Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 2
I. Thông tin chung. 2
II. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
1: Giai đoạn 1965 – 1975 3
2: Giai đoạn 1976 – 1985 4
3: Giai đoạn 1986 – 1993 4
4: Giai đoạn 1991 – 2003 5
5: Giai đoạn 2004 đến nay 5
III: Cơ cấu tổ chức sản xuất và cơ cấu bộ máy tổ chức 6
1: Cơ cấu tổ chức sản xuất 6
2: Sơ đồ bộ máy tổ chức 7
3: Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong cơ cấu tổ chức 8
IV: Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. 9
1. Về sản phẩm của công ty. 9
2: Khách hàng và thị trường tiêu thụ 10
3: Về công nghệ, trang thiết bị và quy trình sản xuất sản phẩm. 10
4: Đặc điểm về nguyên vật liệu 13
5: Về lao động. 14
V: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 15
1: Về tình hình sản xuất sản phẩm. 15
2: Kết quả sản xuất kinh doanh trong 5 năm gần đây. 18
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BÁNH KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 20
I. Kết quả tiêu thụ chung. 20
1: Kết quả tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo trong 5 năm gần đây (2003-2007) 26
1.1: Kết quả tiêu thụ bánh kẹo theo chủng loại sản phẩm. 26
1.1.1: Kết quả chung. 26
1.1.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo so với kế hoạch tiêu thụ của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 theo chủng loại sản phẩm tại thị trường nội địa. 31
1.1.3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo so với thực tế sản xuất của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 theo chủng loại sản phẩm tại thị trường nội địa 33
1.2: Kết quả tiêu thụ bánh kẹo theo khu vực thị trường 35
1.2.1: Kết quả tiêu thụ chung. 35
1.2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch sản xuất sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa theo khu vực thị trường. 38
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 42
2.1: Nhân tố chủ quan. 42
2.1.1: Công tác nghiên cứu thị trường. 42
2.1.2: Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối bánh kẹo 46
2.1.2.1: Hệ thống kênh phân phối. 46
2.1.2.2: Quản trị hệ thống kênh phân phối. 48
2.1.3: Các chính sách tiêu thụ. 48
2.1.3.1: Chính sách sản phẩm. 48
2.1.3.2: Chính sách giá. 49
2.1.3.3: Chính sách xúc tiến, khuyếch trương. 50
2.1.4: Bán hàng và dịch vụ sau bán hàng 52
2.2: Nhân tố khách quan. 53
2.2.1: Nhân tố kinh tế 53
2.2.2: Chính sách Nhà nước 53
2.2.3: Nhân tố kinh tế kỹ thuật 53
2.2.4: Nhân tố khách hàng 54
2.2.5: Đối thủ cạnh tranh. 54
2.2.6: Nhà cung cấp 54
3. Đánh giá tổng quát tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 54
3.1: Những thành tựu đạt được và nguyên nhân. 54
3.1.1: Thành tựu đạt được. 55
3.1.2: Có được những thành tựu đó là do: 55
3.2: Những hạn chế và nguyên nhân. 56
3.2.1: Những hạn chế. 56
3.2.2: Nguyên nhân. 57
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BÁNH KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU 59
I. Định hướng phát triển 59
1. Chiến lược phát triển chung của toàn ngành 59
2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 60
2.1: Định hướng chung cho toàn công ty. 60
2.2: Định hướng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 61
3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu 62
3.1: Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường 62
3.1.1: Cơ sở của giải pháp. 62
3.1.2: Nội dung giải pháp. 63
3.1.3: Điều kiện thực hiện giải pháp. 64
3.1.4: Hiệu quả mang lại. 65
3.2: Hoàn thiện chính sách sản phẩm. 65
3.2.1: Cơ sở giải pháp. 65
3.2.2: Nội dung giải pháp. 67
3.2.2.1: Nâng cao chất lượng sản phẩm. 67
3.2.2.2: Cải tiến mẫu mã, bao gói sản phẩm 68
3.2.2.3: Phát triển sản phẩm mới. 70
3.2.3: Điều kiện thực hiện. 71
3.2.3: Hiệu quả đạt được. 73
3.3: Tăng cường thực hiện các hoạt động xúc tiến khuyếch trương sản phẩm 73
3.3.1: Cơ sở giải pháp. 73
3.3.2: Nội dung giải pháp. 74
3.3.2.1: Hoạt động quảng cáo. 74
3.3.2.2: Hoạt động khuyếch trương 75
3.3.2.3: Hoạt động khuyến mại. 75
3.3.2: Điều kiện thực hiện. 76
3.3.3: Kết quả mang lại. 76
4. Một số kiến nghị: 76
4.1. Kiến nghị với nhà nước: 76
4.2: Kiến nghị với ban lãnh đạo công ty. 77
LỜI KẾT 78
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


M. Nam
12,37
11,56
18,44
15,45
50,96
36,98
-20,56
-10,9
Tổng
246,5
9,077
21
0,709
572
19,18
-855
-24,1
Thị trường tiêu thụ chính của công ty vẫn là thị trường miền bắc, bởi sản phẩm bánh kẹo của công ty phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thuộc các tỉnh miền bắc. Chính vì vậy, qua phân tích ta thấy sản lượng tiêu thụ bánh kẹo tại miền bắc cao hơn rất nhiều so với các tỉnh miền trung và miền nam. Cụ thể: năm 2003, sản lượng tiêu thụ tại miền bắc là 2172 tấn, chiếm hơn 80% tổng sản lượng tiêu thụ, năm 2007 tiêu thụ được 2041 tấn trong khi đó tại thị trường miền trung tiêu thụ 440 tấn (khoảng 20% so với sản lượng tiêu thụ tại miền bắc) và đặc biệt thị trường miền nam chỉ tiêu thu được trên 100 tấn.
Sau nhiều năm đi vào hoạt động sản xuất, thị trường miền bắc vẫn là thị trường tiêu thụ chính của công ty song công ty đã mở rộng sang các thị trường còn lại và cả xuất khẩu. Vì vậy, tỷ trọng tiêu thụ tại thị trường miền bắc đang trong xu hướng giảm, đi đôi với việc giảm tỷ trọng tại miền bắc là đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường miền trung và miền nam. Cụ thể:
Năm 2003, tỷ trọng bánh kẹo tiêu thụ tại miền bắc chiếm trên 80% thì đến năm 2007 giảm chỉ còn 75%. Tại thị trường miền trung tỷ, trọng năm 2003 là trên 14% và 2007 lên tới 17%. Riêng thị trường miền nam, thị hiếu của người tiêu dùng khác hẳn thị hiếu người miền bắc nhưng công ty đã đạt được mức tiêu thụ đáng kể, năm 2003 chỉ hơn 3% nhưng 2007, tỷ trọng đã đạt hơn gấp đôi so với 2003.
Qua biểu đồ tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ tăng từ năm 2003 đến năm 2006 tại tất cả các khu vực thị trường, nhất là năm 2006 và đột ngột giảm mạnh vào năm 2007. Năm 2006, tổng sản lượng tiêu thụ đạt 3555 tấn tăng 572 tấn (19%) so với năm 2005, năm 2007 giảm 855 tấn (trên 24%). Tương tự tại thị trường miền bắc, năm 2006 tăng 14,88% so với năm 2005, thì năm 2007 chỉ còn 440 tấn (giảm 24%) hai thị trường còn lại sản lượng tiêu thụ tăng mạnh từ 23- 40% so với năm 2005 thì năm 2007 sản lượng giảm trên 10% so với năm 2006.
1.2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch sản xuất sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa theo khu vực thị trường.
Bảng 2.14: Kết quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ bánh kẹo theo khu vực thị trường của công ty trong 3 năm gần đây
(2005 – 2007)
Năm
C.tiêu
2005
2006
2007
KH (tấn)
TH (tấn)
KH/TH
KH (tấn)
TH (tấn)
KH/TH
KH (tấn)
TH (tấn)
KH/TH
tấn
%
(tấn)
%
(tấn)
%
M.bắc
2900
2362,74
-537,26
81
3200
2714,24
-485,76
84,82
2700
2041,2
-658,8
75,6
M.trung
800
438
-362
54,75
1500
533,6
-966,4
35,57
1000
440,1
-559,9
44
M.nam
280
137,81
-142,19
49,2
330
188,77
-192,19
41,76
195
168,21
-226,79
42
Tổng
3980
2983
-997
74,4
5030
3555
-1475
70,67
4095
2700
-1395
65,93
Bảng 2.15:Tình hình sản xuất và tiêu thụ bánh kẹo của công ty trong 3 năm gần đây (2005 – 2007)
Năm
C.tiêu
2005
2006
2007
SX (tấn)
TT (tấn)
TT/SX
SX (tấn)
TT (tấn)
TT/SX
SX(tấn)
TT(tấn)
TT/SX
tấn
%
tấn
%
tấn
%
M.bắc
2500
2362,74
137.26
94,5
3000
2714,24
285,76
90,47
2500
2041,2
459
81
M.trung
800
438
362
54,75
1000
533,6
466,4
53,35
800
440,1
360
55
M.nam
185
137,81
47,19
74,49
430
188,77
292,19
32,04
485
168,21
316,79
34,6
Tổng
3485
2983
-502
85,6
4430
3555
-875
80,25
3785
2700
-1080
71,4
Nguồn: Phòng kinh doanh thị trường
* Kết quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường nội địa :
Qua thống kê thấy: tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty là không ổn định, càng gần đây tình hình thực hiện được đánh giá là kém hiệu quả hơn: Năm 2005, kế hoạch tiêu thụ là 3980 tấn song tiêu thụ chỉ đạt 2983 tấn (81%). Năm 2006, sản lượng tiêu thụ thực tế là 3555 tấn, chiếm 70 % so với kế hoạch tiêu thụ. Đến năm 2007 tiêu thụ thức tế ít hơn kế hoạch 1395 tấn, và TH/KH giảm còn 65%.
Mỗi thị trường bánh kẹo khác nhau kết quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ cũng khác nhau nhưng đều có xu hướng giảm trong những năm gần đây: Tại thị trường miền bắc, năm 2005 tiêu thụ thực tế đạt 81% kế hoạch, năm 2006, thực tế đạt 84% kế hoạch nhưng 2007 chỉ còn đạt 75% so với kế hoạch. Tại thị trường miền trung, năm 2005 thực tế tiêu thụ đạt 54% kế hoạch, năm 2006 giảm còn 35% kế hoạch, năm 2007 tăng lên đến 44% kế hoạch tiêu thụ. Tại thị trường miền nam, tiêu thụ thực tế trong giai đoạn vừa qua so với kế hoạch di động từ 40% đến 50%, và cũng năm trong xu hướng giảm
* Kết quả sản xuất và tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường nội địa trong giai đoạn 2005 – 2007.
Cũng như tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ, sản lượng bánh kẹo sản xuất tại các thị trường bao giờ cũng lớn hơn so với tiêu thụ thực tế và kết quả thực hiện trong xu thế giảm: Năm 2005, tiêu thụ đạt 85% sản xuất thì năm 2007 chỉ còn trên 70%.
Tại thị trường trong nước, tiêu thụ tại mỗi khu vực thị trường bao giờ cũng ít hơn so với sản xuất. Tại khu vực miền bắc, năm 2005 TT/SX đạt 94% nhưng năm 2007 TT/SX chỉ đạt 80%. Tại khu vực miền trung, năm 2005 gần như không biến động chỉ di động vào khoản trên 50%. Riêng với thị trường miền nam, TT/SX năm 2005 đạt trên 70%, năm 2006 và 2007 chỉ di động ở mức trên 30%.
Như vậy, tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ cũng như sản xuất của công ty tuy không thấp nhưng lại đang nằm trong xu thế giảm trong giai đoạn gần đây.
1.3: Kết quả tiêu thụ bánh kẹo theo khách hàng
Khách hàng mục tiêu của công ty ngay từ ngày đầu mới thành lập được xác định là những người có thu nhập thấp và trung bình. Sau nhiều năm đi vào hoạt động, đời sống của người dân ngày được cải thiện, công ty nâng cao chất lượng bánh kẹo nhằm phục vụ người dân có thu nhập cao, nhưng số lượng khách hàng này còn rất hạn chế. Chỉ mới một, hai năm trở lại đây, người có thu nhập cao mới sử dụng sản phẩm bánh kẹo của công ty nhưng chưa đáng kể.
Đối tượng khách hàng có thu nhập thấp luôn chiếm số lượng lớn, chiếm vào khoảng trên 60% tổng số khách hàng nội địa. Người dân có thu nhập trung bình có tỷ trọng di động trong khoảng từ 10%- 20%.Đối tượng khách hàng mới được công ty chú ý khai thác có sức mua vẫn chỉ duy trì ở mức 10%.Công ty cũng đang cố gắng đưa ra chính sách đầu tư sản xuất để thu hút thêm khách hàng là đối tượng có thu nhập cao.
1.4: Tiêu thụ bánh kẹo theo mùa vụ.
Sản phẩm bánh kẹo có một nét riêng đó là tính mùa vụ: Mùa cưới hỏi, ngày lễ tếtsản lượng tiêu thụ của bánh kẹo cũng khác nhau.
Trong các quý sản lượng tiêu thụ bánh kẹo cũng chênh lệch rõ rệt. Quý I (tháng1, tháng2, tháng3) thường là rơi vào dịp lễ tết, hội hè và cả cưới hỏi nên sản lượng tiêu thụ của bánh kẹo rơi vào tầm khoảng 36 – 37 % so với sản lượng tiêu thụ cả năm. Tháng 4+5+6 là quý II, mùa hè oi bức lượng bánh kẹo tiêu thị không nhiều vì hoa quả thay thế nên rơi vào khoảng 10%. Quý III, trời mát mẻ, các ngày lễ tết của trẻ em làm cho sản lượng tiêu thụ có nhỉnh lên nhưng cũng chỉ gần 20%. quý iv cưới hỏi nhiều sản lượng tiêu thụ bánh kẹo khoảng 30% trong giá trị tổng sản lượng bánh kẹo tiêu thụ cả năm.
Chính vì tính mùa vụ mà công ty luôn quan tâm đến từng thời điểm để hoạt động sản xuất, tiêu thụ được đảm bảo.
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường nội địa của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
2.1: Nhân tố chủ quan.
2.1.1: Công tác nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường là một hoạt động có vai trò quan trọng trong hệ thống quản trị. Nhờ vào hoạt động nghiên cứu thị trường mà công ty có thể đưa ra được các quyết sách đứng đắn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Thông qua đó công ty có thể biết được thị trường đang cần mặt hàng gì? Mặt hàng của công ty đã thực sự được người tiêu dùng biết đến chưa? Thế mạnh của công ty là gì? Và sản lượng có thể tiêu thụ được của từng chủng loại mặt hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường nhưng thực tế ở công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu cho thấy hoạt động này chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức. Hoạt động nghiên cứu thị trường thu thập thông tin được giao cho cán bộ phòng kinh doanh thị trường đảm nhiệm.Ở công ty phòng kinh doanh thị trường đồng nghĩa với phòng bán hàng, tiếp xúc khách hàng không có sự phân tách cụ thể nhiệm vụ cho từng nhân viên kinh doanh thị trường. Các nhân viên này đảm nhiệm tất cả mọi việc từ khâu nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khai thác đối tác, nhận đơn hàng từ phía khách hàng, chịu trách nhiệm giao hàng và nhận tiền từ phía khách hàng. với một khối lượng công việc như vậy thì sẽ không có thời gian đi sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào. Đây là một điểm yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh là chưa có được phòng thị trường theo đúng nghĩa của nó.
Hiện nay, toàn bộ công tác nghiên cứu thị trường nội địa của công ty đều được thực hiện bởi 15 nhân viên thị trường với mục tiêu phấn đấu đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, đổi mới sản phẩm truyền thống, phát hiện nhu cầu sản phẩm mới Nhiệm vụ quan trọng của phòng kinh doanh thị trường là tập hợp thông tin để báo cáo lãnh đạo công ty, đưa ra những đề xuất thiết thực cần giải quyết đối với cán ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status