Nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty CPSXDVXNK Từ Liêm - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty CPSXDVXNK Từ Liêm



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP 1
I.Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 1
1.Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp 1
1.1.Khái niệm quản trị nhân sự 1
1.2. Tầm quan trọng của quản trị nhân sự 3
2. Mục tiêu của quản trị nhân sự. 4
3. Nội dung cơ bản của quản trị nhân sự 5
3.1. Tuyển dụng nhân sự 5
3.2. Bố trí và sử dụng nhân sự 6
3.3.Đào tạo và phát triển nhân sự 7
3.4. Đãi ngộ nhân sự 8
 II. Đãi Ngộ nhân sự trong doanh nghiệp 9
1 .Tầm quan trọng của đãi ngộ nhân sự 9
1.1 Khái niệm đãi ngộ nhân sự 9
1.2. Vai trò của đãi ngộ nhân sự 10
1.2.1. Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 10
1.2.2. Đối với việc thoả mãn nhu cầu lao động 11
1.2.3. Đối với việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội 12
2. Các hình thức đãi ngộ nhân sự 13
2.1 Đãi ngộ tài chính 13
2.1.1.Tiền lương 13
2.1.2. Tiền thưởng 15
2.1.3 Cổ phần 16
2.1.4. Phụ cấp 16
2.1.5. Trợ Cấp 16
2.1.6. Phúc lợi 17
2.2. Đãi ngộ phi tài chính 18
2.2.1. Đãi ngộ thông qua công việc 18
2.2.2. Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc 19
 3. Tổ chức công tác đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp 21
 3.1. Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự 21
 3.1.1. Các nguyên tắc xây dựng chính sách đãi ngộ 21
3.1.2. Các căn bản cứ xây dựng chính sách đãi ngộ 22
3.1.3. Yêu cầu đối với chính sách đãi ngộ. 23
3.1.4. Một số chính sách đãi ngộ nhân sự cơ bản trong doanh nghiệp thương mại. 24
3.2. Triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ nhân sự 27
3.2.1. Xây dựng hệ thống đánh giá thành tích công tác của người lao động 27
3.2.2. Thiết lập các quy định, quy tắc, thủ tục hỗ trợ thực hiện chính sách đãi ngộ nhân sự. 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TỪ LIÊM 34
I. Giới thiệu tóm lược về công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm 34
1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 34
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 35
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ và bộ máy hoạt kinh doanh. 37
II. Môi trường kinh doanh của đơn vị. 40
2.1. Môi trường bên ngoài. 40
2.2. Môi trường kinh doanh bên trong của Công ty. 41
2.3. Nhận xét chúng về MTKD của Công ty . 42
III.Phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty 43
A. Các mặt hoạt động kinh doan chủ yếu của doanh nghiệp 43
1.1. Mặt hàng kinh doanh và đặt điểm của nó. 43
1.2. Nguồn cung ứng của doanh nghiệp. 44
 
B. Tình hình lao động tiền lương 44
2.1.Kết cấu lao động 44
2.2 Tổ chức và quản lý lao động. 45
2.3. Phân tích năng suất lao động. 46
2.4. Phân tích tình hình tiền lương và tiền thưởng. 47
C. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 48
IV.Thực trạng công tác đãi ngộ nhân sự trong công ty cổ phần dịch vụ xuất nhập khẩu từ liêm. 51
 1.Thực trang công tác đãi ngộ tài chính trong công ty 51
 1.1.Đãi ngộ tài chính trực tiếp 51
1.1.1 .Đãi ngộ thông qua tiền lương 51
1.1.2.Đãi ngộ thông qua tiền thưởng 58
1.2. Đãi ngộ tài chính gián tiếp 60
2. Thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính tại Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm . 62
2.1.Thực trạng công tác đãi ngộ thông qua công việc 62
2.2 Thực trạng công tác đãi ngộ phi tài chính thông qua môi trường làm việc 65
V.Đánh giá công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu từ liêm. 67
1.Nhận xét và đánh giá về công tác đãi ngộ nhân sự tại Công ty 67
1.1. Những ưu điểm. 67
1.2. Những hạn chế. 69
CHƯƠNG III : MỘT SỒ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TỪ LIÊM 70
I.Mục tiêu phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 70
1.Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh 70
II.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân sự tại Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm. 70
A. Các giải pháp liên quan đến đãi ngộ tài chính 71
1.Giải pháp về tiền lương. 71
2. Giải pháp về tiền thưởng. 76
3.Các giải pháp liên quan đến đãi ngộ tài chính gián tiếp . 77
B. Các giải pháp liên quan đến đãi ngộ phi tài chính. 78
1.Các giải pháp liên quan đến đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc. 78
1.1 Trong giai đoạn phân công giao việc. 78
1.2 .Trong quá trình nhân viên thực hiện công việc 79
2.Một số giải pháp liên quan đến môi trường làm việc. 80
 2.1.Xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa cấp trên cấp dưới . 80
 2.2 Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp đoàn kết, chan hoà. 81
 2.3 . Nâng cao chất lượng điều kiện làm việc –sắp xếp thời gian làm việc hợp lý . 82
C. Một số ý kiến đề xuất khác . 83
1.Về tuyển dụng : 83
2.Về đào tạo ,phát triển nhân sự. 84
3.Về đánh giá nhân sự. 84
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thiệt hai cho Công ty.
Các thành viên hội đồng quản trị được hưởng thù lao, tiền thưởng do đại hội cổ đông quyết định.
Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do đại hội đồng bầu cử, trong đó có một thành viên có chuyên môn kế toán. Nhiệm kỳ của kiểm soát viên trùng với nhiệm kỳ của hội đồng quản trị.
Trách nhiệm của kiểm soát viên:
Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của Công ty và đề nghị triệu tập đại hội khi thấy cần thiết.
Trình đại hội cổ đông kết quả thẩm tra tài chính của Công ty và ý kiến độc lập của mình. Đại hội đồng cổ đông không thông qua quyết toán năm tài chính nếu chưa được ban kiểm soát xem xét và có ý kiến.
Báo cáo trước đại hội đồng về sự kiện tài chính bất thường xảy ra, về ưu khuyết điểm trong quản lý tài chỉnh của Giám đốc và của đại hội đồng quản trị.
Yêu cầu các nhân viên trong Công ty cung cấp tình hình số liệu, tài liệu và các thuyết minh liên quan đến các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Tham gia một số liên hợp hội đồng quản trị nhưng không có quyền biểu quyết.
Được hưởng thù lao do đại hội cổ đông quyết định, chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về những vi phạm của mình gây thiệt hại cho Công ty.
- Tổng Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm chung về tình hình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, điều phối liên kết các hoạt động xuất nhập khẩu với sản xuất và kinh doanh nội thương, tạo ra sự kết nối lưu thông luồng hàng hóa bên trong Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc kiêm Phó chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quản lý và điều phối mọi hoạt động cấp dưới một cách sâu sát và có hiệu quả. Phối hợp các hoạt động trong kinh doanh giữa các phòng ban một cách nhịp nhàng và ăn khớp.
Phòng kinh doanh 1: Chuyên về kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh một số mặt hàng tiêu dùng.
Phòng kinh doanh số 2: Chuyên kinh doanh xe máy.
Phòng kinh doanh số 3: Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng điện tử điện lạnh
Phòng kinh doanh số 4: Kinh doanh thuốc tân dược
Phòng kinh doanh số 5: Kinh doanh nội thương.
Phòng kinh doanh số 6 : Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Phòng kinh doanh số 7: Là cửa hàng ăn uống đặc sản Lạng Sơn, địa chỉ 335 Cầu Giấy.
Phòng kinh doanh số 8: Kinh doanh dịch vụ thể thao và kinh doanh bất động sản.
Phòng kinh doanh số 9: Là Khách sạn Quế Hương 97 Cầu Giấy.
Phòng kinh doanh số 10: Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng sắt thép và bán lẻ xăng dầu.
Phòng tổ chức hành chính.
Phòng kế toán tài vụ.
Xưởng lắp ráp đồ điện tử điện lạnh.
Cửa hàng khu mai dịch.
II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ.
2.1. Môi trường bên ngoài.
- Khách hàng: Là các tổ chức cá nhân trong xã hội: Do đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp vừa là kinh doanh nội thương - ngoại thương, vừa tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ, nên khách hàng vừa là người tiêu dùng, các đại lý, các doanh nghiệp khác trên thị trường.
- Người cung ứng: Hoạt động kinh doanh của Công ty là tổng hợp. Với mảng kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà cung ứng của Công ty là các đơn vị kinh doanh nước ngoài như: Nhật, Trung Quốc, ấn Độ, Nga, Italy..chuyên cung cấp các mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh như: Thiết bị máy móc, xe máy, hàng điện tử điện lạnh, hàng sắt thép.
- Đối thủ cạnh tranh: Với các chức năng kinh doanh nội thương bán lẻ hàng tiêu dùng và kinh doanh bất động sản, cung ứng dịch vụ (cửa hàng ăn uống, khách sạn), đối thủ cạnh tranh là tương đối rộng, bao gồm các doanh nghiệp có tham gia kinh doanh các lĩnh vực mà doanh nghiệp có tham ia.
b) Môi trường vĩ mô.
- Các yếu tố về kinh tế-xã hội.
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiều chính sách mới đã được Nhà nước ban hành nhằm thúc đẩy sự phát triển cảu doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nói chung. Với chủ trương cổ phần hóa các DNNN, Công ty từ DNNN nay chuyển sang CTCP hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Nhất là trong xu thế mở cửa của nền kinh tế, hòa nhập với kinh tế trong vùng và trên thế giới, nhiều cơ hội và thử thách đang chờ đón Công ty.
Với tình hình thu nhập quốc dân tăng 8, lạm phát giảm và kiểm soát được tạo điều kiện cho Công ty về đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, còn có nhiều tồn tại bức xúc do biến động của tiền tệ Châu á, nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế có xu hướng chậm lại, làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như của các doanh nghiệp kháChiều. Bài Đứng trước điều kiện kinh tế hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức cho Công ty.
- Điều kiện địa lý tự nhiên: Công ty có tru sở tại 32 cầu giấy và các phòng ban nằm rải khắp Hà Nội nên điều kiện đầu tư phát triển ht kinh doanh của Công ty là rất lớn. Nhất là trong điều kiện thành phố Hà Nội đang trong tiến trình quy hoạch, nhiều khu trung cư, khu liên hiệp thể thao (Mai Dịch), khu công nghiệp và bến xe rất gần trụ sở của Công ty giúp cho Công ty kịp thời nắm bắt nhu cầu phát sinh và đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu đó, tạo điều kiện kinh doanh có hiệu qủa.
- Điều kiện Pháp luật: Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, phát huy quyền tự chủ sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là hệ thống Pháp luật của Nhà nước đã từng bước hoàn thiện, tạo ra một hành pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động. Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa hội nhập Thế giới. Hội nhập vào nền kinh tế ASEAN tham gia AFTA và đang tiến hành tham gia tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Để đáp ứng tình hình trên Nhà nước ban hành một số Luật Thương Mại, Hải quan, thuế và một số văn bản hướng dẫn thực hiện một cách đúng đắn, thuận lợi các chủ chương. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trong khuân khổ Pháp Luật.
Bên cạnh đó, là một doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa theo chủ chương của Nhà nước, Công ty đã định hướng và hưởng các chế độ ưu đãi đảm bảo cho kinh doanh có hiệu quả và thực tế cho thấy kể từ khi cổ phần Công ty đã liên tục làm ăn có lãi, mở rộng hoạt động kinh doanh tạo nhiều công việc cho người lao động, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên.
2.2. Môi trường kinh doanh bên trong của Công ty.
- Nguồn nhân lực: Hiện nay, danh sách cán bộ công nhân viên của công ty có 92 người, trong đó số lao động là cổ đông của Công ty có 87 người (một cổ đông là Nhà nước).
Số cán bộ Công ty Nhà nước chuyển sang hiện đang công tác là 68 người. Số lao động là cổ đông của Công ty tănglên năm 2003 là 10 người, do yêu cầu tăng cường cán bộ nghiệp vụ chuyên môn cho Công ty như: Tài chính, Kế toán, Vi tính, Kinh doanh, Xuất nhập khẩu. Riêng cán bộ thị trường, kinh doanh nội - ngoại thương làm ăn có hiệu quả Công ty sẵn sáng tiếp nhận vào.
Với cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực gọn nhẹ, nhà quản trị có thể điều phối và quán xuyến các hoạt động của Công ty đã ăn khớp, nâng cao năng xuất lao động bình quân.
- Tiền vốn: là doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa với số vốn điều lệ khi thành lập Công ty là 4215 triệu đồng trong đó vốn của các cổ đông là cán bộ công nhân viên là 3422,5 triệu đồng chiếm tỷ lệ 80,5% vốn của Nhà nước là 828,5 triệu đồng chiếm tỷ lệ 19,5%. Đại hội đồng cổ đông đã xem xét các tờ chứng minh nguồn góc và xác định giá trị của các tài sản hiện vật đóng góp và Công ty cổ phần. Vốn điều lệ khi thành lập được chia thành 42510 cổ phần.
2.3. Nhận xét chúng về MTKD của Công ty .
- Khó khăn:
Thị trường của Công ty rộng lớn, đa dạng, phức tạp và không ổn định trong thời gian dài. Thị trường xuất nhập khẩu của Công ty chủ yếu là các nước thuộc khu vực Đông Nam á, Trung Quốc, Nhật Bản vì thế Công ty chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với thị trường quốc tế, sẽ là không có lợi trong điều kiện hội nhập cần thiết hiện nay. Tuy Công ty đã hướng sang các nước Tây Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Đông Nam á. Với thị trường Việt Nam, từ sau khi cổ phần có nghị định cho phép các doanh nghiệp được phép tự do xuất nhập khẩu (chỉ cần đăng ký với bộ Thương Mại) thì áp lực cạnh tranh đối với Công ty bắt đầu tăng dần, khối lượng hàng hóa nhập khẩu trở nên quá tải với thị trường đồng thời nguồn hàng trong nước cho xuất khẩu cũng tạo áp lực không ít cho Công ty. Bên cạnh đó việc nhập khẩu hàng hóa của các Công ty khác cũng tạo nên những áp lực đói với hàng lắp ráp sản xuất của Công ty.
Đặc điểm của Công ty là kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa. Có thể chia các sản phẩm hàng hóa theo ngành hàng sau: Lương thực, may mặc, đồ dùng gia đình, thiết bị máy móc, gỗ và vật liệu xây dựng, công cụ phụ tùng hàng hóa vật tư khác. Chính vì vậy mà Công ty không thể tập trung mội nguồn lực cho lĩnh vực nào để tạo thế cạnh tranh nổi bật.
- Thuận lợi:
Tuy có gặp khó khăn là phải chịu sức ép tương đối mạnh từ phía môi trường. Song với loại hình công ty cổ phần, nội lực kinh doanh của Công ty là rất lớn. Đặc biệt là nguồn vốn kể từ khi Công ty chuyển sang cổ phần hóa nguồn vốn kinh doanh không ngừng tăng lên. Đây là một thế mạnh của Công ty. Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức của Công ty gọn nhẹ hoạt đọng kinh doanh của Công ty liên tục phát triển. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status