Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam: Thực trạng và giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Xoá đói giảm cùng kiệt ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam: Thực trạng và giải pháp



MỞ ĐẦU 1
1 - Sự cần thiết của đề tài 1
2 - Tình hình nghiên cứu 2
3 - Mục đích nghiên cứu. 3
4 - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 4
6. Những đóng góp mới của luận văn. 4
7. Bố cục của luận văn. 4
CHƯƠNG 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI 5
VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 5
1.1. Vấn đề đói nghèo và tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo. 5
1.1.1 Vấn đề nghèo đói và tiêu chí xác định nghèo đói. 5
1.1.2. Nghèo đói trên thế giới và nguyên nhân. 10
1.1.2.1. Về nghèo đói trên thế giới. 10
1.1.2.2. Về nguyên nhân nghèo đói trên thế giới. 11
1.1.3. Những khó khăn thách thức đối với các nước nghèo và nhóm dân cư nghèo đói. 15
1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về thực hiện XĐGN. 17
1.3. Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam. 25
1.3.1. Các quan điểm xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. 25
1.3.2 Tiêu chí xác định nghèo đói ở nước ta. 29
1.3.3. Khái quát về thực trạng đói nghèo và vấn đề XĐGN ở Việt Nam. 31
1.3.3.1. Khái quát về thực trạng đói nghèo. 31
1.3.3.2. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo đói ở nước ta. 34
1.3.3.3. Những kinh nghiệm bước đầu ở nước ta về thực hiện XĐGN. 35
CHƯƠNG 2 38
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 38
2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số của nước ta có ảnh hưởng đến đói nghèo và công tác xoá đói, giảm nghèo. 38
2.1.1. Vùng dân tộc thiểu số ở miền núi và trung du Bắc bộ 40
2.1.2 . Vùng dân tộc thiểu số ở miền Trung và Nam Trung Bộ 42
2.1.3. Vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 43
2.1.4. Vùng dân tộc thiểu số ở Nam Bộ. 46
2.2. Thực trạng đói nghèo và những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số của nước ta. 48
2.2.1. Thực trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. 49
2.2.2. Những nguyên nhân cơ bản về tình trạng đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số ở nước ta.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


uả rất thấp.
Vậy phải chăng cứ có tiền là xua tan đi sự cách biệt, sự chênh lệch ? Chưa hẳn, thậm chí đặt các dân tộc thiểu số vào tình thế bất lợi. Ví dụ sự mở đường tới các vùng xa tạo ra thuận lợi giao thông đã khuyến khích các tổ chức các nhân giao lưu buôn bán với người dân tộc. Do sự mù chữ, thiếu hiểu biết nên họ dễ bị lợi dụng, dễ bị phải mua đắt bán rẻ và khai thác gỗ trái phép bán cho thương lái để duy trì cuộc sống. Và như vậy môi trường bị tàn phá sẽ tác động ngay vào họ bởi lũ lụt, thiên tai, mất mùa, v.v.. Vì vậy, khi đưa ra một kế hoạch nào đó nhằm tác động tích cực vào sự phân cách thì kèm theo đó phải là các chính sách, chế tài nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực đi đôi với việc tạo điều kiện tốt hơn cho các dân tộc thiểu số vươn lên.
Tất nhiên còn rất nhiều sự cách biệt hay khác biệt của các dân tộc thiểu số bất lợi cho sự phát triển như các phong tục tập quán, tâm lý dân tộc...
Nhưng vấn đề nêu trên đã được khảo nghiệm qua các cuộc điều tra, thấy lặp đi lặp lại thường xuyên. Vì thế, có thể coi đó là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên đói nghèo. Nguyên nhân này kéo dài trong nhiều năm nay cho tới tận bây giờ vẫn còn đang là vấn đề nan giải.
+ Những rủi ro và tai hoạ phát sinh đột xuất.
Đối với các dân tộc thiểu số vùng núi, điều quan tâm nhất của họ trong đời sống là vấn đề cái ăn. Vì vậy, có được sự an toàn về lương thực là vấn đề ưu tiên số một. Nhìn lại mấy chục năm qua, tình trạng thiếu lương thực luôn đè nặng lên cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đa phần họ sinh sống trên những vùng đất dốc, núi đá, không thuận lợi cho việc canh tác và năng suất rất thấp so với cùng một đơn vị diện tích. Ví như một ha đất đồng bằng người nông dân Thái Bình có thể quay vòng bằng đủ các biện pháp thu hồi mỗi năm 30 triệu đồng thì vùng núi mỗi ha chỉ có bằng 1/7 đến 1/5 nguồn thu nói riêng.
Các vùng và tiểu vùng khí hậu ở vùng dân tộc thiểu số thường rất thất thường và khắc nghiệt. Độ ẩm, gió Lào, độ mưa, độ lạnh luôn gây khó khăn cho cây trồng vật nuôi, quá trính sản xuất, ... và kết quả là mất mùa đối với cây trồng, bệnh dịch đối với gia súc, cây trồng, vật nuôi kém phát triển thì tất nhiên dẫn đến năng suất thấp, ít hiệu quả.
Quan trọng hơn là do cư trú ở các vùng sinh thái thiếu sự đảm bảo ổn định, tài nguyên rừng, nước ngày càng cạn kiệt; do lối canh tác lạc hậu, cây con truyền thống cho năng suất thấp, phụ thuộc vào khí hậu thời tiết nên dẫn đến thường xuyên đói lương thực và bị đe doạ đứt bữa vào những kỳ giáp hạt. Ngoài ra những tai hoạ ập đến đột ngột như: lũ lụt, hoả hoạn, ốm đau... đã làm cho họ cùng quẫn không còn khả năng lao động hay mất nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, khó có thể gây dựng lại cơ nghiệp ban đầu. Đối với gia đình cùng kiệt thì những rủi ro đó càng dồn họ vào chỗ cùng kiệt đói tệ hại hơn.
Đối với người giàu, khá giả, họ có sẵn sàng nguồn giữ trữ để bù đắp khi thiếu đói mất mùa hay đàu tư trở lại vào vụ sản xuất mới nhằm gỡ lại sự mất mát. Với người cùng kiệt thì khả năng đó không có. Thậm chí dù họ có nghĩ ra kế hoạch và sáng kiến đúng cũng không thể và không giám vay tín dụng. Vì nếu sự rủi ro lại đến thì gánh nặng nợ nần lại chồng chất hơn. Cái khó bó cái khôn là thế. Đã cùng kiệt thì càng dễ bị sự thiếu thốn và rủi ro chi phối đời sống.
Qua thực tế nhiều địa phương miền núi cho thấy, mặc dù Ngân hàng nông nghiệp, Quỹ xoá đói giảm cùng kiệt của Trung ương vẫn còn dư số tiền khá lớn mà người nông dân dân tộc thiểu số lại không vay.
Rủi ro và những phát sinh bất thường chính là do thiếu sự bền vững. Có thể coi đó là hai mặt gắn liền với sự cùng kiệt đói. Môi sinh mỏng manh, đất đai dễ bị xói mòn, bạc màu, rừng bị tàn phá thu hẹp dần, nguồn nước mất kéo theo mất luôn nguồn thuỷ sản và điều đó luôn là điều hết sức tệ hại đối với người nông dân miền núi.
Theo số liệu của ngành lâm nghiệp đưa ra năm 1975 cả nước có độ bao phủ rừng là 43%, thì tới 1989 tức là sau 14 năm, độ bao phủ đó chỉ còn 30% (chỉ còn lại 9,6 triệu ha rừng). Diện tích bị tàn phá trở thành đất trống, đồi núi trọc tương đương với 50% đất rừng hiện tại. Những thiệt hại về môi trường tất nhiên là rất đáng lên án dù đối tượng phá rừng là ai. Điều đáng nói ở đây là sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp quốc doanh khai thác bữa bãi những cánh rừng nguyên sinh. Cần lưu ý tới hiện trạng là việc xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thuỷ điện, các công trình hạ tầng dẫn đến hàng loạt dân cư phải di chuyển. Họ lùi sâu hơn và cao hơn tới các khu thượng lưu, đầu nguồn sông suối trong tình trạng chưa được chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phúc lợi xã hội cũng như điều kiện sản xuất, nên phương cách duy nhất để tồn tại là họ phải phá rừng lấy củi bán và làm nương rẫy.
Sức ép tự nhiên về tăng dân số, sự di dân tự do từ những nơi đất đã cạn kiệt tiến tới nơi còn khá màu mỡ, còn nước và còn rừng đã tiếp tục huỷ hoại môi trường.
Để đối phó với sự rủi ro, tai hoạ bất thường từ thiên nhiên và thiết lập sự bền vững của môi trường thì cả hai phía Nhà nước và người dân đều phải có những phương cách riêng.
Nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự thiếu đói lương thực, người dân đã từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất một cách tự phát bằng việc trồng những cây, nuôi dưỡng những con có hiệu quả kinh tế, đưa giống mới và kỹ thuật tốt vào sản xuất. Nhưng thực tế này phần lớn là ở những nơi khá thuận lợi về giao thông, quanh các khu huyện lỵ, thị trấn, thị tứ hay gần chợ, với thị trường dịch vụ và tiêu thụ. Số đông dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa chưa có được điều kiện thuận lợi này. Họ đành phải nợ nần do vay mượn khi gặp rủi ro và chấp nhận thiệt thòi khi gán nợ hay bán sản phẩm làm ra theo giá ép buộc từ phía chủ nợ.
Những vùng xa khi làm ra được hàng hoá cũng khó tiêu thụ do đường sá quá khó khăn. Chưa ai đứng ra lo bảo hiểm hay đảm bảo tiêu thụ cho sản phẩm của họ; mặc dù nhiều hội nghị đã đặt vấn đề bao tiêu sản phẩm cho đồng bào miền núi.
Những năm gần đây, Nhà nước đã tích cực đầu tư và hỗ trợ cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc. Những chương trình lớn về vốn và dài về thời gian là Chương trình định canh định cư, Chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, Chương trình 135 : Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Hạn chế của Chương trình định canh định cư và Chương trình 327 là số vốn ít ỏi so với số vốn người du canh du cư quá nhiều ( 3 triệu người ) và số đất trống đồi trọc quá rộng, chừng 10 triệu ha; thứ đến chương trình định canh định cư ở một số nơi làm chưa tốt, chạy theo thành tích, chưa vững chắc dẫn đến tái du canh du cư hay tiếp tục phá rừng làm nương rẫy. Chương trình 327 cấp vốn ít và chậm, nếu có phủ được cây cũng còn lâu mới cho người dân vẫn phải đốn cây lấy gỗ ở...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status