Một số đề xuất nhằm phát triển, nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển ở vietrans - pdf 28

Download miễn phí Luận văn Một số đề xuất nhằm phát triển, nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển ở vietrans



 
CHƯƠNG I . MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA 1
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1
I - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO NHẬN Ở VIỆT NAM 1
1. Khái niệm chung về giao nhận 1
2. Sự ra đời của ngành giao nhận ở Việt Nam 2
3. Các giai đoạn phát triển của ngành giao nhận Việt Nam 2
II - VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN HÀNG HOÁ 3
1. Vai trò của người giao nhận hàng hóa 3
2. Nhiệm vụ của người giao nhận 5
III - NỘI DUNG LIÊN QUAN TỚI GIAO NHẬN HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ BẰNG 5
ĐƯỜNG BIỂN 5
1. Các hình thức giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển 5
2. Các tổ chức Quốc tế và công ước liên quan đến giao nhận đường biển 6
chương II. thực trạng hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hoá 11
tại công ty vietrans 11
I - VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VIETRANS 11
1. Quá trình hình thành và phát triển của VIETRANS 11
2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của VIETRANS 12
Để thực hiện tốt các chức năng trên, VIETRANS phải thực hiện những nhiệm vụ 12
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty VIETRANS 14
Dưới đây là vài nét sơ qua về cơ cấu tổ chức các phòng ban trong công ty 15
II - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN CỦA VIETRANS 17
1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận ở VIETRANS 17
BIỂU 1: HỆ THỐNG KHO BÃI CỦA CÔNG TY 17
BIỂU 2: HỆ THỐNG PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ CỦA VIETRANS 18
BIỂU 3: BIỂU ĐỒ SẢN LƯỢNG GIAO NHẬN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU QUA CÁC 18
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 19
BIỂU 4 : CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG GIAO NHẬN CỦA VIETRANS 21
TLM = M M0 x 100 (%) 22
TSF = F M x 100 (%) 22
2. Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển 23
Bước 2: Tổ chức giao hàng lên tàu 24
Nhận hàng từ tàu, giao hàng từ kho bãi 27
Bước 2: Giao hàng cho chủ hàng nội địa 28
Quản lý kho căn cứ vào bảng kê khai hàng hóa xuất kho, xác định vị trí hàng 28
Bước 3: Giải quyết khiếu nại khi có khiếu nại của chủ hàng nội địa. 28
Nhận hàng từ tàu, giao hàng cho chủ hàng nội địa ngay ở cầu tàu: 28
Quy trình nhận hàng nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 28
Giám định: 29
III - ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA 30
1. Thuận lợi 30
2. Khó khăn 30
Nguyên nhân: 31
Chương III. Một số đề xuất nhằm phát triển, nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển ở vietrans 32
I - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA VIETRANS TRONG 32
THỜI GIAN TỚI 32
1. Mục tiêu trong tương lai của ngành vận tải nước ta 32
BIỂU 6: DỰ ĐOÁN NHU CẦU GIAO - VẬN HÀNG HÓA 2000 VÀ 2010 32
2. Phương hướng và nhiệm vụ của VIETRANS trong thời gian tới 33
II - NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA 33
1. Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu chuyên chở bằng đường biển 34
Quy trình giao hàng xuất khẩu chuyên chở bằng đường biển 36
Quy trình nhận hàng nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 38
3. Một số giải pháp khác 39
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tổ chức của công ty Vietrans
các công ty
liên doanh
- lotus joint venture co., ltd
- tnt-vietrans
express world
wide co., ltd
(vietnam)
Phòng pháp chế và đối ngoại
bộ phận quản lý
Phòng
kế toán tài vụ
Phòng
tổ chức
cán bộ
các chi nhánh
- hải phòng
- đà nẵng
- Quy nhơn
- Nha trang
- tp. hồ chí minh
Phòng
tổng hợp
Phòng hành chính
quản trị
Văn phòng thay mặt ở
nước ngoài
- odessa
-Vladivostock
các phó giám đốc
giám đốc

nghiệp
dịch vụ xây dựng
Đội
xe
Phòng giao
nhận vận tải
bộ phận kinh doanh dịch vụ
Phòng Mar- keting
Phòng giao nhận hàng công trình
Kho Yên Viên
Phòng
gửi
hàng
Phòng triển lãm
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
hàng
không
Phòng chuyển tải
Phòng vận
tải
quốc
tế
II - tổng quan tình hình hoạt động giao nhận của vietrans
1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận ở VIETRANS
Công ty giao nhận kho vận ngoại thương là công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ nhiều chức năng, tuy nhiên hoạt động kinh doanh chính vẫn là giao nhận vận tải. Giao nhận vận tải là đầu mối cho lĩnh vực hoạt động khác trong đó bao gồm cả giao nhận đường biển. Gần 30 năm hoạt động, công ty đã giao nhận một khối lượng hàng hóa trên 100 triệu tấn, trong đó trên 85 triệu tấn hàng nhập và hơn 10 triệu tấn hàng xuất.
Để xem xét khả năng thực tế hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty VIETRANS, ta xét đến hệ thống cơ sở hạ tầng của công ty cụ thể là hệ thống kho bãi của công ty với số liệu như sau:
Biểu 1: Hệ thống kho bãi của công ty
Khu vực
Diện tích
Kho hàng (m2)
Diện tích Bãi Container (m2)
Kho ngoại quan (m2)
Hà Nội
2.500
9.300
Hải Phòng
75.140
79.537
12.500
Đà Nẵng
11.250
30.000
5.000
Quy Nhơn
6.000
20.000
TP. Hồ Chí Minh
1.340
Liên doanh Lotus
3.200
8.000
Nguồn: Báo cáo của công ty năm 1998
Như vậy, hệ thống kho bãi của công ty VIETRANS nằm ở tất cả các cảng lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Hải Phòng và Đà Nẵng, hai cảng lớn nhất ở miền bắc và miền
trung. Kho ngoại quan chưa thực sự phát triển, chỉ mới có Hải Phòng và Đà Nẵng.
Biểu 2: Hệ thống phương tiện, thiết bị của VIETRANS
Loại xe
Chiếc xe (chiếc)
Trọng tải (tấn)
Chuyên chở container
100
Loại xe vận tải khác
100
5 - 20
Đội tàu
2
10.000
Nguồn: Báo cáo của công ty năm 1998
Về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nhìn chung tăng đều qua các năm từ 1994 - 2000. Có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ sau:
Biểu 3: biểu đồ sản lượng giao nhận hàng xuất nhập khẩu qua các
năm 1994 - 2000
Tấn
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy sản lượng giao hàng xuất của công ty năm 2000 đạt 25.510 tấn, tăng 55% so với năm 1999; sản lượng giao hàng nhập là 85.156 tấn tăng 162% so với năm 1999. Sở dĩ lượng hàng xuất nhỏ hơn lượng hàng nhập là vì VIETRANS không có ưu thế về đại lý và hãng tàu nên khả năng cạnh tranh về hàng
xuất yếu, lợi nhuận không cao. Còn hàng nhập thì chủ yếu là hàng công trình có giá trị lớn, đòi hỏi uy tín cao; các lô hàng nhỏ, lẻ và chỉ giao nhận trong nội địa thì lãi ít vì bị cạnh tranh về giá. Xét từ năm 1994 trở lại đây, ta có thể thấy sản lượng giao hàng xuất nhập khẩu tăng ổn định từ năm 1994 đến năm 1996 (cao nhất là năm 1996); sang đến năm 1997 và 1998 sản lượng hàng hóa giảm xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á. Năm 1999 tình hình có khả quan hơn và trong năm 2000 vừa qua, VIETRANS đạt được khối lượng giao hàng rất lớn. Tuy sản lượng đó so với năm 1999 là lớn xong vẫn không đáng kể so với các hãng giao nhận khác. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay VIETRANS không còn khách hàng lớn, thường xuyên, không được làm đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài có chân hàng ổn định hay các hãng tàu...đặc biệt trên thị trường giao nhận vận tải, với sự tham gia của các công ty giao nhận đa quốc gia, công ty liên
doanh, công ty cổ phần, công ty tư nhân,...với cơ chế tài chính linh hoạt nên nghiệp vụ này bị chững lại.
Bên cạnh đó, trên thị trường luôn xuất hiện hiện tượng đội giá, phá giá, làm vỏ bọc cho người nước ngoài kinh doanh trốn thuế,... gây không ít khó khăn cho VIETRANS. Trước tình hình như vậy đòi hỏi công ty phải đổi mới trên nhiều lĩnh vực linh doanh để giành và giữ thị phần cả trong lẫn ngoài nước, đồng thời ổn định cơ cấu tổ chức, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh theo phương châm kết hợp vận tải đa cách với giao nhận vận tải đơn thuần, mở thêm tuyến vận tải container, gửi hàng từ cửa đến cửa, mở rộng đại lý đường biển, đường không, đại lý chuyển phát nhanh,... tìm đối tác nước ngoài để liên doanh, liên kết trong khả năng có thể. Hiện nay VIETRANS vẫn là đại lý phụ của Vinatrans đối với Hapag Lloyd's, hợp tác chặt chẽ với hãng giao nhận Hansol CSN Co., (Hàn Quốc), Suzue Corporation (Nhật Bản), Mark Davie (Philippine), Altas International (Canada),... đồng thời tích cực gom hàng và giao nhận nội địa. Riêng chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác với các đại lý TTA, Tower Group Excell và là bạn hàng với các hãng tàu uy tín như Yangmai (Hồng Kông), Cang Myeing Shipping Co., Ltd. (Hàn Quốc), Lintas Samudera (Indonesia),...
Về thị trường giao nhận của VIETRANS thì chỉ giới hạn trong một số nước thuộc khối XHCN cũ nay hoạt động của công ty đã vươn ra nhiều nưóc trên thế giới. Thị trường của VIETRANS hiện nay bao gồm:
- Khu vực Đông Nam á: các nước ASEAN
- Khu vực Nam á: ấn Độ, Pakistan
- Khu vực Đông Bắc á: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản
- Khu vực Tây Âu: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch
- Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Cu Ba
Trong các thị trường trên thì Đông Bắc á là một thị trường lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần theo từng năm, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn. VIETRANS có hợp tác làm đại lý lẫn nhau với một số công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc nên có thể đảm nhận với khách hàng dịch vụ vận chuyển trọn gói; Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước có số vốn đầu tư vào Việt Nam lớn đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp nhẹ, nên hàng năm có một khối lượng lớn máy móc, thiết bị được giao nhận qua VIETRANS. Tuy nhiên, một số công ty của Nhật Bản và Hàn Quốc đang từng bước tiến vào thị trường giao nhận Việt Nam thâu tóm các mối giao nhận từ Việt - Nhật, Việt - Hàn và tiến tới tham gia dịch vụ giao nhận hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài làm cho sản lượng giao nhận của VIETRANS bị giảm sút.
Khu vực Châu Âu trước kia chiếm tỷ trọng trên 80% sản lượng giao nhận hàng hóa quốc tế của công ty, hiện nay tỷ lệ này đã giảm nhưng vẫn là thị trường lớn của công ty. ở khu vực này, ưu thế của công ty là có nhiều kinh nghiệm, các tuyến luồng hàng đã được xây dựng một cách hoàn chỉnh và có các đối tác lâu năm như các nước trong
khối XHCN cũ. Mặt khác vì là thành viên của ASEAN, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tạo dựng mối quan hệ với EU nên sản lượng giao nhận hàng hóa của VIETRANS tới thị trường EU tăng. Nhưng sản lượng giao nhận với thị trường này có xu hướng giảm từ 37% năm 1997 xuống còn 32,56% năm 1998 vì số lượng, chủng loại hàng xuất sang EU theo hạn ngạch ngày càng tăng, trong khi đó lượng hàng từ EU vào Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị...thuộc phạm vi các dự án đầu tư nên triển khai rất chậm. Thêm nữa, khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và EU quá xa, thời gian vận chuyển thường kéo dài từ 35 đến 50 ngày (vận chuyển trogn các nước Châu á chỉ mất từ 3 đến 7 ngày) do vậy chu kỳ kinh doanh bị kéo dài, khả năng quay vòng vốn chậm, hiệu quả kinh doanh thấp...
Ngoài hai khu vực trên, ASEAN cũng là một thị trường lớn của Việt Nam. Năm 1999, tỷ trọng xuất khẩu của các nước ASEAN chiếm 21,3%. Qua đó ta có thể thấy Châu á và ASEAN là khu vực làm ăn buôn bán khá hấp dẫn, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Chính vì lẽ đó, VIETRANS đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tăng cường giao nhận và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực này. Có thể nói rằng đây là thị trường ít rủi ro và dễ kinh doanh nhất nên luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty xuất nhập khẩu và các công ty trong lĩnh vực giao nhận đều muốn đảm nhận công tác giao nhận ở thị trường này.
Bên cạnh đó, VIETRANS còn có hai thị trường lớn là Trung Quốc và Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu (theo đường chính ngạch) sang Trung Quốc tăng từ 340,2 triệu USD năm 1996 lên 858,8 triệu USD năm 1999. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 504 triệu USD năm 1999, gấp 4 lần năm 1995 (170 triệu USD), chiếm tỷ trọng 4,4% so với 3,1% năm 1995. Mặc dù khối lượng hàng hóa giao nhận của VIETRANS vào hai thị trường này còn khá khiêm tốn, xong đây sẽ là hai thị trường đầy tiềm năng trong tương lai gần, nhất là sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được thông qua và Việt Nam được tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thêm nữa, về mặt địa lý Trung Quốc nằm sát cạnh Việt Nam, có nhiều cửa
khẩu thông thương dọc theo đường biên giới, dự án tuyến đường sắt Việt-Trung đang được triển khai sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
Với tốc độ phát triển của thương mại hiện nay, dịch vụ giao nhận trở thành một ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status