lãi theo từng lần
Căn cứ vào số tiền gốc của từng lần vay và ngày vay để tính và được tiến hành từng tháng (tức từng lần vay có đủ thời hạn một tháng trở lên), còn nếu vay không đủ tháng thì thu nợ và thu lãi cùng nhau, nếu dài có thể tính lãi từng tháng hay từng quý
Việc tính lãi theo công thức sau:
Lãi phải thu =
Số tiền gốc * Số ngày vay * Lãi suất tháng
30 ngày
1.4.3.2. Khi thu lãi
Căn cứ vào số liệu đã tính toán được kế toán tiến hành hạch toán vào TK thu lãi cho vay của ngân hàng :
+ Nếu khách hàng trả lãi bằng tiền mặt:
Nợ : TK tiền mặt tại quỹ
Có : TK thu nhập ngân hàng
+ Nếu khách hàng trả lãi bằng NPTT:
Nợ : TK NPTT tại quỹ
Có : TK thu nhập ngân hàng
+ Nếu khách hàng trả lãi bằng chuyển khoản:
Nợ : TK tiền gửi của khách hàng
Có : TK thu nhập ngân hàng
1.4.4. Kế toán giai đoạn thu nợ
Sổ chi tiết cho vay của từng đơn vị vay vốn do kế toán viên giữ và theo dõi khế ước vay tiền kiêm giấy nhận nợ. Sau khi hoàn thành phát tiền vay sẽ được lưu trong hồ sơ vay vốn của người vay để theo dõi thu tiền.
Khi đến thời hạn trả nợ kế toán căn cứ vào hình thức trả nợ của khách hàng mà kế toán lập các chứng từ cần thiết và hạch toán:
- Nếu khách hàng trả nợ bằng tiền mặt:
Nợ : TK tiền mặt tại quỹ
Có : TK nợ cho vay trong hạn và đã được gia hạn nợ
- Nếu khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản:
Nợ : TK tiền gửi thánh toán của người vay
Có : TK nợ cho vay trong hạn và đã được gia hạn nợ
Tai thời điểm KH trả hết nợ gốc và lãi cho NH KT sẽ rút bộ hồ sơ ra khỏi tập hồ sơ vay vốn,hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ lưu lại NH.
Đồng thời hạch toán ngoại bảng để trả lại các giấy tờ,tài sản thế chấp,cấm đồ hay các cam kết bảo lãnh của các tổ chức.Kế toán ghi:
Xuất các Tk cam kết bảo lãnh nhận được
hay Xuất các TK tài sản thế chấp cầm đồ của khách hàng
1.4.5. Kế toán chuyển nợ quá hạn
Đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không hoàn thành việc trả nợ và cũng không được ngân hàng gia hạn nợ kế toán lập phiếu chuyển khoản và hạch toán đồng thời rút bộ hồ sơ chuyển sang lưu ở một tập hồ sơ riêng:
Nợ : TK nợ quá hạn trong vong 180 ngày
Có : TK cho vay trong hạn và đã được gia hạn nợ
Trong quá trình theo dõi nợ quá hạn,căn cứ vào thời gian nợ quá hạn,kế toán sẽ tiếp tục lập phiếu chuyển khoản để chuyển món nợ quá hạn này sang món nợ quá hạn khác
Nếu món nợ quá hạn từ 361 ngày trở lên họăc được xác định là không có khả năng trả nợ kế toán lập phiếu chuyển khoản và hạch toán:
Nợ : Tk Nợ khó đòi
Có : TK nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
Nợ quá hạn phải được giám sát một cách chặt chẽ dựa trên cam kết bằng văn bản,phải thu hồi một cách nhanh nhất khi thấy có khả năng hoàn trả của khách hàng vay cả gốc và lãi
- Xử lý lãi khi chuyển nợ quá hạn
Trong trường hợp khi đến hạn mà khách hàng chưa trả hết lãi thì ngân hàng sẽ hạch toán lãi chưa thu vào TK ngoại bảng để theo dõi (lãi treo). Căn cứ vào số lãi đã tính kế toán sẽ hạch toán:
Nhập TK lãi cho vay chưa thu được
Và theo dõi khi nào khách hàng có tiền sẽ thu hồi
Khi thu được tiền lãi kế toán phải tính lãi quá hạn, tính từ ngày chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất phạt, kế toán hạch toán ngoại bảng:
Xuất TK lãi cho vay chưa thu được
Đồng thời hạch toán nội bảng:
- Nếu khách hàng trả lãi bằng tiền mặt:
Nợ : TK tiền mặt tại quỹ
Có :TK thu nhập của ngân hàng
- Nếu khách hàng trả lãi bằng chuyển khoản
Nợ : TK tiền gửi của khách hàng
Có : TK thu nhập của ngân hàng
Khi thu hồi nợ kế toán cho vay phải xoá nợ trên khế ước vay tiền, những khế ước thu hết nợ khi xoá nợ xong sẽ đóng thành tập riêng. Những khế ước chỉ trả một phần thì sẽ lưu lại hồ sơ vay của người vay để tiếp tục theo dõi nợ. Khế ước chuyển nợ quá hạn lưu tại hồ sơ quá hạn.
Trong TH khách hàng không có khả năng hoàn trả cả lãi và gốc do làm ăn thua lỗ hay phá sản. Trong TH này NH có thể tạm dữ tài sản để xiết nợ. Kế toán lập phiếu và ghi:
Nhập TK Tài sản gán xiết nợ chờ xử lý
Nếu không trả được nợ vay NH có thẻ làm thủ tục phat mại tài sản thế chấp cho tiền vay của chính mình hay tài sản bảo lãnh khách hàng vay để thu hồi gốc và lãi ( Nếu khách hàng vay có TS thế chấp cầm đồ).
1.4.6. Dự phòng phải thu khó đòi:
Để đề phong những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra,hạn chế những đột biến về kinh doanh trong kỳ kế toán NH phải trích lập từ chi phí để lập ra khoản dự phòng cho khoản nợ phải thu khó đòi.
Việc xác lập số dự phòng về các khoản phải thu khó đòi và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo qui định của cơ chế tài chính.
-Khi trích lập dự phòng,kế toán tính toán số tiền được trích lập,kế toán lập phiếu chuyển khoản và hạch toán:
Nợ TK Chi phí dự phòng phải thu khó đòi
Có TK Dự phòng phải thu khó đòi
Dự phòng phải thu khó đòi chỉ được sử dụng sau khi tận dụng mọi khoản thu như: Yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ,phát mại tài sản,áp dụng các biện pháp khác.
Khi bù đắp rủi ro: Căn cứ vào biên bản,số tiền được bù đắp để xoá nợ kế toán lập phiếu chuyển khoản và hạch toán như sau:
Nợ TK Chi dự phòng khó đòi
Có TK Nợ khó đòi
Sau đó KT chuyển khoản nợ này sang TK ngoại bảng để theo dõi, kế toán lập phiếu nhập và hạch toán:
Nhập TK Nợ khó đòi đã xử lý (Số tiền nợ được bù đắp)
Thời gian theo dõi trên TK này phải theo qui định của bộ tài chính. Nếu hết thời gian theo dõi mà cũng không thu được thì cũng huỷ bỏ
Trường hợp KH trả được một phần nợ hay toàn bộ nợ khó đòi. KT căn cứ vào số tiền KH trả nợ lập phiếu xuất kho,phiếu thu, UNC,…để hạch toán:
Xuất TK Nợ khó đòi đã xử lý
Đồng thời hạch toán nội bảng:
Nợ TK tiền mặt tại quĩ
hay nợ TK tiền gửi thanh toán
Có TK thu nhập bất thường
Hết thời gian theo dõi theo qui định của bộ tài chính kế toán huỷ bỏ,lập phiếu xuất và hạch toán:
Xuất TK Nợ khó đòi đã xử lý
Chương II: Thực trạng nghiệp vụ kế toán cho vay ngoài quốc doanh t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status