Một số nhận định về kinh doanh cà phê xuất khẩu của Công ty PROSIMEX và những giải pháp đề xuất - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Một số nhận định về kinh doanh cà phê xuất khẩu của Công ty PROSIMEX và những giải pháp đề xuất



Lời mở đầu 1
Chương 1: Tình hình thị trường cà phê thế giới thời gian qua 3
I. Tình hình thị trường cà phê thế giới thời gian qua. 3
1.Vài nét về sản phẩm cà phê và các loại cà phê trên thị trường thế giới. 3
1.1 Các loại cà phê. 3
1.2 Sản phẩm cà phê. 4
2. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới . 4
3. Tình hình tiêu thụ và xuất khẩu cà phê thế giới : 5
3.1 Tiêu thụ. 5
3.2 Xuất khẩu : 5
4. Giá cả : 6
II.Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam 7
1.Vị trí của cây cà phê ở Việt Nam. 7
2. Sản xuất : 8
3. Xuất khẩu : 9
Chương 2: Tình hình kinh doanh cà phê xuất khẩu 10
tại công ty Prosimex 10
I. Giới thiệu tóm lược về công ty 10
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu prosimex. 10
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty PROSIMEX: 12
II. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê của công ty. 16
1. cách kinh doanh: 16
2.Thị trường cà phê của Công ty . 19
2.1 .Thị trường đầu vào: 20
2.2 .Thị trường đầu ra : 22
Chương 3: Một số nhận định về kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty prosimex và những giải pháp đề nghị 28
1. những thuận lợi và khó khăn của công ty prosimex trong quá trình xuất khẩu cà phê: 28
1.1. Thuận lợi: 28
1.2. Khó khăn. 29
2. hiệu quả prosimex đã đạt được trong kinh doanh xuất khẩu cà phê: 33
3. Những vấn đề còn tồn tại và kiến nghị với Công ty : 35
3.1 .Những vấn đề còn tồn tại : 35
3.2 Các giải pháp kiến nghị với Công ty : 35
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình thu mua : 36
3.2.2.các giả pháp duy trì và mở rộng thị trường của Công ty Prosimex 38
3.2.3.Các biện pháp đồng bộ khác. 40
Lời kết luận 42
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g ty có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền. Việc mua bán này thường được tiến hành trên cơ sở số lượng lớn. Đặc biệt với cà phê là mặt hàng nông sản có tính đồng nhất cao trong khi sản xuất cà phê xuất khẩu ở nước ta, về cơ bản còn manh mún, phân tán, vì vậy, trong nhiều trường hợp Công ty thường phải tiến hành thu gom từ nhiều chân hàng.
Sau khâu thu mua là giai đoạn thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu. Giai đoạn này công ty thực hiện các công việc như: Làm thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng hàng hoá, vận chuyển hàng đến cảng, bốc hàng lên tàu, lấy vận đơn v.v..trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu đã kí trước. Công ty có thể tự mình thực hiện tất cả các khâu công việc này sau khi mua hàng hay liên doanh, liên kết xuất khẩu được Công ty prosimex thực hiện khá thường xuyên và thành công. Đơn vị chân hàng chịu trách nhiệm thu mua, đóng gói hàng theo tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam (TCVN) cũng như theo yêu cầu cụ thể từ phía Công ty về phần mình Công ty chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng, thuê phương tiện chở hàng xuống cảng cũng như gửi hàng đi, lợi nhuận sau này sẽ được phân chia theo tỉ lệ đã thoả thuận.
Trong trường hợp xuất khẩu ủy thác, Công ty không phải nghiên cứu tìm nguồn hàng mà có sẵn hàng để giao cho khách nhằm thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Về pháp lý, khi nhận uỷ thác xuất khẩu Công ty đã nhận làm đại lý hoa hồng cho bên uỷ thác. Thù lao sẽ được tính là một số phần trăm nhất định trên tổng trị giá hợp đồng dưới dạng phí uỷ thác. Cách làm này thực chất cũng có ưu điểm như: ít rủi ro, tập trung hơn vào khai thác thị trường xuất khẩu, góp phần tăng cường dịch vụ xuất khẩu cà phê hiện đang rất thiếu ở nước ta. Tuy nhiên, cách này đem lại lợi nhuận không nhiều và phải phụ thuộc vào yêu cầu của người có hàng trong nước nhưng không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp. Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hiện nay đều không hào hứng chuyên sau vào lĩnh vưc này nhưng cũng không bỏ qua khi có yêu cầu từ phía người có hàng.
cách kinh doanh còn được thể hiện ở các hình thức mua bán mà công ty tiến hành theo từng loại hợp đồng. Như đã nói ở trên, cà phê là mặt hàng nông sản có tính chất đặc thù được mua bán với số lượng lớn. Việc mua bán mặt hàng này thường diễn ra trên sở giao dịch hàng hoá dành riêng cho cà phê . Hiện nay trên thế giới có bốn sở giao dịch hàng hoá lớn về cà phê là: London, New York, Rottordam, Amsterdam. Các sở này thể hiện khá chính xác thông tin về diễn biến cung cầu, giá cả cà phê trên thị trường thế giới nên các nhà xuất khẩu cà phê thường theo dõi sát sao.
Các giao dịch về cà phê trên các sở giao dịch này thường bao gồm ba hình thức cơ bản:
- Giao dịch kỳ hạn
- Giao dịch ngay
- Giao dịch tự bảo hiểm và đầu cơ
Các giao dịch này được cụ thể tại Công ty dưới các hình thức: hợp đồng bán trước mua sau (kì hạn) - hợp đồng bán ngay mua ngay, hợp đồng mua trước bán sau (một hình thức giam hàng chờ lên giá và cũng là để đảm bảo sự sẵn sàng của nguồn hàng). Trong đó hình thức bán trước mua sau được áp dụng phổ biến hơn. Công ty tiến hành ký hợp đồng với khách nước ngoài trước, sau đó mới tổ chức mua . Hơp đồng xuất khẩu lúc này đã được ký nhưng phần thực hiện hợp đồng được lui lại một thời hạn nhất định theo thoả thuận, và phù hợp với đặc điểm riêng của mặt hàng. Trong thời hạn này Công ty sẽ tiến hành gom hàng từ các chân hàng là các cơ sở thu mua và chế biến tại các khu vực sản xuất cà phê mà Công ty khai thác. Cách thức kinh doanh này tránh cho Công ty nhiều rủi ro như việc giảm chất lượng hàng hoá trong khâu lưu kho dự trữ, tồn đọng vốn kinh doanh hay rủi ro về giá cả nhưng lại không đảm bảo được nguồn hàng sẵn sàng cho xuất khẩu.
Vì vậy, để đảm bảo nguồn hàng cho xuất khẩu, cũng như để tiến tới đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng nước ngoài, Công ty sẵn sàng ký kết và thực hiện các hợp đồng giao ngay hay tiến hành mua trước, lưu kho sau đó mới bán. Các giao dịch dạng này tuy không nhiều nhưng đảm bảo cho Công ty khai thác triệt để hơn những khách hàng hiện tại đi đôi với việc tìm những khách hàng mới.
2.Thị trường cà phê của Công ty .
Do Công ty là phần tử trung gian liên kết người sản xuất trong nước với khách hàng nước ngoài, thị trường cà phê của Công ty bao gồm hai bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau:
Thị trường đầu vào .
Thị trường đầu ra .
Thị trường đầu ra, hay thị trường xuất khẩu, là thị trường chính của Công ty, quyết định sự tồn tại và phát triển của mặt hàng cà phê. Thị trường đầu vào, ngược lại, quyết định khả năng cung cấp cả về số lượng và chất lượng. Để làm tốt nhiệm vụ xuất khẩu của mình Công ty cần biết liên kết hai thị trường này sao cho cung ứng đầy đủ để phát triển xuất khẩu, xuất khẩu phát triển để tạo điều kiện khai thác và mở rộng nguồn cung ứng.
2.1 .Thị trường đầu vào:
Theo khái niệm, thị trường là tổng thể các quan hệ lưu thông hàng hoá, tiền tệ hay thị trường là tổng thể khối lượng cầu, có khả năng thanh toán, và tổng khối lượng cung có khả năng đáp ứng. Như vậy thị trường đầu vào của Công ty bao gồm tổng thể các quan hệ hàng hoá tiền tệ liên quan tới vấn đề cà phê cho xuất khẩu. Một cách cụ thể thì thị trường này bao gồm các yếu tố chủ yếu như sau: Mặt hàng cà phê ; các vùng cung cấp chủ yếu các cơ sở thu mua và chế biến chính; các đối thủ cạnh tranh; giá cả; các chính sách của Công ty.
Mặt hàng cà phê mà công ty kinh doanh cho đến nay là cà phê nhân, Arabica và Robusta, đã qua chế biến. Trong những năm gần đây tỉ lệ xuất khẩu cà phê Arabica đã tăng đáng kể và còn có khả năng tăng cao hơn nữa trong những năm tới. Các vùng cung cấp chính cho công ty là:
- Các tỉnh miền núi phía bắc: Yên Bái, lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Quảng Trị , Nghệ An.
- Khu vực Tây Nguyên: Đắc lắc , Gia lai , KonTum .
- Khu vực phía nam như: Đồng Nai , Lâm Đồng, Sông Bé .
Các tỉnh khu vực miền núi phía bắc cung cấp cà phê Arabica do có khí hậu phù hợp. Các tỉnh thuộc hai khu vực còn lại chủ yếu cung cấp cà phê Robusta.
Bảng 4: Sản lượng và diện tích cà phê tại các vùng cung cấp của Công ty prosimex.
tỉnh
Diện tích
Sản lượng
1997
1998
1997
1998
Đắc Lắc
130.000
132.000
210.000
230.000
Gia Lai
24.215
26.215
32.520
33.520
Kon Tum
8.000
9.200
13.500
15.000
Đồng Lai
23.000
23.000
25.142
25.566
(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng Công ty cà phê Việt Nam.)
Các Tỉnh này là những vùng trồng cà phê xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng là nguồn khai thác chính của Công ty, chỉ riêng Đắc Lắc đã sản xuất tới 60% lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Diện tích, sản lượng và năng suất cà phê tại các khu vực này tăng nhanh hàng năm, trong đó năng suất và sản lượng ở mức cao so với mức bình quân của thế giới. Hiện tại, Việt Nam đang tích cực xúc tiến kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch cà phê cũng như chế biến, bảo quản cà phê sau thu hoạch và lai ghép những giống cà phê mới cho năng suất chất lượng cao, do đó nguồn cung cấp của công ty về cơ bản là đảm bảo.
Vấn đề chính hiện nay là chi phí thu mua ngày càng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên của sản lượng cà phê ngoài quốc doanh làm cho sản xuất bị phân tán mạnh, các đầu mối mua gom phải mất nhiều chi phí thu mua hơn nên đẩy giá thành cà phê xuất khẩu cao trong khi giá xuất trên thị trường lại sút giảm. Trong hoàn cảnh đó, công ty còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu khác trong ngành để thu mua được hàng. Chính tình trạng lộn xộn này đã đưa công ty, cũng như các doanh nghiệp chuyên doanh khác, vào tình trạng mua đắt bán rẻ, giảm lợi nhuận hợp đồng. Đây là một thực tế không đáng có của cà phê Việt Nam do thị trường chưa thống nhất, chưa có mối lên kết giữa các nhà xuất khẩu với những người sản xuất để tạo thành sức mạnh của một ngành hàng xuất khẩu chủ lực.
Trước thực tế này để có được nguồn cung cấp ổn định lâu dài về cả số lượng và chất lượng, nhiệm vụ chính của Công ty là phải có phương án thu mua hợp lí hiệu quả và đỡ tốn kém nhất. Hiện tại công ty đã có được một hệ thống các chân hàng cung cấp cà phê nhân cho Công ty ở 3 khu vực Phía Bắc, Phía Nam và Tây Nguyên như đã trình bày. Đó là các cơ sở thu mua và chế biến cà phê quan hệ làm ăn với công ty trên cơ sở các hợp đồng mua bán được thực hiện thường xuyên. Các cơ sở này là các công ty trách nhiệm hữu hạn, không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp và các cơ sở thu mua chế biến thuộc doanh nghiệp nhà nước đóng tại vùng khai thác, ví dụ như: cơ sở của Vinacafe. Trong mối quan hệ với các cơ sở này, tức là các chân hàng, Công ty luôn thực hiện phương châm lâu dài, liên tục, đảm bảo chữ tín nhằm có được nguồn cung cấp ổn định cả về số lượng lẫn chất lượng. Những nội dung chủ yếu trong chính sách bạn hàng của Công ty ở thị trường trong nước này là:
- Giúp đỡ về vốn thu mua khi có hợp đồng: chi phí thu mua cà phê chiếm một phần đáng kể trong tổng giá thành cà phê xuất khẩu. Để giúp đỡ chân hàng của mình, cũng là để có được nguồn hàng đủ và kịp thời, Công ty thực hiện hỗ trợ vốn theo hợp đồng. Số vốn này có khi bằng cả giá trị hợp đồng mua cà phê Công ty kí với chân hàng, đặc biệt những chân hàng thu mua tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status