Thực trạng công tác quản lý tài chính ngân sách xã và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính ngân sách xã và phát triển nguồn thu tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Phần I: những vấn đề lý luận chung về quản lý ngân sách xã
I.Khái niêm ,vị trí vai trò của ngân sách xãc
1. Khái niệm
2. Vị trí
3. Nội dung thu ngân sách xã theo quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của tỉnh thái bình cho ngân sách xã
4. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của HĐND, UBND
5. Yêu cầu quản lý thu, chi ngân sách xã
6 . Những quy định cụ thể
Phần II. Thực trạng về công tác quản lý tài chính ngân sách tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng Thái Bình giai đoạn 2005 - 2007
I. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của xã Đông Lĩnh -Đông Hưng Thái Bình
1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
2. Đặc điểm kinh tế xã hội
II. Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách xã tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình giai đoạn 2005-2007
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy
2. Nguôn thu hiện tại của xã
3. Kết quả thu ngân sách xã 2005-2007
4. Phân tích kết quả thực trạng thu ngân sách xã
Phần III. Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách xã và nuôi dưỡng khai thác nguồn thu tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình giai đoạn 2007-2010
I. Mục tiêu phát triển của xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái bình giai đoạn 2007-2010
II. Các giải pháp cụ thể
1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách xã theo luật ngân sách nhà nước
2. Giải pháp để phát triển nguồn thu ngân sách xã
LỜI NÓI ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới theo nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, nhất là kể từ khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ ngày càng ổn định, các thành tựu đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội thể hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, đó là sự cố gắng của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương, của toàn thể nhân dân lao động trong việc thực hiện mục tiêu : “ Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng đã đề ra trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngân sách Nhà nước
Ngân sách Nhà nước là khâu chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước, đồng thời ngân sách Nhà nước là công cụ quan trọng để Nhà nước điều khiển vĩ mô nền kinh tế, giữ gìn an ninh quốc phong, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam. Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách Nhà nước, tương đương với ngân sách xã là ngân sách phường, thị trấn.
Trong đó, xã là một cấp chính quyền cơ sở trong các cấp chính quyền nhiệm vụ của chính quyền xã là quản lý mọi mặt đời sống kinh tế xã hội , an ninh quốc phòng phát triển kinh tế thực hiện nhiệm vụ chính trị , văn hoá, giáo dục và các chức năng khác mà chính quyền xã phải thực hiện trên địa bàn xã. Khi thực hiện các nhiệm vụ đó xã là nơi trực tiếp sử dụng kinh phí và thực hiện các nhiệm vụ của một đơn vị dự toán nhằm duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền xã, các hoạt động đoàn thể, các sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn xã nhằm bảo đảm cho chính quyền xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình cần có nguồn lực tài chính nhất định hình thành các quỹ tiền tệ phục vụ cho việc duy trì hoạt động của chính quyền xã và thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền xã thông qua các hoạt động thu, chi tài chính
Trong những năm qua xã Đông Lĩnh luôn là xã ổn định về chính trị an ninh xã hội được đảm bảo ,kinh tế luôn có tốc độ tăng trưởng khá Đảng Bộ và Chính quyền xã luôn luôn được công nhận là trong sạch vững mạnh , nhân dân trong xã luôn tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước chấp hành tốt quy định của địa phương nhất là công tác giao nộp sản phẩm cho nhà nước và tập thể .
Hoạt động tài chính ngân sách xã ngày càng trở lên đa dạng và phong phú ,các khoản thu không chỉ phản ánh thu ngân sách Nhà nước mà nội dung các khoản chi cũng ngày một đa dạng và phức tạp. Vì vậy yêu cầu quản lý tài chính đòi hỏi phải cần có những thông tin kinh tế tài chính
Mặc dù vậy trong quá trình thu, chi tài chính ngân sách UBND xã còn gặp nhiều khó khăn do nguồn thu hạn chế chưa biết khai thác hết và nuôi dưỡng nguồn thu, cán bộ tài chính năng lực còn hạn chế trong quá trình thực hiện và điều hành thu chi còn chưa linh hoạt do đó hiệu quả công việc thực hiện chưa cao
Vì vậy để góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý tài chính ngân sách xã nhằm đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Từ những kiến thức đã được học tập tại trường gắn với thời gian tìm hiểu thực tế tại địa phương từ đó tìm ra những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm còn tồn tại cần khắc phục để tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương có những giải pháp tốt nhất trong quản lý thu, chi ngân sách xã . Bên cạnh đó có sự giúp đỡ tận tình của thầy cô bộ môn khoa kinh tế , đặc biệt là cô Nguyễn Thị Kim Lý và Cô giáo Đào Thị Đàn vì vậy em đã chọn đề tài : “Thực trạng công tác quản lý tài chính ngân sách xã và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính ngân sách xã và phát triển nguồn thu tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình”sau khi báo cáo tốt nghiệp được sự chỉ đạo của nhà trường cũng như nhu cầu cần thiết của đề tài bản thân em được phép nâng cấp đề tài báo cáo tốt nghiệp thành luận văn tốt nghiệp.


Luận văn gồm ba phần:
Phần một : Cơ sở lý luận chung về quản lý tài chính ngân sách xã
Phần hai : Thực trạng về công tác quản lý nguồn thu ngân sách xã tại xã Đông Lĩnh - Đông Hưng - Thái Bình giai đoạn 2005- 2007
Phần ba : Những giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện công tác quản lý tài chính ngân sách xã , phát triển nguồn thu tại xã Đông Lĩnh -Đông Hưng - Thái Bình giai đoạn 2007-2010

PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH XÃ
KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH XÃ
1- Khái niệm :
Theo luật ngân sách sửa đổi năm 2002 ở đâu có tổ chức HĐND và UBND thì ở đó có cấp ngân sách tương dương .Do đó hệ thống ngân sách Nhà nước ta gồm có Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương ( gọi là ngân sách địa phương ).
Ngân sách xã phường thị trấn ( gọi chung là ngân sách xã ) : là cấp ngân sách cơ sở gắn liền với chính quyền Nhà nước cấp xã và nó bị chi phối rất lớn bởi vị trí, chức năng nhiệm vụ và bộ máy chính quyền Nhà nước cấp xã .
Như vậy ngân sách xã là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong qua trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm thực hiện cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước cấp xã trong phạm vi đã được phân cấp quản lý.
2- Vị trí, vai trò của tài chính ngân sách xã
2.1. Vị trí :
Xã là cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống Nhà nước ta, chính quyền xã không chỉ có nhiệm vụ quản lý phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế trên vùng lãnh thổ mà còn là nơi trực tiếp liên hệ với dân giải quyết công việc của dân , do dân, vì dân gắn bó đời sống với nhân dân. Giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với nhân dân bằng pháp luật do đó nhiệm vụ của chính quyền xã là rất rộng, để đảm bảo cho chính quyền xã thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình thì cần có nguồn lực tài chính nhất định để hình thành lên các quỹ tiền tệ phục vụ cho việc duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền xã phải đảm nhận thông qua tài chính xã.


aRZ2iy719ey2Zfw
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status