Chiến lược kinh doanh của công ty Unilever Việt Nam đến năm 2010 - pdf 28

Download miễn phí Luận văn Chiến lược kinh doanh của công ty Unilever Việt Nam đến năm 2010



v Cơ hội cắt giảm thuế khi Việt Nam tham gia các tổ chức WTO/APEC, cũng có thể tạo điều kiện cho các sản phẩm nhập từ Thái Lan và Trung Quốc, đe doạ nghiêm trọng đến doanh thu của công ty và ảnh hưởng lớn đến chiến lược giá của công ty;
v Các điều luật qui định chưa rõ ràng, tình trạng nhũng nhiễu, tham ô cửa quyền của các nhân viên thuế vụ, hải quan, các phòng hành chính gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp;
v Các đối thủ thâm nhập thị trường nông thôn tốt hơn nhờ cơ sở vật chất và hệ thống phân phối tốt hơn;
v Khách hàng ngày càng hiểu biết nhiều hơn và đòi hỏi nhiều hơn, các nhãn hàng có thể bị lỗi thời do nhu cầu, sở thích của người tiêu thay đổi nhanh hơn đòi hỏi công ty phải quan tâm chú trọng nhiều hơn đến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm đáp ứng kịp thời sự thay đổi, đòi hỏi từ phía người tiêu dùng.
v Phát triển của thương mại điện tử dẫn đến việc sẽ có nhiều hơn các công ty tham gia thị trường có cách quảng cáo, bán hàng linh động qua internet với chi phí rất thấp, đe doạ đến công ty vì Unilever Việt Nam bán hàng chủ yếu dựa vào hệ thống phân phối truyền thống và cách quảng cáo chủ yếu dựa vào các phương tiện truyền thông đại chúng tốn kém rất nhiều chi phí.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nghệ :
Công nghệ là phương tiện để các công ty phát minh ra các sản phẩm mới và có nhiều cải tiến. Nó cũng góp phần nâng cấp dây chuyền sản xuất và hệ thống phân phối giúp tăng năng suất và lợi nhuận. Đáng kể hơn là công nghệ vi tính đã giúp việc thu nợ, lưu trữ hàng hóa, và phân tích số liệu trở nên có hiệu quả hơn.
Thừa hưởng những thành tựu to lớn của khoa học kỹ thuật trên thê giớùi, Việt Nam tiếp nhận những tiên bộ đó thông qua việc kêu gọi đầu tư của nước ngoài cũng như cử người đi học tập thêm ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn không tránh khỏi việc bị biến thành nơi nhận các loại máy móc cũ của nước ngoài ( cũ người mới ta), do đó vẫn phải hết sức sáng suốt và tính toán kỹ lưỡng trước khi ra quyết định mua các loại máy móc từ nước ngoài.
Và công ty cũng dễ bị mất lợi thế về công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn vì khả năng linh hoạt ứng dụng công nghệ mới của họ.
2.2.1.2- Phân tích môi trường vi mô (môi trường cạnh tranh)
Đây là môi trường gắn liền trực tiếp với hoạt động kinh doanh của công ty và được đặt lên vị trí hàng đầu trong nghiệp vụ phân tích môi trường để có những hoạt động ứng phó phù hợp.
Đe dọa của những người mới nhập ngành
Mục tiêu về giá trị tổng sản lượng của tổng công ty hóa chất Việt Nam trong năm 2004 là : 10.021 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2003. Trong đó, phần quản lý trực tiếp của tổng công ty đạt 8.786 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2003, và phần góp vốn liên doanh đạt 1.235 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2003. Và mục tiêu về sản lượng của chất tẩy rửa năm 2004 là 176.700 tấn, tăng 12,4% so với năm 2003.
Với chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài của chính phủ Việt Nam cùng với sức quyến rũ và tiềm năng tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, hầu hết các công ty trong lĩnh vực sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình đều đã thiết lập hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam. Do đó mối đe dọa của những người nhập ngành đối với công ty không phải là các công ty nước ngoài mà chính là các doanh nghiệp trong nước.
Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình không quá phức tạp và không đòi hỏi đầu tư cao. Các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam và việt kiều hoàn toàn có thể tham gia vào lĩnh vực này không mấy khó khăn. Mặc dù quy mô và tầm vóc của các doanh nghiệp Việt Nam không lớn và chưa có đạt tiêu chuẩn cao trong chất lượng sản phẩm nhưng trong tương lai số lượng các doanh nghiệp nhỏ này sẽ tăng lên, lấy bớt một phần thị phần. Mặt khác các doanh nghệp này có lợi thế là giá thành sản phẩm thấp, tập trung vào thị phần các vùng nông thôn có dân số khá cao với yêu cầu về chất lượng tương đối và rất nhạy cảm với giá cả.
Tiếp theo là hàng nhập lậu và hàng giả, hàng nhái trong điều kiện chính phủ chưa có biện pháp toàn diện để ngăn chặn nguồn hàng này mà chủ yếu là từ Trung Quốc và Thái Lan. Tình trạng hàng giả đã gây nhiều tổn thất cho công ty trong việc tự bảo vệ sản phẩm.
Sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp
Nguồn nguyên vật liệu của Unilever Việt Nam được chia làm hai nguồn chủ yếu : nguồn trong nước và nhập khẩu. Trong đó, nguồn nhập khẩu hiện nay chiếm 33% giá trị nguyên vật liệu đầu vào của công ty (năm 2002 tỷ lệ này la 40%)ø. Các nhà cung cấp nguồn hàng này đều là những nhà cung cấp cho công ty Unilever trên toàn cầu có thời gian quan hệ làm ăn lâu dài và biết rõï yêu cầu chất lượng cũng như nhu cầu to lớn của Unilever tòan cầu. Do đó, sức mạnh trả giá của nhà cung cấp nước ngoài không lớn. Họ có chất lượng và giá cả ổn định thống nhất cho một thời gian dài. Về phía Unilever Việt Nam, do có nguồn thông tin về giá cả, uy tín nhà phân phối, các nguồn cung cấp từ hệ thống Unilever toàn cầu nên đã giữ được thế chủ động trong việc đàm phán, thương lượng giá cả, chất lượng cũng như các điều kiện giao hàng. Nhìn chung, nguồn hàng nhập khẩu của công ty khá ổn định và sức mạnh trả giá của các nhà cung cấp nước ngoài không cao.
Nguồn trong nước chiếm 67% giá trị nguyên liệu (năm 2002, tỷ lệ này là 60%) và 100% giá trị bao bì đóng gói đầu vào của công ty. Về lâu dài nội địa hóa nguồn nguyên liệu nhằm hạ giá thành sản phẩm. Việc tăng cường sử dụng nguồon nguyên liệu tại chỗ cũng là một yếu tố quan trọng, để tăng khả năng cạnh tranh, Unilever Việt Nam phấn đấu đưa tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước lên 80%.Và theo nhận định hiện nay, các nhà cung cấp nội địa có một sức mạnh trả giá khá cao đối với công ty vì:
Số lượng các công ty cung cấp nguyên liệu và bao bì tại thị trường nội địa còn ít, nhất là các công ty có khả năng đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của Unilever. Do đó, phạm vi chọn lựa nhà cung cấp của công ty bị giới hạn và sức mạnh trả giá của nhà cung cấp nội địa là khá cao.
Trình độ công nghệ sản xuất bao bì trong nước chưa cao. Do đó, chỉ có một số nhà cung cấp có khả năng đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công ty với giá thành phù hợp. Điều này đã khiến công ty khó khăn trong việc thay đổi nhà cung cấp nếu xảy ra mâu thuẫn đối với nhà cung cấp hiện tại.
Do yêu cầu đảm bảo giá thành cạnh tranh và chất lượng tốt của công ty, nên thông thường các nhà cung cấp cho công ty phải chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn so với khi bán cho các công ty khác, vì để duy trì mối quan hệ cung cấp nguồn hàng tiêu thụ rất lớn, uy tín công ty và khả năng hợp tác lâu dài. Công ty buộc các nhà cung cấp phải thông báo chi phí giá thành sản phẩm, chí phí quản lý, mức lãi đa\ể làm cơ sở định giá. Yêu cầu này không phải lúc nào cũng được nhà cung cấp chấp nhận thực hiện.
Vì các nguyên nhân trên nên khả năng chọn lựa nhà cung cấp nội địa của công ty rất hạn chế, khả năng thay đổi nhà cung cấp thấp và mất thời gian dài. Sức mạnh trả giá của nhà cung cấp nội địa đối với công ty rất cao trong điều kiện hiện nay.
Đe dọa của sản phẩm thay thế
Lĩnh vực hoạt động của công ty là sản phẩm tẩy rửa, chăm sóc cá nhân và gia đình với rất nhiều nhãn hàng, và chức năng đa dạng nên sự đe dọa của sản phẩm thay thế là không đáng kể đối với công ty. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăm sóc gia đình và chăm sóc cá nhân, công ty Unilever Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới sản phẩm theo hướng tốt hơn nhằm cung ứng cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý.
Sức mạnh trả giá của người mua
Hiện nay, người mua đối với công ty chia làm 2 nhóm đối tượng: người bán lẻ và người tiêu dùng.
Người bán lẻ :
Đối với các nhà sản xuất , khách hàng trực tiếp là đại phần những người bán lẻ giúp đưa hàng đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Người bán lẻ muốn hàng hóa ra khỏi kho, kệ trưng bày càng sớm càng tốt với mức giá đem lại lợi nhuận cho họ.
Hiện công ty phân phối hàng cho 154.000 quầy bán lẻ trên toàn quốc từ các thành phố lớn đến các vùng xa dân số dưới 20.000 người, chiếm khoảng 92% các quầy bán lẻ tại Việt Nam. Với uy tín về sản phẩm, chính sách giá hợp lý và các hoạt động quảng cáo nhằm hỗ trợ việc bán hàng từ phía công ty, các nhà bán lẻ hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm công ty. Bên cạnh đó, khả năng chi phối thị trường thấp, kể cả các siêu thị nên nhà bán lẻ không có một sức mạnh trả giá nào đối với công ty. Đây cũng là thuận lợi của công ty Unilever Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Người tiêu dùng :
Đây là nhóm khách hàng có sức mạnh trả giá cao hơn cả do có rất nhiều sản phẩm trên thị trường. Họ có phạm vi lựa chọn lớn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam rất nhạy cảm đối với sản phẩm mới và thường không có thói quen trung thành với một loại sản phẩm nào lâu dài. Đây chính là áp lực thực sự đối với công ty. Thói quen tiêu dùng và áp lực trả giá của người tiêu dùng đòi hỏi công ty phải luôn cải tiến sản phẩm và tung sản phẩm mới ra thị trường để đáp ứng nhu cầu này. Đây cũng chính là lợi thế của công ty so với đối thủ cạnh tranh khi có cường độ và tốc độ cải tiến sản phẩm cao hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh cộng lại bao gồm P&G, Kao, LG, Mỹ Hảo, Nivea, Colgate. Trong vòng gần 10 năm, công ty đã liên tục tung ra thị trường trên 150 loại sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời cho áp lực này của người tiêu dùng.
Cường độ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp hiện có trong ngành
Hầu hết các công ty sản xuất sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình lớn trên thế giới đều đã thiết lập hoạt động kinh doanh của họ tại thị trường Việt Nam qua các phương cách liên doanh, đại lý phân phối trong những năm từ 1995-1999. Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này hết sức gay gắt nhằm chiếm lĩnh thị phần trong giai đoạn đầu và thiết lập cơ sở cho kế hoạch phát triển lâu dài. Unilever Việt Nam đang đứng trước môi trường cạnh tranh gay gắt này và phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh chính của Unilever Việt Nam trong giai đoạn hiện nay bao gồm các công ty sau:
Procter & Gambles Việt Nam (P&G Việt Nam):
P&G Việt Nam là liên doanh được thành lập tháng 7 năm 1995 giữa Công ty Phương Đông (ORDESCO) trực thuộc Tổng Công Ty Hóa Chất Việt Nam và Procter & Gamble Far East INC (Mỹ). Liên doanh hoạt động trong lĩnh vực chất tẩy rửa và dầu gội đầu. Vào năm 1998 phía đối tác nước ngoài đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status