Nhà nước và vai trò của nhà nước XHCN Việt nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Nhà nước và vai trò của nhà nước XHCN Việt nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay



MỤC LỤC
A.Đặt vấn đề.1
B. Giải quyết vấn đề.2
 I. Lý luận về nhà nước.2
 1. Một số quan điểm trước Mac về nhà nứơc.2
 1.1. Lý luận của trường phái cổ điển.2
 1.2 Quan điểm của nhà tư tưởng Tây Âu thời kì cận đại về nhà nước.3
 2. Quan điểm của chủ nghĩa Mac Lênin về nhà nước.5
 3. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước.6
 3.1. Nguồn gốc của nhà nước.6
 3.2. Bản chất của nhà nước.7
 4. Đặc trưng cơ bản và chức năng của nhà nước.8
 4.1. Đặc trưng cơ bản của nhà nứoc.8
 4.2. Chức năng của nhà nước.9
 5. Các kiểu và hình thức nhà nước.10
 5.1. Các kiểu nhà nứơc trong lịch sử.10
 5.2. Hình thưc nhà nước.12
 II. Nhà nứoc Xã Hội Chủ Nghĩa.14
 2.1. Một số mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới.14
 2.2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.14
 2.3. Tư tưởng Hô Chí Minh về nhà nước pháp quyền.15
 III. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.17
1. Vai trò quản lý của nhà nứơc trong nền kinh tế thị trường.17
2.1. Xây dựng hệ thống chính sách vĩ mô ổn định.17
2.2 Vai trò tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn.17
2.3 Vai trò bảo hộ .18
2.4. Vai trò can thiệp , điều chỉnh bổ sung thị trường.18
2. Thành tựu đạt được.19
3. Hạn chế.19
4. Giải pháp.20
C. Kết thúc vấn đề.21.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ước đảm bảo tính hiệu quả cho sự phát triển, Nhà nước dùng các chính sách tiền tệ kinh tế phát triển nhanh chóng. Với công cụ là hệ thống luật pháp, Nhà nước sử dụng nhằm điều chỉnh nền kinh tế phát triển đúng hướng, bảo đảm sự ổn định ngăn chặn những hiện tượng xấu không đáng có.
Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin là đúng đắn nhất.Trong bất kỳ một quốc gia nào đều nhất thiết phải có sự tham gia điều tiết của Nhà nước. Nhà nước điều chỉnh và duy trì xã hội thích nghi với những điều kiện mới và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế. Việt Nam ta theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin đã và đang xây dựng củng cố vai trò Nhà nước CHXHCNVN trong nền kinh tế
3. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước.
3.1. Nguồn gốc của nhà nước
Lịch sử đã cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước.Trong xã hội nguyên thuỷ, do kinh tế còn thấp kém,chưa có sự phân hoá giai cấp, nên chưa có nhà nước, mọi người đều bình đẳng và hưởng thụ, xã hội không phân biệt kẻ giàu , người nghèo, không có sự phân chia giai cấp.Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc là các tộc trưởng do dân bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng các quy tắc chung.Trong tay họ không có và cũng không cần một công cụ đặc biệt nào. Những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc không có đặc quyền lợi nào họ cùng sống, lao động và hưởng thụ như mọi thành viên khác và chịu sự kiểm tra của cộng đồng.
Lực lượng sản xuất và năng suất lao động phát triển đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội cộng sản nguyên thủy.Sản xuất phát triển nên lúc này đã xuất hiện sản phẩm dư thừa và phần này đã bị những người đứng đầu thị tộc và bộ lạc chiếm giữ. Đã dẫn đến sự ra đời của xã hội tư hữu đã phân chia xã hội thành kẻ giàu người nghèo, thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội.Để điều đó không xảy ra một cơ quan quyền lực đã ra đời, đó là nhà nước. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ. Tiếp đó là nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vậy nguồn gốc sâu sa của sự ra đời của nhà nước làdo sự ra đời của quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước lNhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điêu hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, nhưng mâu thuẫn giai cấp không thể điêù hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được’’. Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa.
3.2. Bản chất của nhà nước
Nhà nước ra đời tựa hồ đứng ngoài xã hội, làm cho xã hội tồn tại trong vòng trật tự nhất định nhưng trên thực tế, chỉ có giai cấp có thế lực nhất- giai cấp thống trị về kinh tế mới đủ điều kiện lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước. Nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị, và do đó có thêm những phương tiện để đàn áp bóc lột giai cấp khác. Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc, là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là công cụ chuyên chính của một giai cấp. Nhà nước chính là bộ máy do giai cấp thông trị về kinh tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hoá củng cố áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Ví dụ trong các xã hội bóc lột, nhà nước của giai cấp bóc lột ( nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản) đều có bản chất chung là bộ máy thực hiện nên chuyên chính của giai cấp bóc lột là giai cấp chiếm thiểu số trong xã hội. Ngược lại trong nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, lực lượng chiếm đa số trong xã hội, trấn áp những lực lượng xã hội cũ đã bị lật đổ, xây dựng một xã hội công bằng dân chủ và văn minh.
Như vậy, theo bản chất của nhà nước không thể là lượng điêù hoà sự xung đột giai cấp mà trái lại nó càng làm cho giai cấp mẫu thuẫn càng gay gắt. Nhà nước là một bộ phận quan trọng nhất của kinh tế thị trường trong xã hội có giai cấp. Tất cả những hoạt động chính trị , văn hoá, xã hội do nhà nước tiến hành, xét cho cùng đều vì lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, cho dù được che giấu dưới hình thức tinh vi như thế nào, cho dù bị khúc xạ qua những năng kính phức tạp ra sao,nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thông trị.Như cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản nổ ra với khẩu hiệu bình đẳng, công bằng, tự do nhưng thực tế khi giành được thắng lợi thì không được thực hiện như thế, nhà nước tư sản thành lập chỉ để phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản, còn giai cấp vô sản thì bị bóc lột tàn tệ hơn xã hội trước.
4.Đặc trưng và chức năng của nhà nước.
4.1.Đặc trưng của nhà nước.
4.1.1. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhấtđịnh.
Nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ cư chú. Quyền lực nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trong lãnh thổ không phân biệt huyết thống .Đặc trưng này làm xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng với nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định.
4.1.2. Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡngchế đối với mọi thành viên trong xã hội.
Nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp. Bộ máy quyền lực đó gồm có các đội vũ trang đặc biệt: quân đội, cảnh sát, nhà tù...và bộ maý quản lý hành chính. Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết bị chế bạo lực để pháp lực của mình được thực thi trong thực tế.
4.1.3 Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị.
Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khoá, quốc trái và các loại hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính cưỡng bức để nuôi sống bộ máy cai trị. Bằng các hình thức khác nhau như vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột không nhưng là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột của giai cấp bị áp bức.
4.2. Chức năng cơ bản của nhà nước.
Tuỳ theo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị , nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
4.2.1. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội
Chức năng thống trị chính trị của giai cấp-chức năng giai cấp- là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội.Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó.
Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thoả mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. Giai cấp thông trị bao giờ cũng biết giới hạn kiện toàn cách thực hiện chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song chức năng xã hội lại là cơ sở cho việc thực hiện chức năng giai cấp, bởi vì chức năng giai cấp chỉ có thể thực hiện được thông qua chức năng xã hội. Ph.Ăngghen đã viết “Ơ khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sơ của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”
4.2.2. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại.
Chức năng đối nội của nhà nước thực hiện các nhiệm vụ bên trong của đất nước như: duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và các trật tự khác có trong xã hội. Điều đó đều được pháp luật hoá và được thực hiện nhờ sự cưỡng chế của bộ máy nhà nước. Nhà nước còn sử dụng các bộ máy thông tin, các cơ quan văn hoá, giáo dục...để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội .
Chức năng đối ngoại của nhà nước thể hiện nhiệm vụ bên ngoài của đất nước như:bảo vệ lãnh thổ của đất nước, chống giặc ngoại xâm.Thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia.Giữ vững và không ngừng phát huy địa vị của nhà nước đó trên trường quốc tế.
Ngày nay trong xu thế hội nhập khu vực và trên thế giới thì chức năng đối ngoại của nhà nước ngày càng quan trọng hơn. Cả hai chức năng đối nội và đối ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status