Quan hệ thương mại, đầu tư Pháp – Việt thực trạng và triển vọng - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Quan hệ thương mại, đầu tư Pháp – Việt thực trạng và triển vọng



LỜI NÓI ĐẦU 1
 
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ PHÁP - VIỆT 3
I. Khái quát về nước Pháp 3
1. Về vị trí địa lý và dân số 3
2. Về chế độ chính trị 3
3. Về tiềm lực kinh tế 7
II. Sự cần thiết của việc phát triển quan hệ hợp tác Pháp - Việt 11
1. Về phía Pháp 11
2. Về phía Việt Nam 12
III. Quá trình phát triển quan hệ hợp tác Pháp - Việt 13
1. Giai đoạn trước năm 1973 13
2. Giai đoạn từ năm 1973 tới nay 15
IV. Năm lĩnh vực hợp tác cần được chú trọng trong việc phát triển quan hệ hợp tác Pháp - Việt 21
 
CHƠNG 2: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ 25
PHÁP - VIỆT
I. Thuận lợi và khó khăn của quan hệ thương mại và đầu tư 25
Pháp - Việt
1. Thuận lợi 25
2. Khó khăn 30
II. Thực trạng của quan hệ thương mại Pháp - Việt 32
1. Kim ngạch buôn bán hai chiều 32
2. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang 34
Pháp
3. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Pháp 40
III. Quan hệ đầu tư trực tiếp Pháp - Việt 44
1. Hình thức đầu tư 45
2. Lĩnh vực đầu tư 46
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tránh khỏi. Điều này làm cho giá thành hàng hoá tăng cao, khó cạnh tranh. Mặt khác vận chuyển hàng hoá thông thường lại không thể dùng đường hàng không vì chi phí quá đắt trong khi đó các cách vận chuyển khác như đường sắt thì lại không có. Đây có thể nói là một trở ngại lớn nhất trong buôn bán của hai nước Việt Pháp.
Thứ tư là, đối với phía Việt Nam, một trở ngại cũng rất lớn đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của các nước khác trong khu vực Đông Nam á và Trung Quốc. Bởi vì các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Pháp hầu hết đều trùng với các sản phẩm của các nước trên. Do đó việc tranh giành thị trường và khách hàng là không thể tránh khỏi. Chất lượng hàng hoá của Việt Nam những năm qua đã có nhiều cải thiện đáng kể, hàng trăm doanh nghiệp được nhận các chứng chỉ về quản lí chất lượng hàng hoá nhưng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới vẫn chưa được nâng lên. Vì vậy các doanh nghiệp của chúng ta cần nỗ lực rất nhiều để có thể chiếm lĩnh được thị trường Pháp.
Một trở ngại nữa đối với Việt Nam là Việt Nam mới bước vào nền kinh tế thị trường chưa được bao lâu, thị trường Việt Nam còn rất nhỏ bé và hàng hoá có chất lượng chưa cao. Mặt khác thị trường Pháp cũng là một thị trường tương đối khó tính. Yêu cầu về chất lượng hàng hoá của người dân Pháp khá cao so với một số nước khác. Hơn nữa hiện nay EU (trong đó có Pháp) đang có nhiều chính sách bảo hộ chặt chẽ nền nông nghiệp trong nước. Họ đặt ra nhiều hàng rào cản thương mại và phi thương mại như chính sách thuế quan nhập khẩu, chính sách kiểm dịch thực vật, các qui định về nhãn mác hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, đo lường để hạn chế nhập khẩu từ các nước có cơ cấu sản xuất giống họ. Đây cũng là một trở ngại khá lớn đối với các nhà xuất khẩu của Việt Nam.
Một trở ngại khác nữa cũng cần kể đến là cơ cấu xuất khẩu của ta còn khá bất cập. Hiện nay chúng ta vẫn chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm, giày dép, dệt may, khoáng sản, than đáCác sản phẩm này chủ yếu dựa vào lợi thế có sẵn của Việt Nam như tài nguyên thiên nhiên, sức lao động rẻ mạt mà các lợi thế này sẽ có lúc cạn kiệt. Do đó chúng ta cần có chiến lược lâu dài cho xuất khẩu. cần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao, chứa nhiều chất xám hơn nữa.
Cuối cùng phải nói đến một trở ngại luôn làm nản lòng các nhà đầu tư là thủ tục hành chính của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn bị kêu là rườm rà. Vì vậy cải cách thủ tục hành chính cho thông thoáng hơn là một việc làm cần thiết của Chính phủ.
II. Thực trạng của quan hệ thương mại Pháp-Việt
Kim ngạch buôn bán hai chiều
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, quan hệ chính trị giữa hai nước được cải thiện, thúc đẩy quan hệ hợp tác nói chung và quan hệ buôn bán nói riêng. Tuy nhiên, trao đổi hàng hoá chỉ dừng ở mức thấp và không ổn định do sức ép của các thế lực thù địch chống đối Việt Nam về vấn đề Campuchia và do chính sách cấm vận của Mỹ.
Cuối những năm 80, những năm đầu tiên của công cuộc đổi mới, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp chỉ chiếm 3-5% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam vì Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đồng thời vẫn bị gây sức ép chính trị về vấn đề Campuchia.
Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết (năm 1991) trao đổi thương mại giữa hai nước đã được tăng cường.
Để hiểu rõ hơn về tình hình trao đổi thương mại giữa hai nước từ năm 1996 đến nay, chúng ta có thể xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 1: Kim ngạch thương mại Pháp - Việt từ năm 1996 đến nay.
Đơn vị: triệu USD
Năm
Tổng kim ngạch
Việt Nam xuất khẩu
Việt Nam nhập khẩu
Xuất siêu
số tuyệt đối
tốc độ tăng (%)
số tuyệt đối
tốc độ tăng (%)
số tuyệt đối
tốc độ tăng (%)
số tuyệt đối
tốc độ tăng (%)
1996
416,9
145
271,9
-126,9
1997
454,6
9,04
238,1
64,2
216,5
- 20,4
21,6
117,02
1998
507,9
11,7
307,4
29,1
200,5
- 7,4
106,9
394,9
1999
551,5
8,6
354,9
15,5
196,6
- 1,95
158,3
48,08
2000
708,8
28,5
379,8
7,02
329
67,3
50,8
- 67,9
2001
784,1
10,6
467,5
23,09
316,6
- 3,77
150,9
197,04
2002
737,9
- 5,9
438,5
- 0,62
299,4
- 5,4
139,1
- 7,82
2003
891,2
20,8
504,8
15,1
386,4
29,05
118,4
- 14,9
Nguồn: Báo cáo về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Pháp từ năm 1996 đến nay của Tổng cục Hải quan - Bộ Thương Mại
Xem xét bảng trên ta thấy, năm 1996 giá trị nhập khẩu của Việt Nam gần gấp đôi so với giá trị xuất khẩu là do nguyên nhân Việt Nam nhập thuê 8 máy bay Airbus 320 của Pháp trị giá trên 1.800 triệu FRF và do nhu cầu nhập khẩu cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Xu thế chủ đạo trong quan hệ thương mại Pháp-Việt là Việt Nam giảm đàn nhập siêu để đạt được xuất siêu từ năm 1997. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp tăng nhanh hơn nhiều so với giá trị nhập khẩu. Pháp là bạn hàng Châu Âu quan trọng của Việt Nam. Nếu tính cả 10 năm từ 1990 đến 1999, Pháp là bạn hàng Châu Âu lớn thứ hai của Việt Nam sau Đức (Đức nhập khẩu 30% tổng số hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU) nhưng trong hai năm 98 và 99 Pháp lại là bạn hàng Châu Âu lớn nhất của Việt Nam. Có được điều này là do:
Thứ nhất, Việt Nam đã thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với mặt hàng da-giầy, tạo nền kinh tế hướng ngoại, tận dụng tối đa hạn ngạch của EU cấp cho hàng dệt may để xuất sang Pháp là chủ yếu.
Thứ hai, tuy bị sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước Châu á do khủng hoảng tài chính và tiền tệ, Việt Nam vẫn phát huy được những lợi thế so sánh về giá rẻ của hàng hoá so với hàng hoá các nước Châu á khác.
Thứ ba, đối với thị trường Pháp, có thể nói là những nỗ lực trong các hoạt động xung quanh Hội nghị cấp cao các nước có sử dụng tiếng Pháp đã phát huy tác dụng một cách tích cực và hiệu quả, từ việc tổ chức Diễn đàn các nhà doanh nghiệp đến việc doanh nghiệp hai nước tích cực tìm hiểu thị trường của nhau.
Trong những năm tiếp theo từ 2000 đến nay, Việt Nam đều xuất siêu với giá trị ngày càng lớn. Điều này có được là do những nỗ lực của Chính phủ cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Số lượng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng, đồng thời chúng ta đã có được một chính sách xuất nhập khẩu thông thoáng hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa nhằm nâng cao giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp
Nhìn vào bảng dưới đây, chúng ta sẽ thấy được nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp ngày càng được đa dạng hoá, và chúng ta cũng sẽ đi tìm hiểu nguyên nhân của việc này.
Bảng 2: Nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Pháp từ năm 1996 đến năm 1999
Đơn vị: triệu USD
TT
Mặt hàng
1996
1997
1998
1999
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
số tuyệt đối
% trong tổng GTXK
1
Da-giầy
70,5
48,6
109,9
46,16
147,8
48,08
177,7
50,07
2
Dệt may
31,5
21,7
51,7
21,7
55,4
18
61,0
17,18
3
Cà phê-chè
9,8
6,76
22,3
9,36
29,6
9,6
37,6
10,6
4
Than đá
2,4
1,66
3,1
1,3
2,5
0,8
1,7
0,48
5
Hải sản đông lạnh
1,9
1,3
2,9
1,2
6,9
2,24
3,2
0,9
6
Các sản phẩm công nghiệp khác
16,1
11,1
27,3
11,5
43,1
14,02
48,9
13,78
7
Nông, lâm sản, thực phẩm khác
5,2
3,5
6,4
2,7
8,5
2,76
9,4
2,64
8
Các sản phẩm khác
7,6
5,38
14,5
6,08
13,6
4,5
15,4
4,35
Tổng giá trị xuất khẩu
145
100
238,1
100
307,4
100
354,9
100
Nguồn: Báo cáo tổng kết nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp 1996-1999
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng trong 4 năm từ 1996 đến 1999, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của chúng ta cũng không có gì thay đổi lớn trong vòng 4 năm. Điều thay đổi là tỉ trọng của các mặt hàng trong tổng giá trị xuất khẩu.
Đầu tiên phải kể đến là mặt hàng da giầy, trong năm 1996, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này 70,5 triệu USD và chiếm 48,6% tổng giá trị xuất khẩu của cả năm. Chúng ta có thể hiểu là cũng đã có những nỗ lực của ngành da giầy cải tiến chất lượng, đẩy mạnh xuất khẩu nên giá trị xuất khẩu đã tăng lên. Nhưng sang tới năm 1997 thì giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng lên gấp 1,5 lần và đạt 109,9 triệu USD chiếm 46,16% tổng giá trị xuất khẩu. Sở dĩ có được điều này là do trước đây giầy dép Việt Nam xuất khẩu vào EU phải chịu sự giám sát (phải xin phép trước khi nhập khẩu), nhưng sau khi ký hiệp định Hợp tác 17/7/1995 nhóm hàng này được nhập khẩu tự do vào EU. Tuy giá trị xuất khẩu đã tăng lên gấp 1,5 lần so với năm 1996 nhưng tỉ trọng của mặt hàng này trong tổng giá trị xuất khẩu của năm lại giảm đi là do các mặt hàng còn lại tăng lên nhiều, do đó tổng giá trị xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể. Từ đó, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này liên tục tăng, năm 1998 là 147,8 triệu USD chiếm 48,08% tổng giá trị xuất khẩu và năm 1999 đạt 177,7 triệu USD tương đương 50,07% tổng giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu tăng lên nhiều như vậy nhưng tỉ trọng vẫn tăng kh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status