Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công ty gang thép Thái Nguyên - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công ty gang thép Thái Nguyên



- Trộn liệu:
 Từ các cỡ hạt rời rạc, theo tỷ lệ nhất định đảm bảo cho vật liệu mộc có mật độ cao nhất, cường độ tốt nhất, tiến hành trộn phối liệu thành một hỗn hợp đồng nhất. Bản thân hỗn hợp đó có đầy đủ điều kiện cần thiết về thành phần hạt, độ ẩm, tỷ lệ keo dính và phụ gia.
 - Dập hình:
 Từ hỗn hợp phối liệu trên được tạo hình thành các viên gạch có kích thước, hình dạng xác định ở trong các khuôn kim loại hay gỗ bằng cách ép trên máy dập thủ công. Các máy ép có thể dùng máy ép ma sát, máy ép trục khuỷu, máy ép thuỷ lực, máy dung. Dập thủ công có thể dập bằng vồ tay hay búa rơi.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


để đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng, thu hút vốn đầu tư, cải tạo nâng cấp, tái tạo dây truyền sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân làm cho năng suất lao động tăng và đạt hiệu quả cao, hoàn thành kế hoạch công ty giao, đảm bảo đời sống và thu nhập cho công viên chức ngày càng được nâng cao. Sản phẩm của nhà máy cho đến nay không chỉ phục vụ cho dây truyền sản xuất của công ty mà còn phục vụ cho ngành luyện kim và đáp ứng phần nào nhu cầu về sản phẩm vật liệu chịu lửa của nền kinh tế quốc dân. Nhà máy vật liệu chịu lưả - Công Ty Gang Thép Thái Nguyên nằm ở vị trí có nhiều thuận lợi: - Về giao thông: + Giao thông đường bộ: có đường quốc lộ 3 đi liên tỉnh. + Giao thông đường sắt: có tuyến Hà Nội – Thái Nguyên. - Về vị trí địa lý: Nằm ở phía Nam thành phố Thái Nguyên trong vùng dân cư đông đúc, có các điều kiện văn hoá - chính trị - kinh tế ổn định và phát triển với tốc độ tăng trưởng khá cao.
II. Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất: 2.1 Điều kiện tự nhiên: Sản phẩm vật liệu chịu lửa được hh thành bởi nguyên liệu chính đó là đất sét chịu lửa. Nguồn nguyên liệu để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy vật liệu chịu lửa hiện nay là:
- Mỏ đất sét chịu lửa Trúc Thôn nằm tại Chí Linh tỉnh Hải Dương. Đây là mỏ đất sét chịu lửa có trữ lượng lớn nhất và chất lượng cao nhất ở nước ta hiện nay. Song mỏ này lại nằm xa với nhà máy. Do vậy trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu về nhà máy cũng gặp phải nhiều khó khăn...
- Hiện nay nhà máy còn đang sử dụng một loại đất sét mới được lấy tại Huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. Song loại đất sét này chất lượng không cao.Do vậy nhà máy chỉ sử dụng loại đất sét này vào sản xuất những sản phẩm mà vị trí sử dụng nó đòi hỏi chịu nhiệt độ bình thường.
2.2 Công Nghệ Sản Xuất:
Nhà Máy Vật Liệu Chịu Lửa - Công Ty Gang Thép Thái Nguyên được xây dựng theo thiết kế tổng thể một dây truyền khép kín, các bước công nghệ hợp lý và có sự hợp khối. Qua hai giai đoạn khôi phục và nâng cấp dây truyền công nghệ.
+ Giai đoạn 1: Từ năm (1965-1975) với công suất thiết kế là 6500 T/năm
+ Giai đoạn 2: Từ năm 1976 đến nay nhà máy đã được mở rộng quy mô, công suất tăng lên trên 20.000 T/năm.
Trong cơ chế thị trường để cạnh tranh mở rộng thị trường tiêu thụ nhà máy đang có dự án đầu tư và nâng cấp chất lượng thiết bị công nghệ, nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới chất lượng cao để thay thế hàng nhập ngoại. nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của nhà máy đối với nhà nước.
2.2.1. Dây Chuyền Công Nghệ Sản Xuất Gạch Chịu Lửa:
- Đặc điểm chính của dây chuyền công nghệ của nhà máy:
sau một thời gian khôi phục và mở rộng sản xuất từ năm 1971 đến nay, nhà máy có hệ thống dây chuyền công nghệ tương đối hoàn chỉnh so với các nhà máy trong nước. Hệ thống gia công nguyên liệu bao gồm kho chứa. phễu chứa, thiết bị nghiền thô, nghiền trung bình, nghiền mịn, sàng phân li cỡ hạt, cân trộn liệu có thể sản xuất đồng thời gạch samốt gạch cao nhôm.
- Khâu chuẩn bị nguyên liệu:
là khâu đầu tiên giải quyết nhiệm vụ cơ bản là chuẩn bị mọi điều cần thiết đảm chất lượng nguyên liệu và thành phần hoá học, yêu cầu về cỡ hạt, tinh chất lý học như : độ ẩm, mật độ, chất kết dính...
- Khâu tạo hình bán thành phẩm (sản phẩm mộc):
+ Khâu này có nhiệm vụ hỗn hợp các loại cỡ hạt khác nhau của nguyên liệu và ép thành các hình dạng xác định có cường độ cần thiết (không lớn lắm) đảm bảo khi vận chuyển bốc xếp nội bộ vẫn giữ được hình dạng mà không sứt mẻ.
+ Khâu tạo hình bán thành phẩm gồm: 2 máy ép 70 tấn, 4 máy ép 160 tấn, 5 máy ép 200 tấn và một máy ép 630 tấn có hệ thống tạo hình thủ công để sản xuất các loại sản phẩm có hình dạng phức tạp.
- Khâu nung: là khâu cuối cùng quan trọng nhất, truớc khi nung phải sấy cho vật liệu mộc khô kiệt, để đảm bảo khi nung song thành phẩm không bị biến dạng.
- Công đoạn sấy nung sản phẩm bao gồm: 5 lò lửa đảo dung tích mỗi lò 97 m3 dùng nhiên liệu rắn than mỡ, có ngọn lửa dài công suất 9000 tấn gạch samốt và đinat/năm. Với nhiệt độ nung từ 1250 á 14500C và một lò tunel dài bằng 102,0 m rộng bằng 2,2m với công suất 20000 á 25000 tấn/năm. Đối với lò này nhiên liệu lỏng để nung là dầu FO. lò này thiết kế dùng để nung gạch samốt A và gạch samốt B. Do thị trường loại sản phẩm thu hẹp lại trong lúc đó công suất lại quá lớn, nên từ lâu đã ngừng sản xuất ở lò này. Để phù hợp nhà máy đã tự thiết kế, xây lắp một lò tunel có công suất từ 2000á3000 tấn / năm. Nhiên liệu dùng để nung là dầu FO nhiệt độ nung là 14500C dùng để nung gạch samốt A và gạch cao nhôm <= 52% AL203.
Hiện tại hệ thống kho chứa nguyên vật liệu và kho thành phẩm của nhà máy đã được xây dựng hoàn chỉnh,nối liền với hệ thống đường sắt của công ty và quốc gia, đường bộ nối liền với quốc lộ 3 rất thuận tiện cho cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.
Sơ đồ công nghệ sản suất gạch chịu lửa
Kho đất sét
Cầu trục
Máy thái
Băng tải
Gầu xích
Nghiền
Sàng
Boong ke
Kho samốt
Cầu trục
Băng tải
Nghiền hàm
Gầu lật
Nghiền lăn
Gầu lật
Sàng
Boong ke
Sấy
Cân
Trộn ẩm
Cầu trục
Boong ke
ép tạo hình
Sấy
Nước
Boong ke
Boong ke
Nghiền bi
Gầu lật
Nung
Ra lò
Kho thành phẩm
( Tại nhà máy vật liệu chịu lửa )
2.2.2.Quá trình sản xuất chính:
Do đặc thù riêng của công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa quá trình sản xuất phải đi qua các bước sau:
Đất sét chịu lửa qua máy thái xuống băng tải qua lò sấy quay để đạt được độ ẩm 5% á 7% Sau đó qua máy nghiền lồng, qua sàng rung 1 mm thì được quay lại nghiền tiếp cho vào bunker chứa riêng.
Sét chịu lửa qua máy ép viên được đưa vào lò nung, nung đến kết khối để tạo ra samốt qua máy nghiền hàm đến gầu nâng,nghiền lăn qua sàng để lây cỡ hạt từ 1 á 4 mm. Nếu cỡ hạt > 4 mm thì được quay lại nghiền tiếp và cho vào bunker chứa riêng. Tiếp tục đến định lượng và đồng nhất phối liệu với tỷ lệ 70% samốt + 30% Sét kết dính, qua máy trộn ẩm khống chế độ ẩm giao động trong khoảng 6% á 7% tiếp tục cho vào bunker.
Máy ép (tạo hình): có các máy từ 60 tấn đến 630 tấn, sản phẩm ép xong được đưa lên xe sấy, có thể sấy tự nhiên hay sấy cưỡng bức.
Xếp lò nung và phân loại thành phẩm khi ra lò. Ngoài ra còn có các công tác phụ trợ phục vụ cho quá trình sản xuất chính như: công việc sửa chữa khuôn mẫu, mài khuôn, phục vụ khí nén và sửa chữa khác.
Trang bị kỹ thuật:
Số máy móc thiết bị dùng trong quá trình sản xuất được thống kê ở bảng sau:
Nhìn vào bảng cho thấy nhà máy đã trang bị đầy đủ máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất. Nhưng do điều kiện sản xuất thực tế bị thu hẹp nên năng lực thiết bị không được phát huy hết công xuất. Hầu hết các thiết bị đã sử dụng quá lâu chưa được đầu tư mới, thiếu phụ tùng thay thế. Do các thiết bị hầu hết là của Trung Quốc nên có những phụ tùng thay thế không được đồng nhất.
Bảng thống kê máy móc thiết bị
STT
Tên máy móc thiết bị
Đơn vị tính
Số lượng
1
Máy trộn ẩm
Cái
3
2
Máy thái
Cái
1
3
Băng tải
Cái
2
4
Máy nghiền lồng
Cái
1
5
Gầu xích
Cái
8
6
Máy đập hàm
Cái
1
7
Máy nghiền lăn
Cái
1
8
Máy ép viên (máy dập)
Cái
8
9
Lò nung 97 M3
Cái
5
10
Máy sấy quay
Cái
1
11
Cấp liệu dung điện từ
Cái
1
12
Máy đánh tơi
Cái
1
13
Máy ép thuỷ lực
Cái
1
14
Máy đo độ cứng
Cái
1
15
Máy phân tích quang phổ
Cái
1
16
Lò thiêu kết
Cái
1
17
Lò các Bitbo
Cái
1
18
Tủ sấy chân không
Cái
1
19
Hệ thống hút bụi vôi
Cái
1
20
Cầu trục ngoặm
Cái
4
21
Cầu trục xà
Cái
2
22
Ô tô Ifa
Cái
1
23
Ô tô Zin
Cái
2
24
Ô tô Uát
Cái
1
25
Ô tô Nisan
Cái
1
26
Trạm điện từ
Cái
7
27
Máy Fotô Copi
Cái
1
28
Máy vi tính
Cái
6
29
Máy công cụ
Cái
27
2.3.Các bước công nghệ:
Mỗi bước công nghệ đảm bảo một nhiệm vụ nhất định và gồm một hay một nhóm thiết bị đảm nhiệm. Mỗi giai đoạn công nghệ gồm nhiều bước công nghệ khác nhau, căn cứ vào tính chất công nghệ và đặc điểm của phương pháp sản xuất, các thiết bị dùng cho mỗi bước công nghệ khác nhau. Số bước công nghệ trong cả dây truyền có thể nhiều hay ít khác nhau.
2.3.1 Các bước công nghệ trong khâu chuẩn bị nguyên liệu:
Khai thác nguyên liệu: có nhiệm vụ tạo được nguyên liệu cần thiết từ khoáng sản thiên nhiên hay từ một quá trình sản xuất khác nhau tạo ra sản phẩm phụ.
Làm giàu nguyên liệu: có nhiệm vụ tinh chế lại để nguyên liệu đảm bảo được yêu cầu sản xuất và thành phần hoá học.
Sấy: Nhằm đảm bảo mất nước liên kết lý học phục vụ cho các yêu cầu sản xuất kỹ thuật của các thiết bị.
Nung sơ bộ: nhằm thay đổi một số tính chất ban đầu của nguyên liệu, hạn chế đến mức tối đa các khuyết tật của sản phẩm có thể dẫn đến từ nguyên liệu.
Nghiền và phân chia cỡ hạt: tiến hành sau khi sấy hay nung nguyên liệu, có loại không cần sấy hay nung vì bản thân nó đã đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Sau khi nghiền nhỏ nguyên liệu được phân chia thành các nhóm cỡ hạt khác nhau.
Chuẩn bị chất phụ gia theo mục đích công nghệ để nâng cao hay cải thiện tinh chất của vật liệu mộc hay sản phẩm cuối kỳ.
2.3.2 Các bước công nghệ trong khâu tạo hình:
- ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status