Mẫu giáo án dạy học dự án - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MẪU GIÁO ÁN DẠY HỌC DỰ ÁN
Người soạn:
1. Lê thị Thu Phương - Nhóm trưởng
2. Nguyễn Thị Giang - Thư ký
3. Trần Thị Thu Huyền - Thành viên
Tên dự án: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG SINH THÁI
RỪNG QUỐC GIA TAM ĐẢO
Lĩnh vực bài dạy: Sinh học 12
Cấp/lớp: THPT, lớp 12A1
Thời gian dự kiến: 4 tiết mỗi tiết 45 phút - 1 tiết/tuần, 4 tuần
1. Mô tả dự án
Hiện nay, diện tích rừng quốc gia Tam Đảo đang ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Cháy rừng, đốt rừng, khai thác bừa bãi, hạn hán, lũ … trong đó những hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng.
Rừng quốc gia Tam Đảo giữ vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái địa phương. Rừng có tác dụng giữ cân bằng hệ sinh thái rừng quốc gia Tam Đảo, chắn lũ, bão, chống xói mòn, cung cấp nguyên vật liệu cho đòi sống con người và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật thực vật…
Do quá trình xây dựng khu du lịch Tam Đảo cũng như quá trình khai thác không hợp lý của con người dẫn đến hệ sinh thái rừng quốc gia Tam Đảo đang biến đỗi mạnh mẽ gây ra hiện tượng diễn thế sinh thái rừng và có nhiều nơi đã biến đổi hoàn toàn
Trong bối cảnh đó, học sinh được giao nhiệm vụ tìm hiểu về hệ sinh thái rừng rừng quốc gia Tam Đảo và quá trình diễn thế sinh thái tại khu vực. Theo đó mỗi nhóm gồm 5, 6 học sinh sẽ tìm hiểu về vấn đề này.
Sản phẩm sau dự án:
- Học sinh viết một bản báo cáo đánh giá về độ đa dạng của các loài trong hệ sinh thái rừng quốc gia Tam Đảo.
- Lập bảng tìm hiểu quá trình biến đổi của quần xã sinh vật trong giai đoạn từ trước khi xây dựng mạnh mẽ khu du lịch đến thời điểm hiện tại.
- Lập sơ đồ quá trình diễn thế sinh thái khu vực rừng rừng quốc gia Tam Đảo.
2. Mục tiêu của dự án: Sau khi hoàn thành này học sinh có khả năng:
2.1. Mục tiêu của dự án
- Kiến thức: Khái niệm diễn thế sinh thái, các loại diễn thế sinh thái, nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái, mối quan hệ giữa các sinh vật trong rừng quốc gia Tam Đảo với sinh cảnh.
- Kỹ năng: Thu thập và xử lý thông tin, tìm kiếm thông tin trên mạng
Làm việc nhóm
Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn lạp được sơ đồ diễn thế sinh thái ở rừng quốc gia Tam Đảo
Vận dụng phần mềm Microsoft Office
- Thái độ: Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm trước nhóm.
Hứng thú trong quá trình làm dự án
Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ hệ sinh thái rừng
2.2. Các NL hướng tới của chủ đề
2.2.1. Các năng lực chung
a) Năng lực tự học:
- HS phải xác định được mục tiêu chủ đề ; Phân loại được HST
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến HST rừng, ghi chép thông tin.
- Xây dựng kế hoạch thu thập thông tin về HST rừng quốc gia Tam Đảo.
Thời gian Nội dung công việc Phương pháp Người thực hiện Sản phẩm
7 ngày - Nghiên cứu tài liệu về HST Đọc TL Cả nhóm File tài liệu; Báo cáo sơ bộ
Điều tra về tình trạng phá rừng quốc gia Tam Đảo.
Đọc TL; Chụp ảnh; Phỏng vấn; Thực địa Cá nhân Ảnh; Phiếu phỏng vấn;
2 ngày - Xử lý thông tin, số liệu Thống kê toán học Nhóm Bảng số liệu
5 ngày Tìm hiểu nguyên nhân mất cân bằng sinh thái rừng quốc gia Tam Đảo. Điều tra, Phỏng vấn; Đọc TL Cả nhóm Báo cáo; Bảng số liệu

3 ngày Viết báo cáo tổng kết, đề xuất biện pháp bảo vệ rừng quốc gia Tam Đảo. Thảo luận nhóm Cả nhóm Báo cáo tổng kết và các biện pháp đề xuất
- HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề:
b) Năng lực giải quyết vấn đề
- Phát hiện, đánh giá được thực trạng khai thác rừng quá mức.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục việc phá rừng làm rẫy của người dân địa phương.
c) Năng lực tư duy sáng tạo.
- Đánh giá các tác động của việc mất cân bằng sinh thái vùng rừng quốc gia Tam Đảo.
- Đánh giá được việc sói mòn của đất canh tác vùng đệm,
d) Năng lực tự quản lý
- Quản lý nhóm: lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập
- Nhận thức các yếu tố tác động đến quá trình học tập, nghiên cứu của nhóm HS và từ cá nhân.
- Đánh giá mức độ hợp tác của đối tượng được điều tra, thu thập số liệu, thông tin
- Rèn luyện khả năng làm việc độc lập.
- Học sinh nhận thức được tình huống có vấn đề
e) Năng lực giao tiếp
- Xác định được các hình thức giao tiếp
- Làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ thông qua quá trình thảo luận, Phỏng vấn; sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành về các vấn đề nghiên cứu.
- Trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển rừng quốc gia Tam Đảo.
g) Năng lực hợp tác
Khả năng làm việc nhóm và phân chia công việc thành viên nhóm
h) Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:
- Sử dụng Internet để tìm kiếm các thông tin liên quan về HST( thông tin, hình ảnh...)
- Sử dụng các phần mềm, các công cụ máy tính để xử lý số liệu, hình ảnh thu được trong quá trình điều tra
i) Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực sử dụng tiếng Việt thông qua đọc và hiểu tài liệu, viết báo cáo
- Năng lực ngoại ngữ: thông qua việc sử dụng các thuật ngữ khoa học chung để giao tiếp, viết báo cáo, thiết kế mẫu phiếu điều tra.
k) Năng lực tính toán
Xử lý về mặt toán học các số liệu thu thập được.
2.2.2. Các năng lực chuyên biệt
- Quan sát: HS quan sát thực địa, hiện trạng diện tích rừng quốc gia Tam Đảo; quan sát thái độ của khách du lịch rừng quốc gia Tam Đảo.
- Phân loại hay sắp xếp theo nhóm: Phân loại nhóm thực vật và các kiểu phân bố thực vật
- Tìm mối liên hệ: ảnh hưởng của rừng quốc gia Tam Đảo với cuộc sống người dân Tam Đảo và phát triển du lịch sinh thái rừng quốc gia Tam Đảo.
- Tính toán: Xử lí và trình bày các số liệu (bao gồm: vẽ đồ thị, lập bảng, trình bày biểu đồ cột, sơ đồ, ảnh chụp…): HS chụp hình ảnh
- Đưa ra các tiên đoán, nhận định: Dựa trên những số liệu thu thập tiên đoán sau một vài năm tới rừng quốc gia Tam Đảo phát triển như thế nào.
- Hình thành giả thuyết khoa học: Khai thác và bảo vệ tốt HST rừng quốc gia Tam Đảo sẽ gúp người dân địa phương phát triển du lịch sinh thái và hạn chế việc chặt phá rừng bừa bãi.
- Đưa ra các định nghĩa thao tác, nêu các điều kiện và giả thiết:
- Thí nghiệm: thiết kế thí nghiệm, làm thực nghiệm, thu thập và xử lí số liệu thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra các kết luận:...
- Xác định mức độ chính xác của các số liệu: Kiểm tra độ chính xác độ các số liệu, thong tin thu thập được.
3. Yêu cầu tiên quyết với học sinh
- Có kiến thức về quần xã sinh vât, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã và quá trình diễn thế sinh thái
- Kỹ năg khai thác mạng internet, phần mềm Microsoft Office
- Thu thập thông tin, số liệu, phỏng vấn, lập sơ đồ
4. Các địa chỉ wedsite, tài liệu tham khảo (sách, báo) gợi ý
- Các bài viết chỉ ra các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng suy giảm diện tích rừng, thay đổi tuần tự các quần xã sinh vật, gây ra hiện tượng diễn thế sinh thái.
- Các bài viết đánh giá vai trò của hộ gia đình trong công tác phục hồi và bảo vệ rừng quốc gia Tam Đảo
5. Các bước tổ chức bài dạy
- Phân nhóm học sinh: Mỗi nhóm 5, 6 học sinh (chú ý về trình độ tương đồng giữa các nhóm, tỉ lệ nam/nữ, điều kiện của HS)
- Công bố thời gian HS phải hoàn thành dự án
- Giới thiệu dự án cho học sinh, giải thích cặn kẽ cho học sinh các nhiệm vụ phải làm trong dự án
- Đi thu thập thông tin về độ đa dạng của các loài sinh vật khu vực rừng quốc gia Tam Đảo.
- Mẫu biên bản làm việc nhóm, báo cáo sơ đồ diễn thế sinh thái của mỗi nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi hết thời gian làm dự án
6. Đánh giá học sinh
- Đánh giá hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân thông qua biên bản nhóm
- Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức và các năng lực đạt được của học sinh sau khi thực hiện dự án.
- Đánh giá kết quả của nhóm dựa trên sản phẩm là báo cáo đánh giá về độ đa dạng của các loài và sơ đồ diễn thế sinh thái khu vực rừng quốc gia Tam Đảo.
7. Phụ lục (bộ công cụ đánh giá theo dạy học dự án)
7.1. phụ lục 1: Mẫu biên bản làm việc nhóm
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM


qcqBp9WI5S8I210
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status