Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu



MỤC LỤC
 
* Lời mở đầu
Chương I : Đánh giá hiệu quả kinh doanh là công việc
 quan trọng và tất yếu của doanh nghiệp
I. Sự cần thiết của công tác đánh giá hiệu quả kinh doanh
1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh 1
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh 1
3. Một số vấn đề trong đánh giá hiệu quả kinh doanh 3
II. Phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh
1. Các phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh 4
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 5
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 7
1. Các nhân tố khách quan 8
2. Các nhân tố chủ quan 13
Chương II : Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu
I. Khái quát về Công ty bánh kẹo Hải Châu 19
1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 19
1.2. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh 22
II. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu 26
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty vài năm gần đây 26
2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh 31
A. Ảnh hưởng của các nhân tố khách quan 32
B. Ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan 38
Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu 52
I. Một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh của Công ty 52
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh 53
* Kết luận
Tài liệu tham khảo
Nhận xét của nơi thực tập
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


của Phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ điện và các khâu kỹ thuật của các phân xưởng sản xuất.
Phó Giám đốc kinh doanh tham mưu trực tiếp cho Giám đốc về công tác kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng tổ chức giúp Ban Giám đốc về các công tác tổ chức bộ máy quản lý và lực lượng lao động toàn Công ty, thay mặt Ban Giám đốc thực hiện các chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên và tuyển dụng lao động hợp đồng.
* Phòng tài chính - kế toán giúp Ban Giám đốc công tác kế toán thống kê và tình hình tài chính của Công ty.
* Phòng kỹ thuật giúp Ban Giám đốc về công tác thiết kế kỹ thuật và tổ chức quản lý các quy trình công nghệ sản xuất, nghiên cứu các mặt hàng mới, quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty.
* Phòng kế hoạch - vật tư giúp Ban Giám đốc cung cấp các thông tin kinh tế kịp thời để đáp ứng hạch toán kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư, định giá sản phẩm.
* Phòng hành chính giúp Ban Giám đốc về công tác hành chính quản trị, đời sống và y tế của Công ty.
* Phòng bảo vệ giúp Ban Giám đốc bảo về tài sản của Công ty, tham gia lực lượng tự vệ và nghĩa vụ quân sự.
* Ban xây dựng cơ bản giúp Ban Giám đốc về kế hoạch xây dựng, sửa chữa nhỏ và lắp đặt thiết bị mới của Công ty.
* Phân xưởng bánh I sản xuất các loại bánh quy, Phân xưởng bánh II sản xuất các loại bánh kem xốp và phân xưởng bánh III sản xuất bánh quy. Ba phân xưởng này tập trung những dây chuyền sản xuất hiện đại, có hiệu quả cao. Quy trình sản xuất tuy có khác nhau về nguyên liệu đầu vào và một số công đoạn sản xuất phụ nhưng nói chung thì sản xuất các loại bánh đều có nhiều công đoạn giống nhau.
* Phân xưởng kẹo sản xuất các loại kẹo gồm hai dây chuyền sản xuất theo quy trình tiên tiến, sản phẩm được đóng gói với mẫu mã đẹp gồm cả kẹo cứng lẫn kẹo mềm.
* Phân xưởng bột canh sản xuất các loại bột canh thường và trộn I-ốt gồm hai dây chuyền sản xuất có công nghệ đơn giản, máy móc thô sơ, các công đoạn sản xuất chủ yếu là thủ công. Do vậy công nhân trực tiếp sản xuất ở môi trường có độ độc hại cao.
* Phân xưởng cơ điện gồm các công nhân kỹ thuật chuyên sửa chữa và bảo dưởng thiết bị máy móc của Công ty.
Như vậy ta có thể thấy cơ cấu tổ chức của Công ty tương đối hoàn thiện. Các bộ phận đảm nhiệm tốt các phần việc của mình và giúp Ban Giám đốc cũng như toàn Công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao.
b. Sử dụng nguồn nhân lực :
Lực lượng lao động của Công ty những năm gần đây dao động trong khoảng 650 - 700 người.
Lao động biên chế chủ yếu là lao động gián tiếp, tập trung ở các phòng ban chức năng và lực lượng này đang có xu hướng được tinh giảm gọn nhẹ. Hiện tại nhân viên ở các phòng ban đều có bằng Đại học, trung cấp.
Lực lượng lao động trực tiếp chủ yếu tập trung ở các phân xưởng sản xuất. Lực lượng này làm việc theo hợp đồng có thời hạn được ký trực tiếp giữa Giám đốc với người lao động. Thời hạn của hợp đồng thường từ 1 -2 năm. Bậc thợ bình quân của công nhân là 4,5 là tương đối cao. Mỗi quý, mỗi năm Công ty đều tổ chức thi nâng cao tay nghề cho công nhân. Do vậy chất lượng tay nghề của họ ngày càng cao. Người công nhân được nghỉ lễ 8 ngày/năm và nghỉ phép 12 ngày/năm. Đồng thời họ phải thực hiện đóng BHXH và BHYT, được hưởng các chế độ, chính sách BHXH và BHYT theo Luật định.
c. Nguồn cung ứng nguyên liệu :
Sản xuất bánh kẹo cần một số nguyên liệu chính như bột mỳ, đường kính, dầu ăn, muối và một số hương liệu khác. Các nguyên liệu này được nhập từ nước ngoài và một số có ở thị trường trong nước.
Đối với các nguyên liệu nhập từ nước ngoài như bột mỳ, dầu ăn, hương liệu... Công ty phải nhập qua khâu trung gian và chịu ảnh hưởng khá nhiều do sự biến động của thị trường nước ngoài.
Đối với một số nguyên liệu mua từ trong nước, Công ty thường mua trực tiếp từ người sản xuất và ký hợp đồng dài hạn với họ. Nguyên liệu trong nước có tính ổn định cao hơn là loại nhập ngoại cho nên Công ty đang nghiên cưú để từng bước thay thế một số nguyên liệu nhập ngoại bằng loại sản xuất trong nước.
II. hiệu quả kinh doanh của Công ty
bánh kẹo Hải Châu :
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong vài năm gần đây:
1.1. Tình hình sản xuất :
Hoạt động sản xuất thay đổi theo nhu cầu của thị trường, do đó Công ty bánh kẹo Hải Châu đã lập kế hoạch sản xuất theo khả năng tiêu thụ, theo mức thành phẩm tồn kho và năng lực sản xuất. Nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi không những về chất lượng sản phẩm mà còn cả về chủng loại sản phẩm. Vì vậy nắm bắt được tình hình đó, Công ty sản xuất nhiều chủng loại hàng hoá trên một dây chuyền sản xuất. Đây là một công tác khó khăn đặt ra cho Phòng kế hoạch - vật tư và Phó Giám đốc kinh doanh. Họ phải xác định được khả năng tiêu thụ của từng chủng loại hàng hoá để ra kế hoạch sản xuất từng chủng loại sản phẩm đó theo chức năng của từng dây chuyền sản xuất. Đồng thời còn phải xác định số lượng sản xuất tối ưu cho mỗi lần sản xuất sao cho chi phí chuyển lần là thấp nhất.
Thực tế thì sản lượng tối thiểu của một lần sản xuất là 1 - 2 ca sản xuất. Ví dụ như Công ty chỉ có hai dây chuyền sản xuất kẹo cứng và kẹo mềm nhưng lại sản xuất ra tất cả các chủng loại kẹo mà Công ty cung ứng trên thị trường như kẹo cứng nhân sôcôla, kẹo mềm sôcôla, kẹo sữa, trái cây, cốm... Điều này đòi hỏi Công ty phải có những kế hoạch sản xuất sáng suốt và hợp lý.
Bảng số liệu sau phản ánh tình hình sản xuất chính của Công ty trong vài năm gần đây. Bảng này phản ánh quy mô sản xuất theo chỉ tiêu hiện vật. Theo chỉ tiêu này ta sẽ so sánh và đánh giá được sự thay đổi của quy mô sản xuất của từng phân xưởng và cả từng chủng loại sản phẩm. Đồng thời để so sánh về mặt giá trị, Công ty đã tính giá trị tổng sản lượng hàng hoá sản xuất theo một mức giá cố định, cụ thể là những năm sản xuất sau năm 1999 thì đều lấy giá cố định năm 1999 để so sánh.
Bảng 2 : Tình hình sản xuất chính những năm gần đây của Công ty :
TT
Sản phẩm
ĐV
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Bánh quy các loại
Tấn
2.228,98
2.873,19
3.019,99
3.890,41
2
Kem xốp các loại
-
327,55
583,11
572,77
576,89
3
Bột canh
Bột canh thường
Bột canh Iốt
-
-
-
2.561,38
2.561,38
-
3.284,77
2.842,00
442,77
4.818,01
2.810,61
2.007,40
5.489,70
2.706,13
2.783,57
4
Kẹo các loại
-
303,41
101,59
976,33
1.088,66
5
Mỳ ăn liền
-
17,41
28,43
-
-
6
Bia
Lít
29.681
-
-
-
7
Rượu
chai
6.200
11.435
-
-
8
Nước khoáng
chai
82.540
5.560
-
-
(Nguồn phòng Kế hoạch - Vật tư )
Quan sát bảng trên ta có thể nhận thấy rằng sản lượng sản xuất các mặt hàng được thay đổi hàng năm theo những thay đổi của khả năng tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó Công ty còn thay đổi chủng loại mặt hàng kinh doanh, cho ngừng sản xuất một số mặt hàng không có hiệu quả như mỳ ăn liền, bia, rượu, nước khoáng.
Sau đây là bảng giá cố định năm 1999.
Bảng 3 : Đơn giá cố định năm 1999 của các loại sản phẩm.
Đơn vị tính :
Bánh, kẹo, bột canh và mỳ ăn liền : đồng/kg.
Bia : đồng/lít.
Nước khoáng và rượu : đồng/chai.
TT
Sản phẩm
Đơn giá
TT
Sản phẩm
Đơn giá
1
Hương thảo
8.975
9
Kem xốp thỏi
26.000
2
Hướng dương
8.975
10
Kem xốp sôcôla
32.000
3
Lương khô
8.975
11
Kẹo các loại
15.000
4
Hải châu
10.108
12
Bột canh
5.000
5
Quy kem
11.120
13
Mỳ ăn liền
6.000
6
Quy bơ
10.500
14
Bia
3.000
7
Quy hoa quả
12.000
15
Rượu
5.000
8
Kem xốp
18.000
16
Nước khoáng
2.050
(Nguồn phòng Kế hoạch – Vật tư )
Theo đơn giá cố định trên ta có thể tính giá trị tổng sản lượng hàng hoá cho các năm và so sánh được mức tăng.
Sau đây là giá trị tổng sản lượng hàng hoá vài năm gần đâycủa công ty:
Bảng 4 : Giá trị tổng sản lượng hàng hoá hàng năm của Công ty :
Đơn vị tính : Triệu đồng
Năm
Giá trị tổng sản
lượng hàng hoá
So với năm trước
1999
44.692,17
95,13%
2000
58.930,58
131,85%
2001
80.209,00
136,10%
2002
92.744,00
115,60%
(Nguồn phòng Kinh doanh )
Như vậy nhờ những điều chỉnh hợp lý trong sản xuất, biết phát huy những sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm giá trị tổng sản lượng hàng hoá của Công ty thêm tăng. Đây là bước tiến bộ được mang lại bởi cung cách quản lý hợp lý, phù hợp với đặc điểm của Công ty và cần được phát huy hơn nữa.
1.2. Tình hình tiêu thụ :
Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu sản xuất và tiêu thụ 3 mặt hàng chủ yếu là bánh, kẹo và bột canh các loại. Hoạt động tiêu thụ của Công ty được đảm nhiệm bởi Phó Giám đốc kinh doanh, phòng kinh doanh và phòng kế hoạch - vật tư.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty gần như trải khắp toàn quốc gồm cả ba miền Bắc, Trung và Nam. Bởi do đặc tính đa dạng của sản phẩm và thị trường nên công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty cùng gặp khá nhiều khó khăn. Hiện tạo thị trường chủ yếu của Công ty là thị trường Miền Bắc và Miền Trung, tập trung ở một số Tỉnh thành như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Bắc, Lai Châu, Lao Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Nam và đặc biệt là thị trường Hà Nội.
Hình thức tiêu thụ chủ yếu ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status