Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại bưu điện tỉnh Tuyên Quang - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại bưu điện tỉnh Tuyên Quang



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1: Tổng quan về doanh nghiệp 3
1.1.1: Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 3
1.1.2: Tài sản lưu động của doanh nghiệp 4
1.1.2.1: Khái niệm , đặc điểm tài sản lưu động của doanh nghiệp 4
1.1.2.2 Phân loại tài sản lưu động của doanh nghiệp 7
1.2.Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 13
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 13
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 16
1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 22
1.3.1 Nhân tố chủ quan 22
1.3.2 Nhân tố khách quan 23
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TUYÊN QUANG 24
2.1 Khái quát về Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 24
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận thuộc Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 26
2.1.2.1 Các phòng ban thuộc khối Văn phòng 26
2.1.2.2 Các đơn vị sản xuất 28
2.1.3 Hoạt động của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 29
2.1.3.2 Dịch vụ Viễn thông 31
2.1.3.3Phát triển mới máy điện thoại 32
2.1.3.4 Kết quả hoạt động chủ yếu 32
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 34
2.2.1 Thực trạng TSLĐ của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 34
2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 40
2.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của Bưu Điện Tỉnh 45
2.3.1 Kết quả đạt được 45
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 45
2.3.2.1 Hạn chế 45
2.3.2.2 Nguyên nhân 47
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TUYÊN QUANG 49
3.1: Định hướng phát triển của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang 49
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang 53
3.2.1 Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động . 53
3.2.2: Xác định vốn lưu động phù hợp đối với các đơn vị sản xuất 57
3.2.3 Nâng cao trình độ cán bộ quản lý 58
3.3: Kiến nghị: 58
3.3.1: Kiến nghị với Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam 58
3.3.2 Kiến nghị với Tập Đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt nam 59
KẾT LUẬN 60
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là một việc không thể thiếu, tín dụng thương mại làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp cần quản lý tốt các khoản tín dụng thương mại, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu, muốn vậy doanh nghiệp cần phân loại và theo dõi số dư nợ của từng nhóm khách hàng, xác định tiêu chuẩn tín dụng, xây dựng chiết khấu thanh toán thích hợp, xác định thời gian bán chịu hợp lý, có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng...
Để doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro và các chi phí không cần thiết làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ thì ngoài những biện pháp đôn đốc thu hồi các khoản nợ, doanh nghiệp cần xác định và lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi để có thể sử dụng khi doanh nghiệp có các khoản thu không thể thu hồi được, bảo toàn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.
1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố chủ quan
Doanh nghiệp có các nhà quản lý có trình độ, được đào tạo, có khả năng phân tích đánh giá dự báo để sử lý kịp thời các vấn đề nảy sinh . Việc doanh nghiệp bố trí lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ sẽ giúp họ phát huy năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong công tác quản lý sử dụng tài sản lưu động, con người đóng vai trò nhân tố ảnh hưởng quan trọng, con người là chủ thể của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, họ là người ra các quyết định quản lý, vận hành máy móc tạo ra sản phẩm, do đó vấn đề con người luôn là then chốt quyết định các vấn đề khác.
- Do trình độ quản lý: Thể hiện ở trình độ quản lý sản xuất và quản lý tài chính
+ Quản lý sản xuất: Việc bố trí lực lượng lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ sẽ giúp người lao động phát huy năng lực của bản thân họ và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Quản lý tài chính: xác định đúng nhu cầu VLĐ, bố trí cơ cấu vốn hợp lý không để vốn ứ đọng dư thừa, phân tích đánh giá, dự báo chính xác các chính sách về tiền mặt, dự trữ, chính sách về tín dụng thương mại .. để huy động vốn đủ cho sản xuất kinh doanh.
- Việc lựa chọn phương án đầu tư: Là nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp lựa chọn được các phương án đầu tư tốt, sản phẩm sản xuất ra được khách hàng ưa chuộng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có giá thành hợp lý thì doanh nghiệp sẽ thu hút được khách hàng, tăng vòng quay VLĐ.
1.3.2 Nhân tố khách quan
Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp luôn gắn liền và chịu tác động to lớn của môi trường xung quanh. Khả năng cải tạo môi trường theo hướng có lợi cho doanh nghiệp là rất khó khăn, chính vì thế mà việc phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của môi trường xung quanh để thích nghi, tồn tại và phát triển. Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm
- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: Các chính sách vĩ mô của Chính phủ như: chính sách tài khoá, chính sách lãi suất, chính sách hối đoái....sẽ tác động đến giá trị và khối lượng các khoản mục trong tài sản lưu động rất lớn.
Tình trạng lạm phát, thiểu phát của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp. Nếu thiểu phát sẽ dẫn đến sức mua kém, sản phẩm sản xuất ra tồn kho, ứ đọng TSLĐ, chậm luân chuyển vốn. Nền kinh tế lạm phát, sức mua của đồng tiền giảm, tăng giá các loại vật tư nguyên liệu đầu vào, TSLĐ sẽ sụt giảm theo tốc độ mất giá của đồng tiền.
Môi trường chính trị - xã hội tác động đến hành vi tiêu dùng của khách hàng, ngoài ra tác động đến các mặt hàng xuất nhập khẩu.
- Tác động của khoa học kỹ thuật: Khoa học kỹ thuật liên tục có sự thay đổi , ảnh hưởng đến năng suất lao động, giá thành của sản phẩm, khả năng bảo quản sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm do thay đổi mẫu mã... Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc phân bổ và sử dụng hiệu quả TSLĐ đòi hỏi doanh nghiệp phải kịp thời nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và có giải pháp đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu phát triển.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH TUYÊN QUANG
2.1 Khái quát về Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang
Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang là một thành viên trực thuộc Tập đoàn Bưu Chính – Viễn thông Việt Nam, thực hiện hạch toán phụ thuộc với Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam.
Trụ sở: Phường Phan Thiết – TX Tuyên Quang
Điện thoại: 027.922889
Fax: 027.922567
Số đăng ký kinh doanh: 1516000015
Ngày 22 tháng 08 năm 1945, Sở dây thép của chế độ cũ đã được giao cho thay mặt Việt minh, đây là cơ sở đầu tiên của Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang sau này, nhiệm vụ chủ yếu lúc đó là tổ chức mạng lưới điện, đường thư phục vụ hoạt động của Chính quyền cách mạng, với tên gọi là Ty Bưu Điện Tuyên Quang, trực thuộc Nha Giám đốc Bắc phần.
Kỳ họp Quốc hội thứ 2 khoá V, tháng 4 năm 1976 quyết định sát nhập tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên, lấy thị xã Hà Giang làm tỉnh lỵ, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang và Bưu Điện tỉnh Hà Giang sát nhập, lấy tên là Bưu Điện tỉnh Hà Tuyên.
Ngày 2 tháng 10 năm 1987, Tổng cục Bưu Điện ra quyết định số 1049/TCCB về mô hình tổ chức quản lý của Bưu Điện Tỉnh Hà Tuyên gồm 5 phòng:
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tài chính – kế toán – thống kê
Phòng Kế hoạch vật tư – Xây dựng cơ bản
Phòng Quản lý nghiệp vụ
Phòng Quản lý kỹ thuật
Khối sản xuất gồm có 15 Bưu Điện huyện thị, Bưu Điện hệ 1 và 3 Công ty:
Công ty Điện báo - Điện thoại
Công ty Bưu chính – Phát hành báo chí
Công ty xây lắp dịch vụ kỹ thuật Bưu điện
Nghị định số 115/HĐBT ngày 7 tháng 4 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chuyển Tổng cục Bưu Điện thành Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xoá bỏ bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang đổi mới tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất, phân cấp quản lý tài chính cho cơ sở, thực hiện giao kế hoạch cho các đơn vị sản xuất, các đơn vị có sự tự chủ về kế hoạch sản xuất, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của đơn vị.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Bưu Điện Hà Tuyên chia tách thành hai Bưu Điện Tỉnh, nhân viên Bưu Điện Tỉnh Tuyên Quang lúc này còn có 303 người, khối sản xuất còn 7 đơn vị gồm 5 Bưu điện huyện, 2 công ty , các tổ chuyên viên khối văn phòng thuộc Bưu Điện tỉnh gồm 5 tổ.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999, mô hình tổ chức bộ máy có sự thay đổi, các tổ chuyên viên nâng cấp lên thành phòng. Khối văn phòng gồm có 5 phòng:
Phòng Tổ chức cán bộ – Lao động – Tiền lương
Phòng Kế toán – Thống kê - Tài chính
Phòng Bưu chính – Viễn thông – Tin học
Phòng Đầu tư – Xây dựng cơ bản
Phòng hành chính quản trị
Khối sản xuất gồm có:
Công ty Điện báo - Điện thoại
Công ty Bưu chính – Phát hành báo chí
Bưu Điện Huyện Sơn Dương
Bưu Điện Huyện Yên Sơn
Bưu Điện Huyện Hàm Yên
Bưu Điện Huyện Chiêm Hoá
Bưu Điện Huyện Na Hang
Theo mô hình trên, các Bưu điện huyện quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh về bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện theo địa giới hành chính, Công ty Điện báo - Điện thoại quản lý hoạt động viễn thông và Công ty Bưu chính – Phát hành báo chí quản lý hoạt động bưu chính – phát hành báo chí tại địa bàn Thị Xã Tuyên Quang. Mô hình tổ chức này được duy trì đến 31 tháng 7 năm 2002. Ngày 15 tháng 8 năm 2002, thực hiện chủ trương của Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông Việt Nam tách Bưu chính – Viễn thông chuẩn bị cho thành lập Tập đoàn Bưu Chính – Viễn thông, tách toàn bộ hệ thống viễn thông tại các huyện bàn giao sang Công ty Điện báo - Điện thoại quản lý, các Bưu điện huyện chỉ hoạt động về lĩnh vực bưu chính và các dịch vụ viễn thông tại các điểm công cộng, dịch vụ hỗ trợ viễn thông.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận thuộc Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang
2.1.2.1 Các phòng ban thuộc khối Văn phòng
Phòng Tổ chức – Cán bộ – Lao động tiền lương:
Tham mưu và giúp Giám đốc Bưu Điện Tỉnh trong công tác tổ chức, công tác quản trị nguồn nhân lực, công tác thanh tra pháp chế, công tác thi đua – truyền thống, công tác hành chính – quản trị của Bưu Điện tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng, đề xuất phương án tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Bưu Điện tỉnh, xây dựng nội quy lao động, các quy định về khen thưởng và kỷ luật, lập kế hoạch, lập kế hoạch, quy hoạch cán bộ, kế hoạch lao động và tổ chức thực hiện kế hoạch, quy hoạch cán bộ.
Xây dựng chủ trương, lập kế hoạch về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo lao động hàng năm theo định mức, định biên của các đơn vị trực thuộc Bưu Điện tỉnh phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, điều kiện thực tế nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong từng thời kỳ và hàng năm.
Thực hiện các chính sách về tiền lương, chính sách xã hội, chế độ bảo hiểm, khen thưởng, kỷ luật, xây dựng chế độ tiền lương phù hợp với từng chức danh, công việc. Phân cấp quản lý tổ chức và quản trị nguồn nhân lực các đơn vị, đào tạo, bồi dư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status