Giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai dự án EDOCMAN của công ty cổ phần giải pháp phần mềm CMC (CMCSoft) - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai dự án EDOCMAN của công ty cổ phần giải pháp phần mềm CMC (CMCSoft)



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Phần I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMC (CMCSOFT) 3
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP MỀM CMC 3
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 4
III. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY 6
1. Mô hình 6
2.Mô tả mô hình 7
2.1.Khối hỗ trợ - chức năng (FUs) 7
2.2.Khối kinh doanh, dịch vụ và phát triển phần mềm (SBUs) 7
2.3. Sản phẩm, giải pháp, dịch vụ - của CMCSoft bao gồm: 8
IV. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY 9
1.Đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ và giải pháp do công ty cung ứng 9
1.1. Sản phẩm 9
1.2. Giải pháp 11
1.3. Dịch vụ 15
2. Đặc điểm khách hàng và thị trường tiêu thụ 17
2.1. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ 17
2.2. Quan hệ đối tác 18
2.3. Các khách hàng lớn của CMC 20
3. Đặc điểm về lao động 21
3.1. Đội ngũ nhân viên 21
3.2. Năng lực, chuyên môn 23
3.3. Kế hoạch tuyển mộ, tuyển dụng và đào tạo 24
3.4. Về lương thưởng 25
4. Đặc điểm về công nghệ và trang thiết bị 25
5. Tình hình tài chính của công ty 26
Phần II : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN EDOCMAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMCSOFT 29
I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CMCSoft qua một số năm 29
1. Một số chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận 29
2.Kết quả triển khai một số dự án của Công ty qua các năm 30
II. Phân tích thực trạng triển khai Edocman của Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm CMCSoft 32
1.Giới thiệu chung về phần mềm Edocman 32
2.Chu trình triển khai dự án phần mềm Edocman 34
2.1. Khái quát chung 35
2.2. Các bước thực hiện và kết quả 35
2.2.1. Lập kế hoạch triển khai 35
2.2.2. Chuẩn bị triển khai 36
2.2.3. Thực hiện triển khai 37
2.2.4. Báo cáo triển khai 38
2.2.5. Kết thúc triển khai 38
3. Đánh giá chung công tác triển khai các dự án Edocman của Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm CMCSoft 39
3.1. Đánh giá chung tình hình triển khai dự án Edocman 39
3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng dự án Edocman 40
3.2.1. Danh sách các chỉ tiêu được chia theo nhóm chỉ tiêu tại CMCSoft 40
3.2.2. Mục tiêu chất lượng cho loại hình dự án 41
3.3. Đánh giá chi tiết tình hình thực hiện các chỉ tiêu 43
3.3.1. Nhóm chỉ tiêu năng suất 43
3.3.1.1.Độ lệch thời gian thực hiện 43
3.3.1.2. Tỉ lệ sử dụng nguồn lực 45
3.3.1.3. Tính đúng hạn bàn giao các sản phẩm của dự án 48
3.3.1.4. Tỷ lệ hoàn thành các yêu cầu 49
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu chất lượng 50
3.3.2.1. Điểm hài lòng của khách hàng 51
3.3.2.2. Số lỗi phần mềm phát hiện trong dự án 54
3.3.2.3. Tỷ lệ lỗi bỏ xót trên quy mô dự án 57
3.3.3. Nhóm chỉ tiêu quy trình 58
3.3.3.1. Số NC/NX trên một MM 58
3.3.3.2. Tỉ lệ NC/NX đóng đúng hạn 59
3.3.3.3. Tỷ lệ NC/NX lặp 59
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình thực hiện dự án Edocman 65
4.1.Đội ngũ Cán bộ triển khai dự án 65
4.2.Tính quy trình trong việc triển khai 65
4.3.Hệ thống quản ly' chất lượng 66
4.4. Khách hàng 66
5. Đánh giá chung về hiệu quả triển khai dự án 67
5.1. Những thành tựu đạt được: 67
5.1.1. Quy trình thực hiện hoàn thiện 67
5.1.2. Hệ thống tài liệu hướng dẫn chi tiết và cụ thể 68
5.1.3. Có hệ thống tính chi phí và đảm bảo ngân sách cho từng dự án(EVMS) 68
5.1.4. Đã áp dụng các công cụ thống kê trong quá trình quản ly' rủi ro 68
5.1.5. Có hệ thống support xử l‎y' các tình huống nhanh chóng và hiệu quả 69
5.2. Những hạn chế 69
5.2.1.Số rủi ro còn gặp phải là khá nhiều 69
5.2.2. Đội ngũ triển khai chưa thực sự hiệu quả 69
5.2.3. Còn xảy ra nhiều lỗi trong quá trình sử dụng và thực thi phần mềm 70
5.2.4. Tiến độ triển khai còn chậm 70
5.2.5. Một số chức năng chưa được hoàn chỉnh 70
5.2.6. Hệ thống đánh giá nội bộ chưa phát huy hết vai trò 70
5.3.Nguyên nhân của nhược điểm 71
5.3.1.Nguyên nhân bao trùm 71
5.3.2. Nguyên nhân cụ thể 71
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI DỰ ÁN EDOCMAN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP PHẦN MỀM CMCSOFT 73
I. Định hướng phát triển của CMCSoft 73
II. Giải pháp nâng cao chất lượng triển khai dự án Edocman 73
1. Nghiên cứu nhưu cầu cụ thể của từng đối tượng khách hàng 73
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ triển khai 76
3. Nâng cao khả năng phối hợp với các bên tham gia và khách hàng 79
4. Thực hiện phương pháp cải tiến chất lượng không ngừng 81
5. Nâng cao hiệu quả đánh giá nội bộ 85
6. Áp dụng các phần mềm công cụ quản l‎y' dự án toàn diện 88
Kết luận 94
Tài liệu tham khảo
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


= 0.5
<= 0.5
40%
12
Tỉ lệ NC/NX đóng đúng hạn
%
>=70%
>=70%
>=70%
>=70%
30%
13
Tỉ lệ NC/NX lặp
%
<=20%
<=20%
<=20%
<=20%
30%
Nguồn:Phòng P&Q(Phòng chất lượng)
3.3. Đánh giá chi tiết tình hình thực hiện các chỉ tiêu
3.3.1. Nhóm chỉ tiêu năng suất
3.3.1.1.Độ lệch thời gian thực hiện
Chỉ tiêu Độ lệch thời gian thực hiện nhằm cung cấp thông tin độ lệch về tiến độ của dự án.
Kết thúc mỗi giai đoạn, mỗi mốc kiểm soát và khi kết thúc dự án Quản trị dự án sẽ là người phải trực tiếp tiến hành tính toán chỉ tiêu này.
Công thức tính toán:
Độ lệch thời gian thực hiện = (Ngày kết thúc thực tế - Ngày kết thúc dự kiến) / (Ngày dự kiến kết thúc - Ngày dự kiến bắt đầu)
Trong đó nguồn thông tin được lấy từ các biên bản:
Quyết định tổ chức dự án,
Kế hoạch dự án,
Báo cáo tiến trình dự án,
Báo cáo kết thúc giai đoạn,
Báo cáo tổng kết dự án,
Biên bản nghiệm thu
Với quy ước là:
Thông tin về ngày dự kiến được lấy trong bản KHDA được phê duyệt gần nhất,
Chỉ tiêu này khi tính cho toàn SBU thì lấy trung bình các chỉ tiêu của dự án trong SBU đó
Bảng 10: Số liệu về độ lệch thời gian thực hiện của Dự án Edocman
DLTGTH Năm
2004
2005
2006
2007
<=20%
8
15
23
18
>20%
12
7
5
22
Trung bình
31%
18%
7.13%
60.67%
Nguồn: Phòng chất lượng
Theo như tài liệu hướng dẫn về các chỉ tiêu chất lượng của dự án phần mềm thì mức tiêu chuẩn mà chỉ tiêu Độ lệch thời gian thực hiện cần thỏa mãn là <=20%, nếu vượt mức 20% tức là tiến độ thực tế của dự án thực hiện đã quá khác biệt so với kế hoạch. Điều này có thể là lí do khách quan mà người lập dự án cũng như người đi triển khai chưa thể lường trước được, cũng có thể do những lí do chủ quan của cả bên khách hàng và của đội ngũ cán bộ triển khai của Trung tâm. Theo bảng số liệu trên có thể thấy:
Năm 2004: Đây là thời điểm trung tâm Edocman vẫn thuộc sự quản lí của Công ty máy tính truyền thông CMC, số lượng các dự án Edocman được triển khai trên thị trường đã là khá lớn do những giải thưởng những uy tín mà sản phẩm Edocman có được. Nhưng trong số 20 dự án được triển khai thì thì chỉ có 8 dự án tức là 40% đạt tiêu chuẩn về độ lệch thời gian thực hiện còn lại 12 dự án vẫn có sự sai lệch vượt quá mức độ cho phép. Dự án Edocman đã được khẳng định về tính hiệu quả của nó trên tính toán nhưng việc áp dụng triển khai vào thực tế hoạt động của các tổ chức còn rất nhiều vấn đề mà cần có thực tế để rút kinh nghiệm nên những gì mà trung tâm Edocman đạt được đã là những thành quả đáng ghi nhận. Tính trung bình độ lệch về thời gian thực hiện của 20 dự án năm 2004 đạt tới 31% vẫn là quá cao. Trung tâm cần có những chỉnh sửa hợp lí trong kế hoạch để nâng cao tính quy trình cũng như đảm bảo chất lượng của phầm mềm khi đến tay khách hàng
Năm 2005: Sau một năm có kinh nghiệm trong việc triển khai, đã có những điều chỉnh về kế hoạch cho phù hợp với thực tế, sự cải thiện trong Độ lệch về thời gian thực hiên đã đạt được hiệu quả trông thấy, trung bình về độ lệch thời gian thực hiện của các dự án chỉ còn 18% tức là mức trung bình đã đạt yêu cầu đặt ra. Trong 22 dự án chỉ còn 7 dự án >20%.
Năm 2006: Trung bình về Độ lệch thời gian thực hiện của toàn SBU chỉ là 7.13% thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng mà tài liệu hướng dẫn đặt ra. Đây là năm của một mốc sự kiện lớn đó là năm công bố mô hình mới của Tập đoàn CMC, mặc dù sự kiện này đã ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí mới, nhân sự trong toàn công ty nhưng kết quả mà trung tâm Edocman đạt được thì gần như không bị tác động và ngày càng to lớn. Có một vấn đề mà những người lập dự án cũng nên lưu tâm, đó là ngưỡng 20% mà Trung tâm P&Q đưa ra không phải là đòi hỏi việc triển khai phải luôn đạt mức càng thấp càng tốt mà cũng cần có những sai lệch nào đó ở mức cho phép để tạo tiền đề cho những cải tiến mới nhằm hoàn thiện và phát triển phần mềm Edocman
Năm 2007: Năm 2006 sự sai lệch về thời gian thực hiện là con số rất nhỏ thì năm 2007 sự sai lệch này đã lên tới 60,67%.Điều đáng lưu ‎y' là trong 40 dự án được triển khai cũng chỉ có 22 dự án vượt 20% nhưng độ lệch trung bình lại quá lớn. Đó là do có những dự án mà độ sai lệch đạt tới 276%. Đó là những phát sinh vượt ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp hay có những dự án mà khách hàng yêu cầu kéo dài hơn thời gian triển khai với sự bổ xung về kinh phí
3.3.1.2. Tỉ lệ sử dụng nguồn lực
Chỉ tiêu tỉ lệ sử dụng nguồn lực được tính toán nhằm mục đích theo dõi mức độ sử dụng nguồn lực thực tế trên nguồn lực kế hoạch
Cũng như chỉ tiêu độ lệch thời gian thực hiện, Tỉ lệ sử dụng nguồn lực được Quản trị dự án trực tiếp tính toán khi hết mỗi giai đoạn, hết mốc dự án, và khi kết thúc dự án.
Công thức tính toán:
Tỉ lệ sử dụng nguồn lực = Nguồn lực sử dụng thực tế / Nguồn lực Kế hoạch
Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên nguồn:
Quyết định tổ chức dự án,
Kế hoạch dự án,
Báo cáo tiến trình dự án,
Báo cáo kết thúc giai đoạn
Báo cáo tổng kết dự án,
Biên bản nghiệm thu
Với quy ước là:
Chỉ tiêu này khi tính cho toàn SBU phải lấy tổng của nguồn lực thực hiện của tất cả các dự án/ tổng nguồn lực dự kiến của tất cả các dự án
Với mỗi dự án, cần theo dõi cả chỉ số sau là chỉ số về sản lượng của dự án.
- Số MM kế hoạch * chi phí trên 1MM (cost 2: đã tính billable) của SBU
- Số MM thực tế * chi phí trên 1 MM (cost 2: đã tính billable) của SBU
Bảng 11: Số liệu về tỉ lệ sử dụng nguồn lực
Năm
TLSDNL
2004
2005
2006
2007
<=120%
16
16
25
35
>120%
4
6
3
5
Trung bình
97%
108%
86.42%
91.3%
Nguồn: Phòng chất lượng
Nói chung tỉ lệ sử dụng nguồn lực của các dự án Edocman trong 4 năm 2004-2007 gần như toàn bộ đều nằm trong kế hoạch thậm chí thực tế còn rất nhiều dự án giảm được mức độ sử dụng nguồn lực. Điều này được gây lên bởi cả yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Có thể do trình độ của khách hàng nên thời gian mà cán bộ triển khai đào tạo tập huấn có thể được rút ngắn hay kéo dài ra, do có những cán bộ cùng một lúc tham gia triển khai nhiều dự án chỉ cần một dự án gặp sự cố nếu không điều chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến nhiều dự án, trong kế hoạch dự án luôn có thời gian và nguồn lực dự trù để xử lí khi có sự cố xảy ra nên nếu trong quá trình tiến trình triển khai mà không gặp rủi ro gì thì dự án sẽ được hoàn thành trước thời hạn.
Năm 2004: Chỉ có 3 dự án không sử dụng hết nguồn lực kế hoạch còn lại các dự án đều sử dụng 100% nguồn lực kế hoạch của dự án. Giai đoạn đầu mới đưa phần mềm Edocman vào triển khai, kết quả đạt được như vậy là do sự nỗ lực cố gắng của tập thể SBU cũng như sự hỗ trợ của các SBU, các phòng ban chức năng khác
Năm 2005: So với năm 2004, năm này có nhiều dự án lớn với nhiều mốc quan trọng nên sau mỗi mốc dự án theo yêu cầu của khách hàng cũng như tự nhận thấy cần có những đánh giá thêm về thực tế triển khai để có những điều chỉnh hợp lí nên nguồn lực sử dụng tăng nhiều đạt mức trung bình là 108%. Như vậy dù nguồn lực sử dụng tăng nên nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp.Điều quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ triển khai thu được rất nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án lớn nhiều giai đoạn nhiều mốc.
Năm 2006: Từ những kinh nghiệm rút ra trong việc triển khai dự án năm 2005, năm 2006 này việc sử dụng nguồn lực trở nên hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều.Mức trung bình đạt 82,46%
Năm 2007: phần mềm Edocman đã xuất hiện trên thị trường 4 năm, nhiều tổ chức doanh nghiệp đã áp dụng và thấy được hiệu quả to lớn khi đầu tư cho dự án này. Chính vì thế Edocman đã đạt được doanh thu tăng vượt bậc so với 3 năm trước đạt mức 42,5 tỷ đồng. Đây vừa là niềm vui nhưng cũng là nỗi lo của Trung tâm Edocman khi đội ngũ nhân sự triển khai chưa đáp ứng được nhưu cầu to lớn của thị trường. Trong hoàn cảnh đó trung tâm đã phải chia tách nguồn lực phân tới các dự án khác nhau, huy động nguồn lực từ các SBU khác cũng như phải tiến hành tuyển dụng đào tạo thêm nguồn nhân lực. Dù vậy tỉ lệ sử dụng nguồn lực trung bình vẫn chỉ có 91.3- đây là một kết quả vượt ngoài sự mong đợi của toàn trung tâm.
3.3.1.3. Tính đúng hạn bàn giao các sản phẩm của dự án
Đo khả năng bàn giao đúng hạn cho khách hàng là mục tiêu của việc tính toán chỉ tiêu Tính đúng hạn trong việc bàn giao các sản phẩm của dự án
Quản trị dự án vẫn là người phải trực tiếp tính toán chỉ tiêu này.
Công thức tính toán: Tổng số các sản phẩm bàn giao đúng hạn / Tổng số sản phẩm phải bàn giao
Nguồn dữ liệu lấy từ:
Kế hoạch dự án
Các báo cáo của dự án
Biên bản bàn giao
Bảng 12: Mức độ bàn giao đúng hạn các sản phẩm của dự án Edocman
Năm
TĐHBGSP
2004
2005
2006
2007
>=80%
18
19
24
36
<80%
2
3
4
4
Trung bình
95,6%
93,15%
91,3%
94,2%
Nguồn: Phòng chất lượng
Tuy chỉ tiêu về độ lệch thời gian thực hiện là khá lớn nhưng tính đúng hạn về việc bàn giao sản phẩm lại rất cao.Trung bình của cả 4 năm đều lớn hơn 90% vượt xa so với định mức mà phòng P&Q đặt ra. Hầu như các sản phẩm trong hợp đồng CMC kí với khách hàng đều được hoàn thành đúng hạn trừ việc có một số yêu cầu phát sinh từ phía khách hàng. Đây...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status